6. Kết cấu của đề tài
1.4.2. Thời gian kiểm soát chi
Thời hạn kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã được tính từ thời điểm cán bộ kiểm soát chi ngân sách nhà nước của KBNN nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi theo quy định đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng. Tại thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016, thời hạn kiểm soát chi được quy định: Đối với các khoản tạm ứng và thanh toán trực tiếp: thời hạn xử lý tối đa hai ngày làm việc; đối với các khoản thanh toán tạm ứng: thời hạn xử lý tối đa là ba ngày làm việc (Bộ Tài chính, 2016). Đến nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020, thời hạn kiểm soát chi đã được rút ngắn lại. Theo đó, thời hạn kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã đối với khoản tạm ứng là trong vòng 01 ngày làm việc, đối với khoản thanh toán là 02 ngày làm việc (Chính phủ, 2020). Nếu KBNN thực hiện kiểm soát chi hồ sơ chi thường xuyên ngân sách xã trong thời hạn theo quy định nêu trên thì công tác kiểm soát chi khoản chi đó được coi là đúng hạn. Ngược lại, nếu KBNN thực hiện kiểm soát chi hồ sơ chi thường xuyên ngân sách xã vượt thời gian theo quy định thì công tác kiểm soát chi khoản chi đó bị cho là quá hạn.
1.4.3. Chất lƣợng công tác kiểm soát chi
Chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của hệ thống KBNN. Việc đánh giá và nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN được KBNN xem là một trong các nhiệm vụ quan trọng. Mặc dù vậy, chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường, đánh giá và mỗi người lại có một cách hiểu khác nhau, gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và người. Theo quan điểm
của tác giả, chất lượng công tác kiểm soát chi có thể hiểu là việc KBNN kiểm soát các khoản chi và đưa ra kết luận chấp nhận hay từ chối thanh toán các khoản chi ngân sách có đúng theo các quy định hay không. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả đưa ra một số căn cứ đánh giá chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN Uông Bí như:
- Kết quả từ chối các khoản chi thường xuyên ngân sách xã - Kết quả công tác tự kiểm tra của KBNN Uông Bí
- Kết quả thanh tra nghiệp vụ tử KBNN cấp trên
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ PHƯỜNG QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC UÔNG BÍ
2.1. Khái quát chung về hoạt động của KBNN Uông Bí
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Uông Bí
Nha ngân khố quốc gia (tiền thân của KBNN ngày nay) là một tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính theo sắc lệnh số 75/SL do Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 29/5/1946. Theo đó, Nha ngân khố quốc gia có nhiệm vụ tập trung quản lý các khoản thu về thuế, đảm bảo nhu cầu chi tiêu phục vụ kháng chiến và duy trì hoat động bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương; quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán được duyệt; thực hiện xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; phát hành giấy bạc Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ kế toán nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính quốc gia trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh. Đến ngày 06/5/1951, chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký sắc lệnh số 17-SL bãi bỏ Nha ngân khố quốc gia, mọi công việc của Nha ngân khố quốc gia được giao cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phụ trách. Để cụ thể hoá chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý quỹ NSNN, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 107/TT lập ra KBNN đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. Cơ cấu tổ chức của KBNN gồm kho bạc Trung ương, kho bạc Liên khu và kho bạc tỉnh, thành phố; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thu, chi quỹ NSNN. Từ năm 1964, theo Quyết định số 113/CP ngày 27/7/1964 của Hội đồng Chính phủ, các hoạt động của KBNN do Vụ Quản lý quỹ NSNN thuộc Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm.
Ngày 04/01/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT tái thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu làquản lý quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính nhà nước; tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Sau ba tháng chuẩn bị, đến ngày 01/4/1990, KBNN đã hoàn thành tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương (gồm 03 cấp: trung ương, tỉnh, huyện) và chính thức đi vào hoạt
động trên phạm vi cả nước. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, hệ thống KBNN đã và đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia thông qua việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho NSNN, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu ngân sách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh, quốc phòng của đất nước.
Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN, KBNN Uông Bí cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động. Sự ra đời và đi vào hoạt động của KBNN Uông Bí thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn, do bộ máy tổ chức vừa thiếu lại vừa yếu; cơ sở vật chất, điều kiện và phương tiện làm việc thiếu thốn. Song được sự quan tâm giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp tích cực của các cơ quan tài chính, ngân hàng, các ban ngành có liên quan cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN Quảng Ninh, cùng với sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ công chức, KBNN Uông Bí đã nhanh chóng ổn định tổ chức, từng bước củng cố, hoàn thiện bộ máy, vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Qua 31 năm hoạt động, cùng với hệ thống kho bạc cả nước vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, KBNN Uông Bí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước, công tác kế toán NSNN; hiện đại hóa công tác kế toán, thanh toán và thông tin báo cáo chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý NSNN, phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành ngân sách của chính quyền địa phương, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP Uông Bí, của tỉnh Quảng Ninh cũng như công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển chung của đất nước.
