Tình hình xuất khẩu hàngdệt may của Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 47)

Quý I/2021)

2.1.1.1. Giai đoạn 2016-2020

Ngành dệt may có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam khi vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa thu hút nhiều lao động và quan trọng hơn, đem lại nguồn ngoại tệ lớn thông qua hoạt động xuất khẩu. Nhìn chung, qua nhiều năm phát triển, ngành Dệt may Việt Nam hiện có nhiều lợi thế như: chủng loại đa dạng, phong phú, thị trường xuất khẩu tương đối rộng lớn, có thể kể đến như Mỹ, khu vực Châu ÂU, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong đó, EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong kim ngạc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam qua các năm gần đây.

Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường châu Âu

Đơn vị tính: tỷ USD Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Bộ Công Thương (2016-2020)

3.67 3.9 4.098 4.262 3.83 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 4 4.1 4.2 4.3 4.4 2016 2017 2018 2019 2020

Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng đều qua các năm và hiện trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta. Từ năm 2016 đến 2019, ngành dệt may Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng triển vọng. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu trong các năm lần lượt là 3,74 tỷ USD, 3,93 tỷ USD, 4,1 tỷ USD, và 4, 26 tỷ USD. Năm 2019, Việt Nam ghi nhận mức doanh thu cao nhất hơn 4,26 tỷ đô từ thị khó tính này. Trong nhiều năm liền, thị trường Châu Âu đứng vị trí thứ 2 trong top 5 thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều nhất, chỉ xếp sau Mỹ. Điều này có thể được lý giải do chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của chính phủ, ngành dệt may được hưởng lợi nhiều từ các hiệp định thương mại tự do. Hiệp định EVFTA được cho là bước tiến quan trọng trong định hướng thâm nhập sâu hơn vào thị trường Châu Âu.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng nổ vào đầu năm 2020, đã mang đến rất nhiều ảnh hưởng tiêu. Những ưu đãi từ thỏa thuận cắt giảm thuế quan chưa được phác họa rõ ràng khi lần đầu tiên trong lịch sử 25 năm qua, ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng âm. Sáu tháng đầu năm 2020, các quốc gia Châu Âu thực hiện giãn cách xã hội, khuyến cáo người dân ở nhà. Đây là lý do mà các doanh nghiệp may mặc nhận thông báo cắt giảm đơn hàng, chậm trễ thanh toán hoặc chấm dứt hợp đồng. Có thể khẳng định, đại dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến cầu của ngành may mặc Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dự trữ, giãn cách xã hội, tâm lý không chắc chắn về diễn biến tương lai.

2.1.1.2. Giai đoạn từ tháng 8/2020- quý 1/2021

Tăng trưởng ngành dệt may đã có sự phục hồi đáng kể từ tháng 8/2020, thời điểm hiệp định EVFTA đi vào thực thi. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 360 triệu USD, 306 triệu USD và hơn 310 triệu USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tính đến 30 tháng 12 năm 2020, sau gần 5 tháng thực thi Hiệp định, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 11 năm 2020, các cơ

quan tổ chức đã cấp trên 54.000 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 2,1 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 quốc gia và Anh.

Trong số liệu thống kê sơ bộ trong tháng 12/2020, kim ngạch xuát khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU ước đạt 270 triệu USD, tăng 3,05% so với tháng 11/2020 và giảm 11,48% so với tháng 12/2019. Tính chung năm 2020 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này đạt 3.08 tỷ USD, giảm 12,77% so với năm 2019.

Biểu đồ 2.2. Diễn biến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU 2019-2020

ĐVT: Triệu USD Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải Quan

Ngành dệt may trong quý 1/2021 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước. Dù dịch bệnh vẫn còn, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp đã tìm được hướng đi phù hợp trong khi thị trường dệt may thế giới đã dần sôi động trở lại. Tuy số lượng và đơn giá sản phẩm chưa trở lại bằng ngưỡng năm 2019, nhưng tín hiệu thị trường đã dần hồi phục

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 3 đạt 2,72 tỷ USD, tăng 49,6% so với tháng trước, tương ứng tăng 903 triệu USD và là một trong 4 nhóm hàng có mức tăng cao nhất so với tháng 2. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2021 lên 7,21 tỷ USD, tăng nhẹ 1,4% so với

cùng kỳ năm trước. Tính trong quý I/2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 3,51 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 48,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 794 triệu USD, giảm 13,7%; thị trường Hàn Quốc tiêu thụ 706 triệu USD, giảm nhẹ 0,5%; thị trường EU tiêu thụ 680 triệu USD, tăng 3,1%. Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU chỉ đứng vị trí thứ 4 sau thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc trong quý 1/2021, thay vì xếp thứ 2 như thống kê 5 năm trước đó. Nguyên nhân là do tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trong đó có các thành viên EU, các hoạt động giãn cách xã hội được tái áp dụng sẽ khiến cho nhu cầu về các loại hàng hóa không phải hàng thiết yếu giảm mạnh trong đó có các sản phẩm may mặc thời trang. Nhu cầu tiêu dùng tại thị trường này vì đó mà bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giãn cách xã hội, cùng những chính sách thắt lưng buộc bụng của các hộ gia đình.

