6. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
TP Uông Bí nằm phía tây tỉnh Quảng Ninh; phía đông giáp huyện Hoành Bồ (nay là TP Hạ Long) và thị xã Quảng Yên, phía tây giáp thị xã Đông Triều, phía bắc giáp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), phía nam giáp huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Do vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều – Móng Cái, có nhiều dãy núi cao ở phía bắc và thấp dần xuống phía nam đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải. Uông Bí có diện tích tự nhiên 24.041ha, 4 phần 5 đất đai là đồi núi, trong đó đất lâm nghiệp rộng gần 10.000ha, đất nông nghiệp gần 3000 ha. Địa hình dốc dần từ bắc xuống nam và chia làm 3 vùng. Vùng rừng núi trập trùng phía bắc có đỉnh cao Yên Tử 1.068m, vùng giữa núi đồi thấp dần và thành một cánh đồng trung du, vùng phía nam đất trũng thành những bãi bồi liền xuống dòng sông Đá Bạc (TP Uông Bí, Điều kiện tự nhiên xã hội thành phố).
2.2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội
TP Uông Bí có 10 đơn vị hành chính với 9 phường và 1 xã, với quy mô dân số là 127.120 người với trên 90% là người Kinh. Người Dao tập trung ở xã Thượng Yên Công. Người gốc dân tộc Tày, Sán Dìu, Hoa ở rải rác trong các xã phường phía bắc.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số TP Uông Bí phân theo đơn vị hành chính
STT Tên đơn vị hành chính Diện tích Tự nhiên (ha) Dân số (người)
1 Phường Nam Khê 750,77 10.987
2 Phường Trưng Vương 1.546,24 10.648
3 Phường Quang Trung 1.404,88 23.409
5 Phường Vàng Danh 5.433,50 12.428
6 Phường Thanh Sơn 945,69 17.676
7 Phường Yên Thanh 1.444,57 9.668
8 Phường Phương Nam 2.173,49 13.744
9 Phường Phương Đông 2.393,22 15.352
10 Xã Thượng Yên Công 6.739,66 6.155
Tổng số toàn thành phố: 25.546,40 127.120
(TP Uông Bí, Điều kiện tự nhiên xã hội thành phố)
Uông Bí nằm cách thủ đô Hà Nội 130km, cách TP Hải Dương 60km, cách trung tâm TP Hải Phòng 30 km, cách TP Hạ Long 45km; có mạng lưới giao thông đa dạng và phát triển gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy, thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế. TP Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là đô thị loại II với các thế mạnh riêng có về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, di tích thắng cảnh.., được kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam. TP Uông Bí có nguồn tài nguyên khoáng sản than rất lớn (là khu vực có trữ lượng than lớn nhất Quảng Ninh) đang được khai thác. Đây là ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng phát triển. Đồng thời, Uông Bí có di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Yên Tử (Kinh đô Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam), các khu du lịch sinh thái như: Hồ Yên Trung, Lựng Xanh...Đây là là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ của thành phố cũng như của tỉnh Quảng Ninh.
Trong giai đoạn 2017-2020, kinh tế TP Uông Bí có mức tăng trưởng cao, ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trên 10%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư; thu ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng và vượt dự toán được giao, bình
quân mỗi năm đạt trên 3.508 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 8.000 USD/năm (UBND TP Uông Bí, 2020). Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP Uông Bí lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã định hướng TP Uông Bí sẽ tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt trên 11.000 USD/ năm. Đồng thời, TP Uông Bí đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Uông Bí trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao của tỉnh; trung tâm du lịch văn hóa tâm linh của cả nước (Thành ủy Uông Bí, 2020).