(KBNN, Quá trình hình thành và phát triển hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính) 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nƣớc Uông Bí
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Uông Bí được quy định rất rõ tại Quyết định số 4526/QĐ-KBNN ngày 04/9/2019 của KBNN. Cụ thể:
2.1.2.1. Vị trí và chức năng
KBNN Uông Bí là tổ chức trực thuộc KBNN Quảng Ninh có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh theo quy định
của pháp luật. KBNN Uông Bí có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam – chi nhánh Uông Bí để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật. (KBNN, 2019)
2.1.2.2. Nhiệm vụ của KBNN Uông Bí
- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN Uông Bí sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
-Quản lý quỹ NSNN và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:
+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN Uông Bí; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo đúng quy định;
+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác trên địa bàn TP Uông Bí theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN Uông Bí.
-Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN Uông Bí.
-Thực hiện công tác kế toán NSNN:
+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN Uông Bí theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho phòng Tài chính – Kế hoạch TP Uông Bí và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN Uông Bí.
Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN Uông Bí.
- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN Uông Bí theo chế độ quy định:
- Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định. - Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại KBNN Uông Bí theo quy định.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN Uông Bí.
- Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN Uông Bí theo quy định.
- Tổ chức triển khai, thực hiện các chương trình, ứng dụng hiện đại hoá hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực kho bạc, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Quảng Ninh giao.
(Kho bạc Nhà nước, 2019)
2.1.2.3. Quyền hạn của KBNN Uông Bí
-Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật.
-Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
(Kho bạc Nhà nước, 2019)
2.1.3. Tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nƣớc Uông Bí
KBNN Uông Bí tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên (KBNN, 2019). Tính đến tháng 05/2021, KBNN Uông Bí có 13 cán bộ công chức với cơ cấu gồm Ban lãnh đạo (gồm giám đốc và phó giám đốc), bộ phận giao dịch (gồm kế toán trưởng và các giao dịch viên) và bộ phận bảo vệ.
Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy của KBNN Uông Bí
2.2. Tình hình kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã phƣờng qua KBNN Uông Bí
2.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
TP Uông Bí nằm phía tây tỉnh Quảng Ninh; phía đông giáp huyện Hoành Bồ (nay là TP Hạ Long) và thị xã Quảng Yên, phía tây giáp thị xã Đông Triều, phía bắc giáp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), phía nam giáp huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Do vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều – Móng Cái, có nhiều dãy núi cao ở phía bắc và thấp dần xuống phía nam đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải. Uông Bí có diện tích tự nhiên 24.041ha, 4 phần 5 đất đai là đồi núi, trong đó đất lâm nghiệp rộng gần 10.000ha, đất nông nghiệp gần 3000 ha. Địa hình dốc dần từ bắc xuống nam và chia làm 3 vùng. Vùng rừng núi trập trùng phía bắc có đỉnh cao Yên Tử 1.068m, vùng giữa núi đồi thấp dần và thành một cánh đồng trung du, vùng phía nam đất trũng thành những bãi bồi liền xuống dòng sông Đá Bạc (TP Uông Bí, Điều kiện tự nhiên xã hội thành phố).
2.2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội
TP Uông Bí có 10 đơn vị hành chính với 9 phường và 1 xã, với quy mô dân số là 127.120 người với trên 90% là người Kinh. Người Dao tập trung ở xã Thượng Yên Công. Người gốc dân tộc Tày, Sán Dìu, Hoa ở rải rác trong các xã phường phía bắc.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số TP Uông Bí phân theo đơn vị hành chính
STT Tên đơn vị hành chính Diện tích Tự nhiên (ha) Dân số (người)
1 Phường Nam Khê 750,77 10.987
2 Phường Trưng Vương 1.546,24 10.648
3 Phường Quang Trung 1.404,88 23.409
5 Phường Vàng Danh 5.433,50 12.428
6 Phường Thanh Sơn 945,69 17.676
7 Phường Yên Thanh 1.444,57 9.668
8 Phường Phương Nam 2.173,49 13.744
9 Phường Phương Đông 2.393,22 15.352
10 Xã Thượng Yên Công 6.739,66 6.155
Tổng số toàn thành phố: 25.546,40 127.120
(TP Uông Bí, Điều kiện tự nhiên xã hội thành phố)
Uông Bí nằm cách thủ đô Hà Nội 130km, cách TP Hải Dương 60km, cách trung tâm TP Hải Phòng 30 km, cách TP Hạ Long 45km; có mạng lưới giao thông đa dạng và phát triển gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy, thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế. TP Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là đô thị loại II với các thế mạnh riêng có về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, di tích thắng cảnh.., được kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam. TP Uông Bí có nguồn tài nguyên khoáng sản than rất lớn (là khu vực có trữ lượng than lớn nhất Quảng Ninh) đang được khai thác. Đây là ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng phát triển. Đồng thời, Uông Bí có di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Yên Tử (Kinh đô Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam), các khu du lịch sinh thái như: Hồ Yên Trung, Lựng Xanh...Đây là là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ của thành phố cũng như của tỉnh Quảng Ninh.
Trong giai đoạn 2017-2020, kinh tế TP Uông Bí có mức tăng trưởng cao, ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trên 10%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư; thu ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng và vượt dự toán được giao, bình
quân mỗi năm đạt trên 3.508 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 8.000 USD/năm (UBND TP Uông Bí, 2020). Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP Uông Bí lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã định hướng TP Uông Bí sẽ tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt trên 11.000 USD/ năm. Đồng thời, TP Uông Bí đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Uông Bí trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao của tỉnh; trung tâm du lịch văn hóa tâm linh của cả nước (Thành ủy Uông Bí, 2020).
2.2.2. Khái quát tình hình chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua KBNN