Tại thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Trần Minh Vũ - 1806020064 - QTKD 25A (Trang 38 - 40)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Tại thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nước có mạng lưới viễn thông và nền công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông được xếp vào một những nước hàng đầu thế giới. Đây cũng là nước có thị trường viễn thông rất tự do với sự tham gia của hơn 1.100 nhà khai thác dịch vụ viễn thông các loại.

Quá trình phát triển của ngành viễn thông Nhật Bản được chia làm hai giai đoạn rõ rệt: Giai đoạn độc quyền mạng lưới và giai đoạn tự do hoá nhanh chóng. Giai đoạn một, Nhà nước cho NTT được độc quyền, hỗ trợ tài chính để NTT có thể phát triển mạng lưới một cách nhanh nhất; Giai đoạn hai, sau khi mạng lưới đã phát triển hoàn chỉnh, Chính phủ cho tự do hoá mạng lưới một cách nhanh chóng để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí cho người sử dụng. Như vậy một kinh nghiệm có thể rút ra từ quá trình phát triển viễn thông của Nhật bản đó là: độc quyền cho phép phát triển viễn thông theo chỉ tiêu và số lượng, cạnh tranh sẽ tác động làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Với kinh nghiệm gần 40 năm phát triển mạng lưới, với khả năng về vốn và kỹ thuật công nghệ, NTT vẫn chiếm lĩnh 93% thị trường, lúc này NTT đi vào đầu tư nghiên cứu phát triển các dịch vụ công nghệ cao, lĩnh vực mà không một công ty tư nhân nào ở Nhật Bản có thể theo kịp. Để khuyến khích các nhà khai thác mới mở rộng thị trường, Chính phủ Nhật Bản quy định buộc NTT phải cho các nhà khai thác khác đấu nối bình đẳng vào mạng lưới, cho phép các công ty mới được giảm cước thấp hơn so với mức cước của NTT và KDD tới 30%.

Tham khảo thêm quan điểm về tư duy chuyển đổi số của Tập đoàn Fujitsu: Để gần gũi hơn với khách hàng và tạo ra giá trị mới, cần phải phân tích chuyển động của con người cùng với vạn vật và xác định các vấn đề cũng như thách thức tiềm ẩn. Sau đó với nhiều quy tắc khác nhau, chúng ta phải tập hợp nhân lực để tạo ra sức mạnh

tổng hợp, từ đó hình thành quy trình kinh doanh mới.

Phương pháp tiếp cận được phát triển bởi Fujitsu được gọi là "sự chuyển đổi số lấy con người làm trung tâm" (human-centric digital transformation), có nghĩa là hỗ trợ hoạt động của con người bằng cách sử dụng IoT để giám sát một loạt các thông số, sau đó sử dụng phương pháp phân tích Big Data (dữ liệu lớn) để tạo ra hình ảnh trực quan của các thay đổi trạng thái. Thông tin này có thể được chia sẻ qua điện toán đám mây, sử dụng để xây dựng tầm nhìn và đi đến kết luận.

Tư duy chuyển đổi số lấy con người làm trung tâm của Fujitsu mang mọi người lại gần nhau hơn để cùng giải quyết những thách thức. Fujitsu gọi đó là Digital Co- creation (Đồng sáng tạo kỹ thuật số).

Quá trình chuyển đổi số được chia thành một số bước riêng biệt, có thể được hiểu tương ứng với mức độ trưởng thành ICT của tổ chức, Fujitsu xác định các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thiết lập một mạng lưới các kết nối giữa nhà điều hành và các thiết bị để cho phép theo dõi tình trạng thiết bị vận hành trong thời gian thực

Bước 2: Sử dụng phân tích dữ liệu để xác định sự thay đổi trạng thái và hiển thị các hình ảnh trực quan

Bước 3: Áp dụng tự động hóa trong nhà máy với kiểm soát từ xa

Bước 4: Thực hiện cải tiến hiệu quả (sử dụng phân tích dữ liệu để xác định hiệu quả)

Bước 5: Áp dụng hệ điều hành tự động tiên tiến dựa trên AI (vượt qua khả năng của con người)

(Nguồn: Fujitsu Global)

Một phần của tài liệu Trần Minh Vũ - 1806020064 - QTKD 25A (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w