bàn huyện Kỳ Sơn hiện nay
Giải pháp chung:
* Phòng Tài chính Kế hoạch phối hợp với Chi cục thuế tham mưu cho HĐND giao dự toán thu cho các xã, thị trấn. Điều tra, khảo sát các tổ chức cá nhân kinh doanh, tổ chức kê khai lập bộ cho các hộ khoán. Kiên quyết thu dứt điểm thuế Môn bài trong tháng 01 năm 2010.
* Tiến hành đánh giá, phân tích, những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn để từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm chống thất thu, khai thác nguồn thu .
* Tiếp tục phối hợp với các ban, ngành kịp thời tháo gỡ các khó khăn, tổ chức đối thoại doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng và nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. * Phát động phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN được giao ngay từ tháng 01 đầu năm 2010.
Giải pháp cụ thể:
1. Về công tác thanh tra, kiểm tra
* Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của người nộp thuế, phân tích thông tin và tờ khai hàng tháng để lựa chọn những đối tượng có dấu hiệu gian lận thuế. Xử lý nghiêm việc nộp chậm, không nộp tờ khai..., đảm bảo 100% tổ chức, cá nhân nộp tờ khai thuế đúng thời hạn.
thuế để phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để kịp thời có các biện pháp xử phạt, chấn chỉnh nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế.
* Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc ghi chép hoá đơn, chứng từ, tránh tình trạng ghi trong nhỏ ngoài to. Việc cấp phát bán hoá đơn phải đúng thủ tục, cấp xong phải theo dõi kiểm tra thường xuyên, tránh tình trạng lãng quên . * Tổ chức cấp mã số thuế cho các đối tượng mới ra kinh doanh theo đúng quy định tại Nghị quyết số 59/NQ-CP của Chính phủ. Giải quyết nhanh chóng các vướng mắc cho người nộp thuế . Tiếp tục cấp mã số thuế TNCN, khảo sát những cá nhân đến ngưỡng chịu thuế để đưa vào lập bộ trong tháng 01 năm 2010.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh trái phép, không niêm yết giá , trốn thuế, gian lận thuế.
2. Về cán bộ và công tác đào tạo
Nâng cao trình độ, năng lực, nhận thức của cán bộ thuế. Muốn vậy, cần phải
chú trọng đến các vấn đề sau:
* Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thuế có đủ trình độ chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về công tác tuyên truyền, thuyết phục, hướng dẫn và giúp đỡ đối tượng hiểu rõ hơn về việc nộp thuế là một việc làm cấp thiết để ổn định, và xây dựng đất nước.
* Cán bộ thuế phải nhận thức sâu sắc nguồn thuế được thu là mồ hôi nước mắt, là công sức của nhân dân lao động. Người dân nộp thuế cho Nhà nước là để Nhà nước thay mặt nhân dân trực tiếp đầu tư phát triển góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Do đó, cán bộ thuế phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn vững chắc những đồng tiền này.
dựng được chính sách thuế khoa học, có đạo lý, phục vụ đắc lực sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện phát triển nguồn thu.
* Cán bộ thuế phải nắm được đối tượng nộp thuế, chịu thuế. Không thể nhầm cũng như không được bỏ sót, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời nộp vào ngân sách Nhà nước.
* Phải kiểm tra, giám sát được hoá đơn chứng từ, hệ thống sổ sách, kế toán, từng bước chuyển biến trong nhận thức và hoạt động kinh doanh.
* Người cán bộ thuế phải làm chủ được hệ thống công nghệ trong ngành, đảm bảo xử lý được quan hệ giữa người nộp thuế và người thu thuế bằng công nghệ hiện đại
* Cán bộ thuế không được vi phạm những quy định của ngành, của Đảng và pháp luật Nhà nước. Gắn liền với xây dựng lực lượng cán bộ, phải thực hiện luân chuyển cán bộ trong nội bộ ngành, tạo ra tình thể mới để nâng cao trình độ
3. Về điều kiện làm việc
Lãnh đạo cơ quan đơn vị cần quan tâm đến nơi ăn, chốn ở cũng như nơi làm
việc của CBCNVC. Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa về thu nhập cá nhân cho mỗi cán bộ thuế, để cán bộ công nhân viên ngành thuế an tâm công tác, đóng góp nhiều công sức hơn nữa cho sự việc thực nhiệm vụ mục tiêu của chi cục thuế nói riêng, và sự phát triên của ngành thuế và nền kinh tế nước nhà nói chung.
4. Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
* Đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn về thuế, đặc biệt là cách tiếp cận để đề ra các biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ, phục vụ người nộp thuế một cách hiệu quả, thiết thực. Tổ chức tôn vinh, động viên và khuyến khích kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Đồng thời kiên quyết xử lý mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
* Tuyên truyền rộng rãi sự cần thiết phải sử dụng hoá đơn, để quản lý tốt các doanh số mua vào bán ra, tránh trường hợp khai tăng chi phí để giảm thuế.
Một số giải pháp khác:
Về chương trình cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế
* Triển khai thực hiện quản lý thuế TNCN, các Luật thuế GTGT, TNDN, TTĐB mới sửa đổi, bổ sung ngay từ đầu năm theo đúng quy định của pháp luật. * Thực hiện nghiêm túc việc công khai hoá các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế. Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận ‘‘Một cửa” tại Văn phòng Chi cục thuế.
* Xây dựng, bổ sung các quy chế ngay trong tháng 01 để ổn định đi vào thực hiện theo quy chế . Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là kiểm tra việc chấp hành công vụ, chấp hành pháp luật của cán bộ thuế.
* Triệt để ứng dụng CNTT vào quản lý thuế như kê khai thuế, quản lý nợ thuế, thanh tra, kiểm tra... Tiếp tục triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Về công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
* Thực hiện theo quy chế của Chi cục trên cơ sở quy chế của Ngành sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các khoản kinh phí, tài sản và nguồn nhân lực được giao theo đúng quy định của Nhà nước, của ngành; công khai hoá các khoản chi tiêu, đầu tư, mua sắm; thực hiện tốt Quy chế dân chủ tại Văn phòng Chi cục Thuế; giảm thiểu các khoản chi tiêu mang tính hình thức gây lãng phí, không đem lại hiệu quả cần thiết.
* Tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm trước pháp luậ và theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ cán bộ, công chức thuế. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành công vụ đối với cơ quan thuế, cán bộ thuế, chú trọng
những khâu dễ xẩy ra lãng phí, tham nhũng; Đối với những cán bộ có biểu hiện nhũng nhiễu, gây phiền hà thì không bố trí vào các khâu công việc dễ nảy sinh tiêu cực.
* Thường xuyên tổ chức thăm dò lấy ý kiến người dân về thủ tục hành chính thuế, chính sách thuế và thái độ ứng xử của cán bộ cơ quan thuế... Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm của người đứng đầu đối với việc để xảy ra tham nhũng, lãng phí, các hành vi gây phiền hà cho người nộp thuế.
* Tiếp tục tổ chức, triển khai sâu, rộng cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'' nhằm tăng cường giáo dục đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế nói chung và Chi cục thuế nói riêng trong việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cũng như bản lĩnh của người cán bộ thuế trong điều kiện hiện nay.