2.2.2. Khái quát tình hình chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua KBNN Uông Bí
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, KBNN Uông Bí đã tập trung hạch toán chính xác, kịp thời các khoản thu NSNN trên địa bàn TP Uông Bí, phân chia các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng tỷ lệ quy định, từ đó tạo nguồn thu đáp ứng nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp. Với ngân sách cấp xã, KBNN Uông Bí quản lý và kiểm soát chi ngân sách của tất cả các xã phường nằm trên địa bàn thành phố. Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi thường xuyên ngân sách xã theo quy định để chi trả đầy đủ, kịp thời và chính xác cho các đơn vị trên cơ sở dự toán ngân sách xã được duyệt và yêu cầu rút dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách. Kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước từ năm 2017 đến năm 2020, mỗi năm KBNN Uông Bí đã thực hiện kiểm soát chi hàng trăm tỷ đồng từ quỹ NSNN nói chung và hàng chục tỷ đồng đối với NSX nói riêng.
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện chi thƣờng xuyên NSNN các cấp qua KBNN Uông Bí giai đoạn 2017-2020
ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng chi thường xuyên NSNN Trong đó Ngân sách trung ương
Ngân sách địa phương
Tổng số NS tỉnh NS huyện NS xã
2018 869.297 200.129 669.168 90.357 491.615 87.196
2019 906.407 192.596 713.811 111.152 500.230 102.429
2020 966.161 255.369 710.792 108.856 502.689 99.248
(KBNN Uông Bí 2017, 2018, 2019, 2020)
Qua số liệu chi NSNN trên cho thấy KBNN Uông Bí đã thực hiện kiểm soát chi các khoản chi NSNN từ cấp ngân sách trung ương đến ngân sách địa phương. Số chi thường xuyên ngân sách cấp xã hàng năm có sự gia tăng đáng kể do chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của chính quyền thành phố và địa phương. Tổng chi thường xuyên ngân sách xã giai đoạn 2017 - 2019 tăng lên 1,42 lần, tương đương 30.349 triệu đồng. Riêng năm 2020, tổng số chi thường xuyên ngân sách xã giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các đơn vị xã phường phải thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020, đồng thời, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020. So sánh tổng số chi thường xuyên ngân sách xã với tổng số chi thường xuyên NSNN và tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương (NSĐP) có thể thấy kết quả kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách xã hàng năm rất nhỏ so với tổng chi NSNN và tổng chi NSĐP trên địa bàn (dao động trong khoảng 9-10% so với tổng chi NSNN và 12-14% so với tổng chi NSĐP trên địa bàn). Tuy nhiên, tỷ trọng chi thường xuyên ngân sách xã trong tổng chi thường xuyên NSNNvà tổng chi thường xuyên NSĐP trên địa bàn đã có sự gia tăng qua các năm (Tỷ trọng chi thường xuyên ngân sách xã/ tổng chi thường xuyên NSĐP trên địa bàn qua các năm 2017 đến 2020 lần lượt là: 12,37%, 13,03%, 14,35%, 13,96%). Điều này cho thấy vai trò của ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước ngày càng được chú trọng và nâng lên. Từ đó, vai trò kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN trong đó có ngân sách xã của KBNN Uông Bí càng được thể hiện ngày một rõ nét, góp phần quan trọng làm cho đồng vốn từ ngân sách xã được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả cao, ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí tiền và tài sản của nhà nước.
