4.1.1. Quy trình kiểm tra
-Bước 1: Kiểm tra rằng giắc nối phía dây điện của cuộn đánh lửa đã được cắm chắc chắn.
Nếu đã cắm chắc chắn thì đi đến bước 2. Nếu giắc nối bị lỏng thì lắp lại cho chắc chắn.
-Bước 2: Tiến hành thử đánh lửa cho mỗi cuộn đánh lửa.
Nếu không có lửa thì thay thế cuộn đánh lửa đó bằng chiếc còn tốt và tiến hành thử lại 1 lần nữa.
Nếu vẫn không có lửa thì đi tới bước 3. -Bước 3: Kiểm tra bugi.
Nếu bugi hỏng thì thay thế.
Nếu bugi còn tốt thì đi đến bước 4.
-Bước 4: Kiểm tra sự cấp nguồn đến cuộn đánh lửa có IC đánh lửa.
Bật khóa điện ON. Kiểm tra rằng có điện áp ắc quy tại cực dương (+) của cuộn đánh lửa. Nếu không có điện áp thì kiểm tra dây điện giữa khóa điện và cuộn dây đánh lửa có IC đánh lửa.
Nếu có điện dương ắc quy thì đi đến bước 5.
-Bước 5: Kiểm tra dây điện và giắc nối cuộn đánh lửa
4.1.2. Kiểm tra hệ thống đánh lửa trực tiếp trên xe
+ Mục đích: để kiểm tra xem động cơ có đánh lửa không. Bước 1: tháo nắp đậy nắp quy lát
Bước 2: ngắt 4 giắc nối vào cuộn đánh lửa Bước 3: tháo 4 bulông và cuộn đánh lửa Bước 4: tháo 4 bugi
Bước 5: lắp bugi vào cuộn dây đánh lửa và nối giắc cuộn đánh lửa Bước 6: ngắt 4 giắc nối vòi phun nhiên liệu
Bước 7: tiếp mát cho bugi
Bước 8: quan sát xem có tia lửa phát ra ở đầu điện cực của bugi hay không + Lưu ý:
Nối mát cho bugi khi kiểm tra.
Thay cuộn đánh lửa khi nó đã bị va đập.
Không được quay khởi động động cơ lâu hơn 2 giây.
4.1.3. Kiểm tra bugi+ Kiểm tra điện cực: + Kiểm tra điện cực:
Dùng Mega ôm kế, đo điện trở của sứ cách điện. Điện trở tiêu chuẩn của phíp cách điện:10 MΩ trở lên
GỢI Ý: Nếu không có Mega Ôm kế, hãy thực hiện phép kiểm tra đơn giản như sau.
- Phương pháp kiểm tra thay thế:
Tăng ga nhanh để đạt tốc độ động cơ 4,000 vòng/phút trong 5 lần. Tháo bugi.
Kiểm tra bằng cách quan sát bugi.
Nếu điện cực khô, bugi hoạt động đúng chức năng. Nếu điện cực bị ướt, hãy đi đến bước tiếp theo.
Nếu có hư hỏng, hãy thay thế bugi. Nếu không bị hư hỏng, hãy lắp lại bugi.
Hình 4. 3. Đo kiểm cực của bugi.
- Kiểm tra khe hở điện cực của bugi.
Khe hở điện cực lớn nhất cho bugi dùng lại: 1.3 mm (0.051 in.) Nếu khe hở điện cực lớn hơn giá trị lớn nhất, hãy thay bugi
Khe hở điện cực của bugi mới: Từ 1.0 đến 1.1 mm (0.039 đến 0.043 in.) CHÚ Ý:
Khi điều chỉnh khe hở điện cực bugi mới, chỉ bẻ cong ở phần dưới của điện cực tiếp mát. Không được chạm vào đầu điện cực. Không được điều chỉnh khe hở của bugi cũ.
+ Làm sạch các bugi.
