Nguyên lý làm việc của bêtông cốt thép

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 5 BÊ TÔNG DÙNG CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ pptx (Trang 40 - 41)

6. Tính lại lượng vật liệu dùng cho 1m3 bêtông

5.6.2.Nguyên lý làm việc của bêtông cốt thép

BTCT là một loại vật liệu cùng làm việc, khi xuất hiện một tải trọng. Bêtông là một loại vật liệu chịu nén cao, nhưng chịu kéo kém. Ngược lại thép chịu kéo tốt, vì vậy nếu dùng cốt thép kết hợp với bêtông trong vùng chịu kéo của những cấu kiện chịu uốn thì rất có lợi, tạo cho BTCT có khả năng chịu uốn cao.

Ví dụ : Một dầm, khi chịu tải trọng tập trung P đặt ở giữa. Lúc đó phần trên trục trung hoà chịu nén, vùng dưới chịu kéo : nếu như vật liệu đó có cường độ nén và kéo bằng nhau thì sự phá hoại của 2 vùng sẽ xảy ra khi ứng suất bằng nhau. Ngược lại dầm bị biến dạng hoàn toàn, nếu như vật liệu đó có cường độ khác nhau. Nếu dầm đó không có cốt thép, khi chịu tải trọng, vùng chịu kéo, tiết diện làm việc của dầm giảm

xuống, trục chuyển dần về phía chịu nén, vết nứt to hơn, cuối cùng dầm phá hoại hoàn toàn. Nếu trong vùng chịu kéo có thép, thì thép sẽ tiếp nhận ứng suất kéo, bêtông tiếp nhận ứng suất nén ở vùng trên. Như vậy dầm bêtông cốt thép có khả năng chịu đựng một tải trọng lớn hơn.

Bêtông có khả năng liên kêt tốt với cốt thép. Do đó khi trong cấu kiện bêtông cốt thép xuất hiện ứng suất, thì cả hai loại vật liệu sẽ cùng nhau làm việc như một thể thống nhất.

Mặt khác thép và bêtông có hệ số dãn nở nhiệt gần như nhau nên đảm bảo được tính toàn khối của BTCT. Bêtông có khả năng bảo vệ được cốt thép khỏi bị rỉ do nước và khi ăn mòn gây nên.

Hình 1.1. Cấu tạo kết cấu BTCT

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 5 BÊ TÔNG DÙNG CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ pptx (Trang 40 - 41)