Hiện nay, TP Uông Bí có 10 đơn vị hành chính cấp xã (từ 01/01/2020 xã Điền Công sáp nhập vào phường Trưng Vương). Tình hình chi thường xuyên của từng xã phường cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể
Bảng 2.3. Tình hình chi thường xuyên NSNN chi tiết theo xã phường
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tên xã, phường Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Vàng Danh 6.942 8.287 9.692 9.501 Thanh Sơn 6.208 7.473 8.504 8.459 Bắc Sơn 5.192 6.285 7.580 7.443 Quang Trung 8.069 9.806 10.268 9.863 Trưng Vương 5.546 6.584 7.597 12.876 Nam Khê 5.285 6.902 8.554 8.336 Yên Thanh 6.051 7.543 9.715 9.414
Thượng Yên Công 7.249 8.959 10.407 10.299
Phương Đông 6.952 8.148 10.580 10.472
Phương Nam 9.437 11.156 12.668 12.585
Điền Công 5.149 6.053 6.864
Tổng cộng 72.080 87.196 102.429 99.248
(KBNN Uông Bí, 2017, 2018, 2019, 2020)
Trong các xã phường trên địa bàn TP Uông Bí thì phường Quang Trung và phường Phương Nam là hai phường có số chi thường xuyên lớn nhất; một số xã phường có số chi ở mức trung bình như Vàng Danh, Thanh Sơn, Yên Thanh, Thượng Yên Công, Phương Đông, còn lại các xã phường Bắc Sơn, Trưng Vương, Nam Khê, Điền Công thì có số chi thường xuyên thấp hơn. Qua các năm, số chi
thường xuyên từ ngân sách của các xã phường đều có sự tăng lên với tỷ lệ gia tăng khác nhau. Năm 2018, số chi thường xuyên của phường Nam Khê có tỷ lệ tăng cao nhất, bằng 131% số chi thường xuyên năm 2017, tương đương tăng 1.617 triệu đồng; trong khi đó phường Phương Đông có tỷ lệ tăng số chi thường xuyên thấp nhất với 17% so với năm 2017, tương đương với số tiền là 1.196 triệu đồng. Năm 2019, trong khi các xã phường khác đều có số chi thường xuyên tăng trên 10% so với năm 2018, thậm chí là trên 20% như các phường Bắc Sơn (tăng 21% với 1.295 triệu đồng), phường Nam Khê (tăng 24% với 1.652 triệu đồng), phường Yên Thanh (tăng 2.172 triệu, tương đương 29%), phường Phương Đông (tăng 30% với 2.432 triệu đồng) thì phường Quang Trung chỉ tăng 5% số chi thường xuyên so với năm 2018, tương đương với số chi thường xuyên tăng lên là 462 triệu đồng. Đến năm 2020 thì hầu hết các phường đều giảm chi thường xuyên từ 1% đến 4%, chỉ duy nhất phường Trưng Vương là có số chi thường xuyên tăng lên do có xã Điền Công sáp nhập vào từ 01/01/2020.
Nói đến chi thường xuyên ngân sách cấp xã, ngoài quy mô khoản chi, không thể không nhắc đến cơ cấu các khoản chi thường xuyên theo lĩnh vực chi. Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách xã theo lĩnh vực chi phản ánh mức độ phân bổ nguồn lực ngân sách xã cho từng lĩnh vực cụ thể.
Bảng 2.4. Cơ cấu chi thƣờng xuyên ngân sách xã trên địa bàn qua KBNN Uông Bí
Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng chi thường xuyên ngân sách xã 72.080 100 87.196 100 102.429 100 99.248 100 Chi quốc phòng 2.574 3,57 3.587 4,11 3.721 3,63 3.149 3,17
Chi an ninh trật tư và an toàn xã hội
3.334 4,63 3.221 3,69 3.111 3,04 3.012 3,03
Chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề
317 0,44 365 0,42 386 0,38 349 0,35
Chi y tế, dân số và gia đình
5 0,01 0 0 0 0 0 0
Chi văn hóa thông tin 579 0,80 401 0,46 443 0,43 1.085 1,09 Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn 269 0,37 727 0,83 1.726 1,69 370 0,37 Chi thể dục thể thao 810 1,12 573 0,66 559 0,55 516 0,52
Chi các hoạt động kinh tế
2.917 4,05 5.474 6,28 22.796 22,26 7.654 7,71
Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
54.245 75,26 63.936 73,32 62.601 61,12 64.220 64,71
Chi đảm bảo xã hội 2.463 3,42 3.667 4,21 2.358 2,30 12.193 12,29
Các khoản chi khác
4.567 6,34 5.245 6,02 4.729 4,62 6.699 6,75
(Nguồn: KBNN Uông Bí,2017, 2018, 2019, 2020)