Nếu điện cực bị bám muội các bon ướt, hãy làm sạch bugi bằng máy vệ sinh bugi sau đó làm khô bugi.
Áp suất khí tiêu chuẩn: 588 kPa (6 kgf/cm2, 85 psi) Thời gian tiêu chuẩn: 20 giây trở xuống
GỢI Ý:
Chỉ dùng máy làm sạch bugi khi điện cực đã sạch dầu. Nếu điện cực có bám dầu, thì hãy dùng xăng để làm sạch dầu trước khi dùng máy vệ sinh bugi.
4.2. Chuẩn đoán những hư hỏng và sửa chửa4.2.1. Chẩn đoán hư hỏng theo tình trạng động cơ 4.2.1. Chẩn đoán hư hỏng theo tình trạng động cơ
Tình trạng Nguyên nhân có thể Kiểm tra hoặc sửa chữa (1) Động cơ quay bình thường nhưng không khởi động được
1. Không có điện áp tới HTĐL. 2. Dây dẫn đến IC đánh lửa bị hở. Nối đất hở hoặc bị mòn.
3. Cuộn dây của bôbin đánh lửa bị hở hoặc ngắn mạch.
4. Các chỗ nối mạch sơ cấp không chặt.
1. Kiểm tra ác quy, dây dẫn, công tắc đánh lửa. 2. Kiểm tra sửa chữa dây dẫn và siết lại cho chặt. 3. Kiểm tra cuộn dây, thay thế nếu hư.
4. Làm sạch và bắt chặt các chỗ nối.
(2) Động cơ cháy nhưng bất thường
1. Các bugi bẩn hoặc hư. 2. Các dây cao áp hư. 3. Bôbin đánh lửa hư.
4. Các chỗ nối tiếp xúc không tốt.
hở hoặc thay thế. 2. Thay thế. 3. Thay thế. 4. Làm sạch và bắt chặt lại. (3) Động cơ chạy nhưng thời điểm cháy sai
1. Thời điểm đánh lửa không đúng. 2. Các bugi dùng không đúng loại nhiệt.
3. Động cơ bị quá nhiệt.
1. Điều chỉnh lại góc đánh lửa. 2. Thay thế các bugi đúng loại. 3. Xem phần (5) (4) Động cơ bị quá nhiệt
1. Thời điểm đánh lửa trễ.
2. Thiếu nước làm mát hoặc hư hỏng các bộ phận trong hệ thống làm mát.
1. Điều chỉnh lại góc đánh lửa.
2. Bổ sung nước hoặc sửa chữa hệ thống làm mát. (5) Động cơ giảm công suất
1. Thời điểm đánh lửa trễ. 2. Các hư hỏng ở phần (3). 3.Tắc đường xả.
1. Điều chỉnh lại góc đánh lửa.
3 Kiểm tra đường ống thải. (6) Động cơ bị kích nổ (có tiếng gõ)
1. Thời điểm đánh lửa sai. 2.Dùng sai loại bugi.
3.Bộ điều chỉnh làm việc không đúng. 4. Cacbon bám vào trong buồng cháy.
1. Điều chỉnh lại góc đánh lửa .
2. Thay các bugi. 3. Sửa chữa hoặc thay thế.
Các bugi hư
2. Bugi dính muội than. 3. Bugi trắng hoặc xám.
2. Lắp bugi nóng hơn. 3. Lắp bugi lạnh hơn. Bảng 4.1. Các tình trạng trên động cơ
Sau khi chẩn đoán và đã xác định được nguyên nhân hư hỏng là hệ thống mạch đánh lửa, ta cần kiểm tra các bộ phận chung của hệ thống đánh lửa như:
- Những chỗ nối không tốt
- Nắp cuộn dây có bị nứt hay không
- Kiểm tra các cuộn dây xem có bị chạm vỏ hay ngắn mạch cực tính của cuộn dây đã đúng hay chưa.
