Công tác giám định bồi thường

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nghiệm dân sự(BHTNDS ) của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm bảo hiểm nhà rồng bảo long hà nội (Trang 50 - 56)

II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ

3, Công tác giám định bồi thường

Đây là chức năng cơ bản, số một của nghành bảo hiểm vì chi bồi thường kịp thời chính xác sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tuyên truyền, thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm. Công ty đã chú trọng thích đáng trong việc tổ chức giám định tai nạn, xác minh hoàn chỉnh hồ sơ thiệt hại, vận dụng tính toán các định mức bồi thường, thông báo khách hàng đến nhận tiền theo phân định lịch chi trả bồi thường, tạo điều kiện để chi trả đột xuất.

Công tác giám định nhằm giúp việc bồi thường được chính xác cả về mặt pháp lý lẫn mặt kinh tế, do vậy mà đòi hỏi người giám định phải giỏi về nghiệp vụ cũng như tinh thần trách nhiệm cao.

Trong công tác giám định, khâu giám định giải quyết tai nạn giao thông ở ngay hiện trường là khâu quan trọng nhất. Khi tai nạn xảy ra, các giám định viên của công ty phải kịp thời tới ngay hiện trường để thu thập các chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp với cảnh sát giao thông xác định nguyên nhân tai nạn, xác định lỗi của các bên có liên quan và thiệt hại thực tế phát sinh do tai nạn. Trường hợp cần thiết cơ quan bảo hiểm cùng chủ xe có thể ứng trước một

số tiền để cấp cứu người bị thương, chôn cất người chết (nếu có), hạn chế tổn thất gia tăng. Với những vụ tổn thất được giải quyết bằng phương pháp thương lượng, hoà giải dân sự giữa các bên thì cảnh sát giao thông hoặc cảnh sát điều tra nơi thụ lí tai nạn thông báo cho cơ quan bảo hiểm thống nhất về cách thức, phương pháp thực hiện để buổi hoà giải đạt kết quả tốt đồng thời cảnh sát giao thông cung cấp bản sao hồ sơ tai nạn cho cơ quan bồi thường bao gồm:

-Biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn.

-Biên bản khám nghiệm xe có liên quan trong vụ tai nạn.

-Biên bản kết luận điều tra (nếu có).

-Biên bản giải quyết tai nạn giao thông.

-Các chứng từ khác liên quan đến tai nạn.

Về tổ chức cồng tác giám định, công tác giám định được công ty sắp xếp theo một quy trình khoa học. Sau khi tiếp nhận thông tin báo cáo về tai nạn xảy ra và được xác định xe có tham gia bảo hiểm tại công ty mình, giám định viên phải:

- Xin ý kiến lãnh đạo đơn vị hoặc phòng để chỉ thị cho xe hay phối hợp với cơ quan liên quan để ngăn ngừa, đề phòng hạn chế tổn thất.

-Yêu cầu chủ xe, lái xe và các cơ quan chức năng đưa nạn nhân đi cấp cứu. - Tiến hành ghi nhận tình huống tai nạn, giám định sơ bộ tổn thất, mức độ thiệt hại về người và tài sản, chụp ảnh hiện trường và các tổn thất, ghi lại những thông tin cần thiết.

- Phối hợp với các bên liên quan trong công tác bảo vệ hiện trường, xác định tai nạn (tìm nhân chứng, tung tích nạn nhân, người có lỗi,… ).

- Cần kiểm tra xe bị tai nạn có đảm bảo là xe tham gia bảo hiểm không. - Có trách nhiệm liên hệ ngay với cảnh sát giao thông hoặc cơ quan công an giải quyết vụ việc để tìm hiểu về tình hình tai nạn, mức độ lỗi dự kiến cũng

như thông báo hướng dẫn cho khách hàng trong việc giải quyết tai nạn, thu thập hồ sơ chứng từ để đủ cơ sở pháp lý đòi bồi thường.

- Trong trường hợp cơ quan công an thụ lý tai nạn có yêu cầu thương lượng ngay, giám định viên phải báo cáo trung thực với lãnh đạo các cấp (theo phân cấp) để chỉ đạo trong việc thương lượng về mức độ lỗi hoặc mức độ bồi thường.