Phân tích cơ cấu chi thường xuyên ngân sách xã theo lĩnh vực chi cho thấy, chi các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên ngân sách xã (trung bình cả giai đoạn là 68,6%). Các khoản chi này gắn liền với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã. Xét về mặt ý nghĩa thì nó đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại của bộ máy quản lý Nhà nước và các hoạt động của bộ máy Đảng, đoàn thể ở xã, phường. Tuy nhiên, có thể thấy tỷ trọng chi cho bộ máy chính quyền, Đảng, đoàn thể ở xã phường đã có sự giảm dần qua các năm. Mặc dù chi thường xuyên ngân sách xã từ năm 2017 đến 2019 hàng năm tăng trên 17% nhưng chi quản lý hành chính và kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng , đoàn thể ở xã giảm đáng trên tổng số chi thường xuyên ngân sách xã: giảm từ 75,26% năm 2017 xuống còn 61,12% năm 2019. Năm 2020, tổng chi thường xuyên ngân sách xã giảm so với năm 2019 (chỉ bằng 96.9%) theo tình hình chung của ngân sách các cấp, nhưng số chi cho hoạt động của chính quyền xã phường lại tăng lên 1.619 triệu đồng (tăng từ 62.601 triệu đồng năm 2019 lên 64.220 triệu đồng năm 2020) do các xã phường phải chi cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
Chi cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội: thuộc lĩnh vực tiêu dùng xã hội, là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại của nhà nước và cần thiết phải cấp phát tài chính cho các hoạt động này từ ngân sách nhà nước. Khoản chi cho quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ nhà nước. Khoản chi cho an ninh nhằm bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. Hàng năm địa phương các xã phường phải dành ra một phần kinh phí đáng kể từ ngân sách để duy trì, củng cố lực lượng an ninh, quân sự, lực lượng dân quân, tự vệ. Nếu khoản chi này quá lớn thì sẽ hạn chế nguồn ngân sách cho các lĩnh vực khácnhư kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội.., ngược lại nếu quá ít sẽ không đảm bảo được sự tồn tại của nhà nước và trật tự an toàn xã hội trên cơ sở đó ổn định về kinh tế xã hội, mặt khác phải thực hiện tiết kiệm và có hiệu quả trong chi tiêu. Qua 4 năm từ 2017 đến 2020, các khoản chi này được các xã phường duy trì khá ổn định, dao động quanh mức 3% - 4,6% tổng chi thường xuyên ngân sách xã.
Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, văn hóa thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội đều tương đối ổn định qua các năm trong tổng chi thường xuyên ngân sách xã. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
hàng năm của địa phương các xã phường nằm trên địa bàn TP Uông Bí tương đối ổn định. Một số trường hợp có sự biến động đáng kể so với các năm khác là do chính sách điều hành riêng biệt của năm đó. Cụ thể, chi văn hóa thông tin, chi đảm bảo xã hội năm 2020 tăng đột biến so với các năm trước là do năm 2020 TP Uông Bí có chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng người có công. Hay năm 2019, chi cho hoạt động phát thanh, truyền hình, thông tấn cũng cao hơn hẳn các năm khác là do thành phố cấp bổ sung có mục tiêu cho một số xã phường để thực hiện lắp đặt hệ thống truyền thanh trên địa bàn phường.
Chi cho sự nghiệp y tế: Năm 2017 chi cho y tế, dân số và gia đình ở các xã phường chỉ là 5 triệu đồng; từ năm 2018, các khoản chi này còn không có trong cơ cấu chi của ngân sách xã. Nguyên nhân là các trạm y tế xã phường trực thuộc sự quản lý Phòng y tế TP Uông Bí, nhiệm vụ chi cho y tế trên địa bàn thành phố được giao về Phòng y tế chứ không giao về các xã phường.
Chi sự nghiệp kinh tế: bao gồm số chi cho sự nghiệp nông lâm nghiệp thuỷ lợi, sự nghiệp kiến thiết địa chính, sự nghiệp giao thông nông thôn được đẩy mạnh và tăng cao, từ 4,05% trong năm 2017, 6,28% năm 2018, 7,71% năm 2020, đặc biệt