Trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới việc xác định xuất xứ hàng hoá đóng một vai trò vô cùng quan trọng và thường gắn liền với chế độ ưu đãi thuế quan của các quốc gia hoặc khối khu vực kinh tế. Để cho phép hàng hoá nhập khẩu được áp dụng ưu đãi thuế quan thì một trong những tài liệu xác định xuất xứ là chứng nhận xuất xứ (C/O).
Hội đồng châu Á Thái Bình Dương về thuận lợi hoá thương mại và kinh doanh điện tử (Asia Pacific Council for Trade Facilitation and Electronic Business (AFACT) định nghĩa về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá như sau: “ Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hoá là một trong những chứng từ được yêu cầu bởi các ngân
hàng hay các cơ quan có thẩm quyền trong quan hệ thương mại giữa người xuất
khẩu và người nhập khẩu”. Theo định nghĩa của Wikipedia: “Giấy chứng nhận xuất
xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài liệu sử dụng
trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa.”. Theo
phòng Thương mại Quốc tế (ICC) thì chứng nhận xuất xứ (C/O) là một chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế xác nhận rằng một hàng hoá trong xuất khẩu được sản xuất hoàn toàn, khai thác và chế biến tại một quốc gia nhất định. Nhiều hiệp định quốc tế, nhiều văn bản pháp luật của các quốc gia đã đưa ra khái niệm về C/O, nhưng hiện nay vẫn chưa thể đi đến một quy định thống nhất về C/O. Điều này xuất phát từ thực tế là do C/O có nhiều mẫu khác nhau, mỗi mẫu lại có một quy định riêng. Cơ quan cấp C/O cũng không thống nhất trên thế giới. Do đó, tuỳ theo mỗi loại C/O hay tuỳ theo quy định của từng quốc gia mà sẽ có khái niệm cụ thể khác nhau về C/O và để có một khái niệm chung thống nhất về C/O là rất khó.
Nội dung của C/O thường bao gồm: tên và địa chỉ của người bán, tên và địa chỉ của người mua, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tiêu chí xuất xứ, xác nhận của tổ chức cấp C/O. Nội dung trên C/O phải phù hợp với quy định của hợp đồng hay thư tín dụng (L/C) và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại, .v .v .Một bộ C/O thường bao gồm một bản gốc và các bản sao.
Bản gốc được phân loại theo mầu, theo mẫu, được đóng dấu hay in chữ “Original”. Các bản sao cũng được phân loại theo cách tương tự, thường có mầu trắng và được phân biệt với bản gốc bằng cách đóng dấu “copy”. Trong một số trường hợp các bản sao được phân biệt bằng cách đóng dấu số thứ tự như duplicate, triplicate .v. v . hoặc cũng có thể có mầu khác nhau đã quy định từ trước.
Các tổ chức cấp có trách nhiệm:
• Hướng dẫn cho người nộp đơn nếu có yêu cầu;
• Cấp C/O khi hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ áp dụng;
• Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc cấp C/O; • Xác định xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
• Trao đổi các thông tin liên quan đến việc cấp C/O với các tổ chức cấp khá
1.3. Nội dung quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định EVFTA 1.3.1. Quy định liên quan đến xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định EVFTA