Chính điều này đã giúp công ty nâng cao uy tín và đứng vững trên thị trường bảo hiểm. Trong các năm qua, công ty đã tiếp tục củng cố và chấn chỉnh quy trình giải quyết bồi thường, không ngừng nâng cao chất lượng công tác bồi thường, đặc biệt là năm 2005 đã sắp xếp lại theo mô hình cơ cấu tổ chức mới: mỗi phòng khai thác đều có cán bộ giám định và giải quyết bồi thường riêng cho khách hàng của phòng mình. Ðiều này sẽ khiến cho phòng có điều kiện chăm sóc khách hàng của phòng mình tốt hơn, giải quyết bồi thường nhanh, kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, trong các năm qua, công tác này còn một số tồn tại. Ðó là chất lượng giám định chưa cao, đặc biệt là tính pháp lý của hồ sơ còn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời thu thập thông tin và các yếu tố liên quan đến vụ tai nạn; xuất hiện nhiều hồ sơ tai nạn bị ứ đọng chưa giải quyết; đòi hỏi công ty phải tích cực đấu tranh phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực đó. Tình hình bồi thường trong các năm gần đây về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo Long Hà Nội như sau:

Bảng 5. Tình hình bồi thường nghiệp vụ trong năm 2002 _ 2005. * Ô Tô Năm Số vụ tổn thất (vụ) Số tiền bồi thường bình quân 1000đ/vụ Tỷ lệ giải quyết bồi thường (%) Tỷ lệ tồn đọng (%) Số tiền bồi thường (1000đ) Doanh thu (1000đ) Tỷ lệ bồi thường (%) Tồn năm trước Phát sinh Giải quyết 2002 101 83 7785 82,18 17,82 372862,534 1872740 19,91 2003 18 150 153 4696 91,07 8,93 714787,7 2458850 29,07 2004 15 184 190 5093 95,477 4,523 965518,16 3104560 31,1 2005 9 226 223 5498 94,89 5,11 1222472,075 4041230 30,25

* Xe máy Năm Số vụ tổn thất (vụ) Số tiền bồi thường bình quân 1000đ/vụ Tỷ lệ giải quyết bồi thường (%) Tỷ lệ tồn đọng (%) Số tiền bồi thường (1000đ) Doanh thu (1000đ) Tỷ lệ bồi thường (%) Tồn năm trước Phát sinh Giải quyết 2002 431 279 433,12 64,73 35,27 120687 787250 15,33 2003 152 291 326 528,55 70,56 29,44 172347,17 921150 18,71 2004 117 310 306 526,29 71,66 28,34 160908,4 1325440 12,14 2005 121 609 632 505,8 86,58 13,42 319360 1528770 20,89

Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng số vụ tai nạn rất lớn, năm sau cao hơn năm trước.

Cùng với số vụ tai nạn gia tăng là sự gia tăng số tiền bồi thường của công ty. Ðối với xe máy, năm 2002 có số vụ tai nạn phát sinh ít nhất với số tiền bồi thường 120.687.000 đồng và tăng lên là 319.360.000 đồng vào năm 2005. Số tiền bồi thường của công ty tăng lên do số vụ tai nạn phát sinh tăng qua các năm và tổn thất bình quân cho mỗi vụ mỗi năm một cao hơn. Ðối với ôtô, cũng gặp phải tình trạng tương tự, năm 2002 số tiền bồi thường cho tai nạn ôtô của Bảo Long là 372862000 đồng và tăng đến 1.222.472.000 đồng vào năm 2005. Sự biến động của số tiền bồi thường kết hợp với sự biến động của doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ gốc làm cho tỷ lệ bồi thường cũng bị biến động. Cụ thể tỷ lệ này tương ứng từ năm 2002 đến năm 2005như sau:

- ô tô : 19,91%; 29,07%; 31,1%; 30,25%

- Xe máy : 15,33%; 18,71%; 12,14%; 20,89%

Ta thấy những tỉ lệ này hiện đang ở mức chưa cao. Song vấn đề này đòi hỏi Bảo Long phải có nhũng biện pháp duy trì và khắc phục nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng ta cũng thấy một dấu hiệu đáng mừng là công tác giải quyết bồi thường ngày càng đáp ứng được yêu cầu thực tế. Số hồ sơ tồn đọng giảm đi một cách đáng kể (từ tồn đọng 18 hồ sơ ôtô và 152 hồ sơ xe máy năm 2002 thì đến năm 2005 giảm xuống còn 9 hồ sơ ôtô và 121 hồ sơ xe máy). Số tiền bồi thường cho trong vụ ngày một tăng. Số hồ sơ tai nạn giải quyết dứt điểm trong năm tăng _ thể hiện sự hoạt động tích cực của công tác bồi thường của công ty Bảo Long . Nhưng số tiền bồi thường tăng cũng có thể phản ánh mức độ nghiêm trọng bình quân một vụ tai nạn tăng lên rất nhiều. Ðiều này là không tốt chút nào.

Tóm lại, công tác bồi thường của Bảo Long phần nào còn hạn chế. Bảo Long cần có biện pháp kịp thời, cụ thể để cải thiện tình hình này như: khai thác không nên chạy theo doanh thu, khắc phục hạn chế ở khâu đề phòng và hạn chế tổn thất…

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nghiệm dân sự(BHTNDS ) của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm bảo hiểm nhà rồng bảo long hà nội (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)