Ểlọc sinh học – Các yêu cầu chung

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn TCXDVN-51:2008 BỘ XÂY DỰNG pps (Trang 60 - 61)

C ống xả nước thải, nước mưa và giếng tràn nước mưa.

B ểlọc sinh học – Các yêu cầu chung

7.104 Bể lọc sinh học (loại bể lọc nhỏ giọt và bể lọc cao tải) dùng để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học mức độ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn .

Bể lọc sinh học nhỏ giọt cho phép sử dụng để xử lý sinh học hoàn toàn nước thải ở các trạm có công suất không lớn (thường không quá 1.000m3/ngày). Bể lọc sinh học cao tải có thể áp dụng cho những trạm có công suất lớn (tới 30.000m3/ ngày và lớn hơn).

Đối với nước thải sản xuất có thể thiết kế bể lọc sinh học theo 2 bậc.

7.105 Bể lọc sinh học nên thiết kế dưới dạng bể tròn hoặc bể chữ nhật, có thành bể, sàn lọc và sàn bể. Sàn lọc có khe hở để đổ vật liệu lọc. Quy định kích thước cấu tạo như sau:

-Chiều cao không gian giữa sàn lọc và sàn bể nhỏ hơn 0,6m.

-Độ dốc của sàn bể về phía máng thu nước không được nhỏ hơn 0,01.

-Độ dốc theo chiều dọc của máng thu lấy theo khả năng tối đa mà cấu tạo bể

cho phép nhưng không nhỏ hơn 0,005.

-Thành bểở phía trên cao hơn lớp vật liệu lọc là 0,5m .

7.106 Bể lọc sinh học nhỏ giọt thiết kế thông gió tự nhiên, bể lọc sinh học cao tải – thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo.

Thông gió tự nhiên thực hiện qua các cửa thông gió bố trí đều khắp bề mặt thành bể (chủ yếu trong phạm vi sàn lọc, sàn bể).Tổng diện tích thông gió trong phạm vi sàn bể và sàn lọc lấy 1- 5% diện tích bể lọc.

Khi thông gió nhân tạo thành bể phải kín, dùng quạt gió thổi không khí vào khoảng không gian giữa sàn lọc và sàn đáy bể với áp lực 100mm cột nước (ở

chỗ cửa vào). Ởống dẫn ra khỏi bể có khoá thủy lực với chiều sâu 200mm. 7.107 Vật liệu lọc có thể dùng: đá dăm, cuội, sỏi, xỉ đá keramzit, chất dẻo (có khả

năng chịu được nhiệt độ 6 – 300C mà không mất độ bền). Các loại vật liệu lọc tự nhiên và nhân tạo (trừ chất dẻo) phải:

- Chịu được tải trọng không nhỏ hơn 10 N/cm2 với trọng lượng chất đống đến 10.000N/m3 trong trạng thái tự nhiên.

- Chịu được dung dịch Natri Sunfat bão hoà, tNm ít nhất 5 lần.

- Chịu được khi đun sôi trong vòng 1 giờ trong dung dịch axit Clohydric 5%; có trọng lượng lớn gấp 3 lần trọng lượng của vật liệu đem thử.

Sau tất cả các thử nghiệm, vật liệu lọc không được có hư hại rõ rệt và trọng lượng không được giảm 10% so với lúc đầu.

7.108 Vật liệu lọc cần có chiều cao giống nhau cỡ hạt đồng đều theo chiều cao bể. Riêng lớp vật liệu lọc đỡ ở phía dưới, chiều dày 0,2m cần có cỡ hạt lớn hơn (70 – 100mm).

7.109 Cỡ hạt của vật liệu lọc dùng trong bể lọc sinh học nên lấy theo bảng 7.21.

Bảng 7.21. Kiểu bể lọc và loại vật liệu lọc Đường kính quy ước của loại vật liệu lọc D (mm)

Số % theo trọng lượng của vật liệu lọc bị giữ lại trên

giàn có đường kính lỗ d(mm)

+ Bể lọc sinh học cao tải vật liệu đá, cuội + Bể lọc sinh học nhỏ giọt vật liệu đá dăm, sỏi + Bể lọc sinh học nhỏ giọt vật liệu kêramzit. 40-70 25-40 20-40 0-5 - - 40-70 - - 95-100 0-5 0-8 - 40-70 không quy định - 95-100 không quy định - 98-100 Ghi chú:

1. Số lượng hạt dẹt và dài trong vật liệu lọc không được nhỏ hơn 5%.

2. Đối với lớp vật liệu lọc đỡở phía dưới trong mọi trường hợp phải dùng loại có cỡ hạt từ 70 - 100mm.

7.110 Việc phân phối nước thải trên bề mặt vật liệu lọc được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Khi phân phối nước bằng các loại vòi phun phải thiết kế:

- Áp lực tự do ban đầu tại vòi phun cuối cùng không dưới 0,5m. - Đường kính lỗ vòi 18 – 40 mm.

- Chiều cao vòi phun nhô trên bề mặt lớp vật liệu lọc một khoảng 0,15 - 0,2m. - Đối với các bể lọc nhỏ giọt khi lưu lượng nước đến lớn nhất, thời gian tưới là 5-6 phút.

Khi dùng thiết bị tưới kiểu phản lực phải chọn :

- Số và đường kính ống tưới phân phối xác định theo tính toán với điều kiện vận tốc của nước thải tại đầu ống là 0,5 – 1m/s.

- Số và đường kính lỗ trên ống tưới xác định theo tính toán với điều kiện vận tốc qua lỗ không dưới 0,5 m/s, đường kính lỗ không dưới 10mm.

- Áp lực tại lỗ phun phải xác định theo tính toán nhưng không dưới 0,5m. - Vị trí đặt ống tưới phải cao hơn bề mặt lớp vật liệu lọc là 0,2m.

7.111 Sốđơn nguyên bể lọc không dưới 2 và không quá 8, tất cảđều hoạt động.Tính toán máng phân phối và tháo nước của bể lọc sinh học theo lưu lượng lớn nhất.

Cần có thiết bịđể xả cặn và để rửa đáy bể lọc sinh học khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn TCXDVN-51:2008 BỘ XÂY DỰNG pps (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)