Xây dựng chiến lược và quy hoạch về nhân lực để phát triển ngành viễn

Một phần của tài liệu Trần Minh Vũ - 1806020064 - QTKD 25A (Trang 99 - 101)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Xây dựng chiến lược và quy hoạch về nhân lực để phát triển ngành viễn

Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông mạnh của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Nâng cao và thống nhất nhận thức, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nội dung của Quy hoạch này tới tất cả các cấp, các Bộ, Ngành, địa phương, doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo.

3.2.3. Xây dựng chiến lược và quy hoạch về nhân lực để phát triển ngành viễnthông trong chuyển đổi số thông trong chuyển đổi số

Phát triển NL ngành viễn thông trong CĐS là một trong những mục tiêu, đồng thời là nhiệm vụ cấp bách của đất nước trong tiến trình CN hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp tới sự phát triển của mọi quốc gia hiện nay thì việc nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển NL ngành

viễn thông trong CĐS là yêu cầu cấp bách và cần nhận được sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Trong những năm đầu thế kỷ 21, nắm bắt được xu hướng của cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục các ngành CN ưu tiên, ngành CN mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 896/QĐ-BTTTT của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 5 năm 2012. Tuy nhiên việc xây dựng chiến lược phát triển NL cho ngành viễn thông trong CĐS còn thiếu và chưa được cụ thể hóa bằng những kế hoạch mang tính dài hạn. Do vậy, việc Chính phủ cần xây dựng Chiến lược phát triển NL ngành viễn thông trong CĐS giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2050 để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành. Đây là nội dung mang tính cấp bách để thúc đẩy phát triển ngành NC NDS.

Về mục tiêu, chiến lược phát triển NL ngành viễn thông trong CĐS giai đoạn

2020 - 2030, tầm nhìn 2050 cần có những đánh giá đúng thực trạng NL cho ngành viễn thông trong CĐS hiện nay, đồng thời đưa ra các dự báo về nhu cầu NL cho ngành viễn thông trong CĐS trong tương lai để đưa ra các mục tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng, cơ cấu của NL. Trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng cho lực lượng lao động hiện đang tham gia hoạt động trong ngành viễn thông trong CĐS để đảm bảo chuẩn hóa về trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của ngành trong những năm tới.

Về chủ thể thực hiện và cách thức tổ chức thực hiện, Chính phủ là cơ quan

giữ vai trò chỉ đạo chung trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NL cho ngành viễn thông trong CĐS; Bộ TT&TT, Bộ KHCN, Bộ GD&DT là các cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực chuyên ngành trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp với các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành viễn thông trong CĐS các viện nghiên cứu thực hiện điều tra khảo sát thực tế để có cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển NL. Trên cơ sở các thông tin đã được điều tra khảo sát từ thực tiễn kết hợp với dự báo xu hướng phát triển của thế giới, Chính phủ và các bộ xây dựng chiến lược phát triển NL cho ngành viễn thông trong CĐS đảm bảo sát với yêu cầu thực tế về số lượng, chất lượng và cơ cấu cho ngành trong giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn 2050.

Về nguồn lực thực hiện, thực hiện xã hội hóa đào tạo mới, phối hợp với các

DN kinh doanh trong ngành viễn thông trong CĐS đào tạo lại lực lượng lao động hiện có theo chuẩn đã được xây dựng. Chính phủ trên cớ sở cân đối ngân sách hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo theo từng nội dung trong điểm nhằm nâng cao hiệu quả của chiến lược.

Một phần của tài liệu Trần Minh Vũ - 1806020064 - QTKD 25A (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w