- Kiểm tra lại thời điểm đánh lửa
- Kiểm tra lại các điện trở của các dây cao áp, cuộn dây thứ cấp, dây sơ cấp, các cuộn dây tín hiệu G, Ne.
4.2.2. Chẩn đoán hư hỏng theo máy quét mã lỗi
+ Bước 1: Điều tra trước chẩn đoán
Tham khảo phiếu điều tra, lấy các thông tin về tình trạng hoạt động của xe, những hư hỏng sự cố thường gặp, điều kiện thời tiết, địa hình ảnh hưởng đến hoạt động của xe, thời gian sửa chữa trước đó...Cần lấy thật nhiều thông tin và chi tiết từ khách hàng trước khi chẩn đoán.
+ Bước 2: Phân tích hư hỏng của khách hàng
Phân tích những hư hỏng mà khách hàng nói lại sau quá trình sử dụng còn lỗi.
+ Bước 3: Nối máy chẩn doán với DLC3
Thông qua giắc nối với máy chẩn đoán chúng ta xác định được các lỗi máy hiện trên màn hình.
7. Nếu mã hư hỏng phát ra thực hiện bước 8. + Bước 5: Xóa mã DTC và dữ liệu tức thời
Sau khi xác định được mã chẩn đoán chúng ta sẽ xóa khỏi máy tránh sự lưu lại của máy, nếu không xóa mã lỗi máy vẫn lưu lại lỗi đó khi kiểm tra lại.
+ Bước 6: Tiến hành kiểm tra bằng quan sát
Sau khi kiểm tra các lỗi bên trong chúng ta có thể kiểm tra tổng quát toàn hệ thống bằng quan sát mắt thường.
+ Bước 7: Thiết lập chẩn đoán ở chế độ kiểm tra
Để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của hư hỏng, đặt hệ thống ở chế độ thử.
+ Bước 8: Xác nhận triệu chứng Xác nhận triệu chứng của hư hỏng. + Bước 9: Mô phỏng triệu chứng
Nếu triệu chứng không xuất hiện lại, dùng phương pháp mô phỏng triệu chứng để tái tạo chúng.
+ Bước 10: Kiểm tra bảng mã
Máy sẽ phát hiện lỗi, việc của chúng ta là kiểm tra và ghi lại mã lỗi. + Bước 11: Thực hiện kiểm tra cơ bản
+ Bước 12: Tham khảo bảng triệu chứng
Tham khảo bảng mã lỗi của động cơ để xác định hư hỏng của động cơ cũng như toàn bộ các hệ thống trên xe.
+ Bước 13: Xác nhận các triệu chứng hư hỏng
Với việc xác định mã lỗi hư hỏng ở trên giúp cho chúng ta xác định chính xác triệu chứng hư hỏng.
+ Bước 14: Nhận biết các hư hỏng + Bước 15: Điều chỉnh và sửa chữa
hư hỏng đó.
+ Bước 16: Kiểm tra xác nhận
Sau khi hoàn tất việc điều chỉnh sửa chữa, kiểm tra để xem liệu hư hỏng có còn không và lái thử xe để chắc chắn rằng toàn bộ hệ thống điều khiển động cơ hoạt động bình thường và mã phát ra là mã bình thường.
4.2.3. Chuẩn đoán hư hỏng các bộ phận hệ thống đánh lửa
+ Kiểm tra hộp ECU
Chuẩn bị dụng cụ - Đồng hồ VOM. - Máy đo cảm biến
Mục đích - Kiểm tra ECU
- Chẩn đoán các lỗi của ECU
Tiến hành kiểm tra: Bước 1: Cấp nguồn cho ECU.
- Trước khi cấp nguồn cho ECU. Ta tiến hành kiểm tra điện áp của accu trên 11V.
- Tiến hành cấp nguồn dương cho chân BATT, B+, B, B1... - Nối mass cho chân E1, E2, E...
