Bản đồ địa hình khái quát tỷ lệ 1:1000

Một phần của tài liệu Giáo trình-Bản đồ học-chương 5 pps (Trang 29 - 32)

c. Các phương pháp hiệu chỉnh

5.2.3. Bản đồ địa hình khái quát tỷ lệ 1:1000

Bản đồ này cũng đáp ứng nhiều nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng: - Nghiên cứu cấu trúc bề mặt và các điều kiện tự nhiên của các vùng rộng lớn. - Lập kế hoạch và dự thảo các phương án có tính chất an toàn về khai thác lãnh thổ và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên.

- Làm bản đồ bay.

- Sử dụng làm tài liệu để thành lập các bản đồ địa lý chung tỷ lệ nhỏ và các bản đồ chuyên đề...

Ở nước ta hiện nay, bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 được thành lập trong phép chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 110 và 210. Cách thức chia múi và phân mảnh hệ thống bản đồ địa hình này theo hệ thống UTM quốc tế, danh pháp tờ bản đồ theo hệ thống hiện hành có chú thích danh pháp UTM quốc tế. Kích thước mỗi mảnh bản đồ là  = 40 và  = 60. Trên bản đồ các đường kinh tuyến và vĩ tuyến được vẽ cách nhau 10.

Bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 biểu thị các yếu tố: Thuỷ hệ, dân cư, đường sá giao thông, dáng đất, ranh giới hành chính, chính trị, lớp phủ thực vật và đất.

a- Thuỷ hệ:

Trên bản đồ thể hiện những yếu tố sau:

- Thể hiện bờ biển, sông ngòi, hồ và những thiết bị thuộc thuỷ hệ.

- Phản ánh những đặc điểm cơ bản của các kiểu bờ biển, đặc điểm phân cắt và mức độ khúc khuỷu của nó, đặc trưng các dải gần bờ (các bãi cát, đảo, ...).

- Thể hiện đặc điểm của từng hệ thống sông, thể hiện các sông chính, đặc điểm uốn khúc của sông, mật độ tương đối của mạng lưới sông ngòi. Đối với những vùng có mật độ sông ngòi trung bình thì vẽ các con sông có độ dài 1.5cm trở lên, ở vùng sông ngòi thưa thớt thì có thể vẽ những con sông < 1.5cm. Đối với những vùng có sông ngòi dày đặc thì có khi cũng phải loại bỏ 1 số sông có độ dài 2 – 3 cm.

Các hồ và các bể chứa nước được vẽ nếu diện tích > 2 mm2, các hồ nhỏ chỉ thể hiện ở những nơi chúng tập trung dày đặc. Trên bản đồ cần chỉ rõ nhừng đoạn sông tàu qua lại được. Các kênh đào cho tàu qua lại thì vẽ tất cả, còn các kênh để tưới tiêu thì được thể hiện có chọn lọc.

b- Dân cư:

Các điểm dân cư được phân chia theo kiểu cư trú thành phố, kiểu thành phố, nông thôn theo số người và theo ý nghĩa hành chính chính trị.

Trên bản đồ biểu thị tẩt cả các thành phố, điểm dân cư kiểu thành phố cũng thường được vẽ tất, chỉ ở những nơi chúng tập trung dày đặc thì mới cần có sự lựa chọn.

Các điểm dân cư có diện tích lớn thì được biểu thị bằng ký hiệu diện tích: Hầu hết tất cả các điểm dân cư được biểu thị bằng ký hiệu phi tỷ lệ - đó là những vòng tròn có kích thước khác nhau.

Sự phân biệt các điểm dân cư theo kiểu số người và theo ý nghĩa hành chính – chính trị được thể hiện thông qua các ký hiệu vòng tròn và chữ ghi chú.

c- Đường sá giao thông:

Đường sắt biểu thị trên bản đồ được phân loại theo độ rộng của đường ray, theo số đường ray và dạng sức kéo. Trên đường sắt còn biểu thị các nhà ga.

Các đường không ray thì phân biệt biểu thị: Đường ô tô trục, đường nhựa tốt, đường nhựa, đường đá và đường đất. Thông thường thì các đường thuộc 3 cấp đầu được vẽ tất cả. Đối với đường đá và đường đất thì có sự lựa chọn. Trên bản đồ cần chỉ rõ các đoạn đường ngầm, các đèo, những nơi qua sông. Về giao thông đường thuỷ thì biểu thị các đường biển, các cảng và bến tàu, các đoạn sông và các kênh mà tàu, thuyền qua lại được.

d- Dáng đất:

Khoảng cao đều cơ bản để biểu thị dáng đất lục địa là như sau: Trong phạm vi độ cao từ 400m trở xuống thì khoảng cao đều là 50m; ở độ cao 400 – 1000m thì khoảng cao đều là 100m,  1000m thì khoảng cao đều là 200m. Sự biểu thị dáng đất lục địa còn được bổ sung bằng các ký hiệu riêng, ghi chú độ cao và tên gọi các đối tượng sơn văn.

Để thể hiện trực quan dáng đất, người ta có thể vờn bóng hoặc tô màu theo các tầng độ cao.

Mức độ tổng quát hoá dáng đất trên bản đồ 1:1.000.000 là tương đối lớn. Trên bản đồ chỉ thể hiện được các dạng địa hình lớn và trung bình.

Dáng đất đáy biển được biểu thị bằng các đường đẳng sâu 50, 100, 150, 200, 300, 400, 500, 700, 1000, 1500, 2000, 3000, 4000, 5000,... ngoài ra còn dùng các điểm độ sâu.

e- Lớp phủ thực vật và đất:

Trên bản đồ biểu thị các loại rừng , rừng bụi rậm, đầm lầy, bãi cát, vùng đất mặn,... Các khu rừng riêng biệt có diện tích từ 10 mm2 trở lên thì được vẽ. Ở những khu vực chuyển tiếp từ rừng sang kiểu vùng khác thì vẽ các khu rừng có diện tích từ 2 mm2 trở lên.

Trên bản đồ vẽ các đầm lầy có diện tích từ 25 mm2 và các bãi cát có diện tích từ 1 cm2.

f- Ranh giới hành chính – chính trị:

Trên bản đồ biểu thị ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh và ranh giới huyện. Đường ranh giới quốc gia được thể hiện với sự khái quát ít nhất.

Ngoài các yếu tố kể trên, trên bản đồ 1:1.000.000 còn thể hiện một số số liệu giao thông hàng không như các đường đẳng từ thiên, các đường dị thường có độ lệch từ.

Một phần của tài liệu Giáo trình-Bản đồ học-chương 5 pps (Trang 29 - 32)