Max-giờ = n

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn TCXDVN-51:2008 BỘ XÂY DỰNG pps (Trang 83 - 85)

C ống xả nước thải, nước mưa và giếng tràn nước mưa.

Q max-giờ = n

n Qmax−ngay (8-2) Trong đó: Qmax-giờ– Lưu lượng giờ lớn nhất; Qmax-ngày – lưu lượng ngày lớn nhất; n – Hệ số lấy như sau:

ƒ Khi số người sử dụng trên 3000 n = 14 ƒ Khi số người sử dụng trên 1500 – 3000 n = 12 ƒ Khi số người sử dụng dưới 1500 n = 10

Ghi chú:

Khi mạng lưới thoát nước được xây dựng trong đất không có nước ngầm thì tiêu

chuẩn thải nước chỉ nên tính bằng 70 – 80% tiêu chuẩn cấp nước tương ứng với từng đối tượng.

8.11 Khử trùng nước thải theo quy định ở các điều 7.196- 7.202 của Tiêu chuNn này.

Đối với nước thải của các bệnh viện hoặc nước thải của các công trình khác chứa nhiều vi trùng gây bệnh thì cần phải có thiết bị khử trùng hoàn chỉnh. Đối với nước thải sinh hoạt thì tuỳ theo số lượng nước thải và điều kiện cụ thể mà xác định cho thích hợp.

Trong trường hợp cần thiết phải khử trùng có thể dùng đến tia cực tím cao áp thạch anh hoặc hạ áp argon thuỷ ngân. Năng lượng dùng để khử trùng dao động từ 30-60W.h/m3 với nguồn điện thế 110, 220, 380V.

Đặc điểm thiết kế các công trình xử lý của hệ thống thoát nước chung, riêng một nửa.

8.12 Các công trình và phương pháp xử lý nước thải của hệ thống thoát nước chung và riêng một nửa cũng giống nhưđối với nước thải sinh hoạt.

8.13 Nồng độ các chất bNn chủ yếu trong nước mưa nên xác định trên cơ sở phân tích lý – hoá hay bằng các tính toán tương đương.

Khi xác định nồng độ nhiểm bẫn cần chú ý các điểm sau đây:

- Lượng mưa trung bình vào các mùa trong năm với số liệu quan trắc nhiều năm ;

- Tính chất mặt phủ của lưu vực thoát nước ; - Điều kiện vệ sinh môi trường khu vực ;

- Đối với các xí nghiệp công nghiệp nồng độ nhiễm bNn của nước mưa phải bổ

sung thêm sự nhiễm bNn do các chất thải công nghiệp gây ra.

8.14 Lưu lượng nước mưa tới các công trình xử lý của hệ thống thoát nước chung và riêng một nửa theo xác định dựa vào hệ số pha loãng n ở cống xả nước mưa xây dựng trước các công trình xử lý hay trạm bơm chính.

8.15 Khi tính toán các công trình riêng biệt của hệ thống thoát nước chung và riêng một nửa cần lưu ý các đặc điểm sau:

- Song chắn rác và bể lắng cát nên tính cho tổng lưu lượng của nước thải và nước mưa

- Bể lắng cát được thiết kế để có khả năng giữ lại các hạt cát có đường kính tương đương 0,15 – 0,2mm, khối lượng cát lấy từ 0,03 – 0,04 lít/người.ngày,

độNm 60%.

- Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được tính toán theo lưu lượng nước thải về mùa khô. Về mùa mưa, một phần hỗn hợp nước thải và nước mưa được vận chuyển trực tiếp từ bể lắng đợt một về công trình khử trùng.

- Các công trình xử lý cặn (ngăn chứa bùn của bể lắng hai vỏ, bể mêtan, sân phơi bùn, ...) tính theo khối lượng cặn tạo thành khi có cả nước mưa. Để tính toán sơ bộ có thể lấy thể tích các công trình này lớn hơn từ 10 – 20% so với trị

số tính được theo lưu lượng mùa khô.

- Các đường ống, máng phân phối và thu nước trong trạm xử lý tính theo lưu lượng tổng và lấy tăng khả năng tải nước lên 20 – 25%.

- Khi lưu lượng nước mưa đưa tới trạm xử lý với hệ số pha loãng 1 – 1,9 nên xây dựng bể điều hoà nước mưa trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn TCXDVN-51:2008 BỘ XÂY DỰNG pps (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)