Bước 2: Kiểm tra điện áp chân VC = 5V, ECU còn hoạt động tốt. Lưu ý không để chân VC chạm dương hoặc chạm mass có thể gây cháy hộp. + Kiểm tra các cảm biến trong hệ thống đánh lửa bằng đồng hồ VOM
- Cảm biến lưu lượng khí nạp - Cảm biến oxy
- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát - Cảm biến nhiệt độ khí nạp
- Cảm biến vị trí bướm ga - Cảm biến vị trí trục khuỷu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã trình bày được nội dung về kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa :
- Nêu được quy trình kiểm tra hệ thống đánh lửa, các phương pháp kiểm tra trực tiếp gián tiếp
- Trình bày quy trình chuẩn đoán, sửa chửa các hư hỏng trên hệ thống đánh lửa
- Đưa ra các dấu hiệu nhận biến hư hỏng, các bước để kiểm tra chuẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng đó
KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu, học tập, và cố gắng để hoàn thành đồ án tốt nghiệp đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Minh Thắng cùng toàn thể các thầy giáo trong khoa CN ô tô, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Cũng như tinh thần chung nhằm làm quen với việc nghiên cứu thiết kế và khai thác kỹ thuật em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp : Nghiên cứu mô phỏng hệ thống đánh lửa xe Toyota Vios 2020
Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống đánh lửa trên động cơ, các nguyên lý làm việc của các loại cảm biến...
Qua đây em thêm hiểu hơn về hệ đánh lửa trên xe camry và các xe hiện đại ngày nay. Nắm được nguyên lý làm việc và hư hỏng cũng như phương pháp kiểm tra hệ thống một cách khoa học, từ đó có thể sửa chữa được hệ thống của xe. Mô phỏng mạch đánh lửa trên phần mềm Proteus. Đồ án còn giúp em có thêm phương pháp học tập và thao tác trên xe.
Tuy nhiên do thời gian hạn chế, nhiều phần chưa được trang bị trong thời gian học tập tại trường, tài liệu tham khảo hạn chế và chưa cập nhật đủ vậy
hoàn thiện thêm. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên ngành động cơ,điện và đặc biệt là hệ thống đánh lửa điều khiển bằng điện tử hiện đại. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về tin học: Word, Excel, CAD, Proteus phục vụ cho công tác sau này của mình. Đồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật ngành động lực.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Công nghệ Ô tô, Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Minh Thắng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Chất (2013), Giáo trình trang bị điện ôtô, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2] Nguyễn Khắc Trai - Kỹ thuật chẩn đoán ôtô - Nhà xuất bản Giao thông Vận tải - 2004 .
[3] Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô,Thân Quốc Việt (Ch.b), Pham Việt Thành, Nguyễn Thành Bắc, Nhà xuất bản: KH&KT, 2018.
[4] Giáo trình Nguyên lý động cơ đốt trong, Nguyễn Tuấn Nghĩa (Chủ biên)- Lê Hồng Quân- Phạm Minh Hiếu,NXB Khoa học và kỹ thuật, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2014.
[5]Giáo trình hệ thống điện - điện tử ô tô nâng cao (2018) Nguyễn Thành Bắc; Thân Quốc Việt; Phạm Việt Thành,Nhà xuất bản: Thống kê, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Thân Quốc Việt; Chu Đức Hùng,Nhà xuất bản: Khoa học và Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
[7] Giáo trình Kết cấu và tính toán Động cơ đốt trong,Nguyễn Tuấn Nghĩa (Chủ biên)- Lê Hồng Quân- Phạm Minh Hiếu,NXB Khoa học và kỹ thuật, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2014.
[8 ] Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô,Thân Quốc Việt (Ch.b), Phạm Việt Thành, Nguyễn Thành Bắc, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2018.
[ 9] Tài liệu đào tạo của Hãng TOYOTA : Công ty ôtô TOYOTA Việt Nam - 2020 .