2.1.2. Cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường EU

Số liệu bảng 2.1 về chủng loại các mặt hàng xuất khẩu năm 2020 cho thấy hơn 80% giá trị xuất khẩu của ngành may mặc là từ áo Jacket, áo thun, quần dài, áo sơ mi, quần áo trẻ em, đồ bảo hộ lao động. Các sản phẩm cao cấp như váy, đồ vest được xuất khẩu với số lượng rất hạn chế, khoảng 5% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc.

Cụ thể, năm 2020, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU giảm 450,7 triệu USD so với năm 2019, chủ yếu do xuất khẩu nhiều chủng loại mặt hàng giảm như mặt hàng áo Jacket, quần, áo sơ mi, đồ lót… Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu mặt hàng áo Jacket, đồ lót, quần, áo sơ mi giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn tới tốc độ xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu áo Jacket của Việt Nam sang EU đạt 841 triệu USD, giảm tới 152,5 triệu USD so với năm 2019. Sản phẩm quần và áo thun chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong kim ngach xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam, chỉ sau áo Jacket. Hai mặt hàng này ghi nhận mức giảm hơn 1,28 triệu USD so với năm 2019. Đặc biệt, trong khi xuất khẩu hầu hết các chủng loại hàng dệt may thông thường của Việt Nam sang thị

trường EU giảm thì xuất khẩu mặt hàng quần áo bảo hộ lao động (bao gồm cả đồ bảo hộ y tế) tăng cao trong năm 2020. Mặt hàng khẩu trang y tế, khẩu trang vải cũng là một trong những sản phẩm được xuất khẩu chủ lực sang Châu Âu trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng nổ mạnh mẽ ở các quốc gia này. Năm 2020, xuất khẩu mặt hàng đồ bảo hộ của Việt Nam sang EU đạt 227,9 triệu USD, tăng thêm 72,49 triệu USD so với năm 2019, bằng 21,2% kim ngạch xuất giảm tất cả các mặt hàng, hỗ trợ vào việc làm chậm lại đà suy giảm xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU (Phụ lục 2).

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ lực của Việt Nam sang EU năm 2020

Chủng loại Ước năm 2020 (Nghìn USD)

Tỷ trọng xuất khẩu năm 2020 (%) Tổng 3.080.253 100,00 Áo Jacket 841.575 27,32 Quần 563.845 18,31 Áo thun 436.511 14,17 Quần áo BHLĐ 227.941 7,40 Áo sơ mi 178.583 5,80 Đồ lót 162.345 5,27 Quần áo trẻ em 140.140 4,55 Quần Short 98.115 3,19 Găng tay 82.328 2,67 Váy 70.113 2,28

Quần áo bơi 49.801 1,62

Quần áo Vest 44.884 1,46

2.1.3. Năng lực cạnh tranh của mặt hàng dệt may Việt Nam

2.1.3.1. Năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam - Thị phần xuất khẩu của ngành dệt may

Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam

Đơn vị tính: tỷ USD Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam- Bộ Công Thương(2016-2020)

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy ngành dệt may Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng dao động từ 8-13% mỗi năm. Đặc biệt năm 2018, ngành ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất giai đoạn 2016- 2020 là 36,2 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2017. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2020 đã từng được dự báo là một năm bùng nổ của ngành dệt may Việt Nam khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đi vào thực thi. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến cho mức tăng trưởng của toàn ngành dệt may giảm thấp nhất trong suốt 25 năm qua.

28.1 31.8 36.2 38.8 35 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2020

Nguồn Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020- Bộ Công Thương

Năm 2020, xuất khẩu hàng dệt, may của Việt nam đạt 29,81 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm 2019. Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch lớn nhất trong số các thị trường, đạt 13,99 tỷ USD, giảm 5,8% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may của cả nước. đứng thứ hai là thị trường Eu, đạt 3,08 tỷ USD, giảm 11,7% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may. Tiếp đến là thị trường nhật Bản đạt 3,53 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm trước và chiếm 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may. Xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 2,86 tỷ USD, giảm 14,8% và chiếm 9,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may (Phụ lục 1).

Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Việt Nam chiếm trên 20% thị phần hàng may mặc vào Hoa Kỳ. Một trong những nguyên nhân là việc các nhãn hàng may mặc đã và đang chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt nam nhằm tránh ảnh hưởng của cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung. Nhìn chung năm 2020, xuất khẩu dệt may

Mỹ 35% EU 8% Nhật Bản 9% Hàn Quốc 7% Trung Quốc 3% Asean 3% Canada 2% Khác 33%

sang hầu hết thị trường giảm so với năm 2019. Giảm nhiều phải kể đến một số thị trường như Tanzania giảm 77%; Angola giảm 75%; Argentina giảm 44%; Senegan, Philippines, Slovakia cùng giảm hơn 39%; một số thị trường châu Âu giảm đáng kể khác như Anh, Hy Lạp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Na-uy, Áo giảm từ 28 - 37%.

- Nguồn lao động dồi dào

Với dân số hơn 97 triệu người (năm 2020), Việt Nam là một nước đang ở trong giai đoạn dân số vàng, lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số trên 50% (Tổng cục Thống kê, 2019), tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn hiện nay khoảng 1,33%. Nguồn nhân lực trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, tiếp thu nhanh những công nghệ mới, di chuyển dễ dàng. Nếu được bồi dưỡng về văn hóa, đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn sẽ góp phần tăng năng suất lao động cùa Việt Nam. Như vậy có thể thấy, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện tại chỉ có thể đem lại lợi thế cạnh tranh về mặt số lượng và ở phẩm chất nghề nghiệp. Hai lợi thế này tạo tiền đề để phát triển về mặt chất lượng, phát triển yếu tố cơ bản thành cao cấp, phổ thôngthành chuyên biệt, đây sẽ là một vấn đề cấp thiết cần được ưu tiên giải quyết.

- Chi phí lao động thấp, giá bán thành phẩm cạnh tranh

Đặc thù ngành dệt may là ngành thâm dụng khá nhiều lao động. Chi phí lao động là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến việc các doanh nghiệp dệt may quyết định đầu tư và lựa chọn các đối tác để sản xuất sản phẩm dệt may. Mức lương mà người lao động ngành dệt may Việt Nam nhận được so với thế giới là tương đối thấp. Ngoài ra, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, diện tích giáp biển lớn và gần công xưởng gia công nguyên liệu thế giới là Trung Quốc. Vì vậy, chi phí mua nguyên liệu đầu vào không cao. Như vậy, chi phí trả cho người lao động và chi phí mua nguyên liệu đầu vào không cao, dẫn đến giá thành của sản phẩm may mặc của nước ta rất cạnh tranh.

- Chính sách nhà nước tác động đến sản phẩm dệt may

Tình hình chính trị tại Việt Nam luôn ổn định và bản thân nhà nước Việt Nam cũng nhận thấy ngành dệt may là ngành có lợi thế góp phần đáng kể trong gia tăng

kim ngạch xuất khẩu trong nước. Đảng và Chính Phủ luôn dành những chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Dệt May Việt Nam phát triển. Chính yếu tố ổn định về chính trị cũng là điều kiện thu hút các nhà đầu tư đến với Việt Nam, góp phần đẩy mạnh năng lực cạnh tranh các mặc hàng may mặc trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Hàng loạt các dự án đầu tư của nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may của Việt Nam.

2.1.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Châu Âu

- Cơ chế chính sách kiểm soát hàng may mặc nhập khẩu của EU

Chính sách bảo hộ sản xuất nội khối : Nhằm tránh sự thâm nhập mạnh vào thị trường may mặc từ các nước khác trên Thế giới, EU đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước, đồng thời đưa ra nhiều tiêu chuẩn, quy định khắt khe đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này.

Tuy nhiên cơ hội phát triển dành cho ngành hàng dệt may nước ta là không hề nhỏ. Ngành dệt may của châu Âu đang có xu hướng chuyển dần sang các khu vực khác nên nhau cầu nhập khẩu hàng may mặc hiện nay là rất lớn. Các nhà nhập khẩu châu Âu luôn tìm kiếm những thị trường có khả năng cung cấp loại hàng này vừa rẻ vừa đẹp. Họ luôn cố gắng hạ giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất tại nơi đặt cơ sở gia công. Đây chính là một lợi thế của dệt may Việt Nam do lực lượng lao động trong khu vực này rất dồi dào, giá nhân công lại thấp.

- Những yếu tố khách quan bất khả kháng: khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh,

thiên tai...

Thế giới đang trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế, đứt gãy nguồn cung ứng do đại dịch Covid-19. Liên minh Châu Âu là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới. Do đó, ngành dệt may Việt Nam cũng trải qua nhiều thách thức lớn trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang Châu Âu. Cụ thể, trong quý I/2020, ngành dệt may đối diện với nguồn cung bị gián đoạn do thiếu hụt ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)