c. Các phương pháp hiệu chỉnh
5.2.2. Bản đồ địa hình khái quát tỷ lệ 1:50
Bản đồ này đáp ứng nhiều nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng. Nó được dùng để dự tính khi lập kế hoạch và thiết kế các công trình công nghiệp lớn, các công trình giao thông lớn; dùng để đánh giá chung về lãnh thổ, dùng làm bản đồ hàng không, để giải quyết nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Bản đồ 1:500.000 được thành lập trong lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0= 0.9996. Các mảnh bản đồ có dạng hình thang.
Trên bản đồ địa hình khái quát cũng biểu thị các yếu tố nội dung sau:
a- Thuỷ hệ:
Khi biên vẽ thuỷ hệ trên bản đồ này, cần phản ánh được đặc trưng hình dạng của các đường bờ và đặc điểm địa lý của chúng, mật độ tương đối của mạng lưới sông ngòi; đặc điểm phân bố của các hồ; đặc điểm uốn khúc của sông, đặc điểm các bãi bồi, biểu thị các kênh đào và các công trình thuỷ lợi.
Trên bản đồ chủ yếu là vẽ các con sông có độ dài 1.5 cm. Để phản ánh đặc điểm riêng của một số khu vực thì có khi phải vẽ những con sông có độ dài nhỏ hơn. Ở những nơi có mật độ sông ngòi quá dày đặc, thậm chí cũng có thể loại bỏ một số con sông có độ dài 1.5 cm.
Trên bản đồ còn vẽ các đường biển. Chỉ rõ các đoạn sông nào mà tàu bè qua lại được. Biểu thị tất cả các kênh có thể cho tàu thuyền đi được. Các kênh khác thì được biểu thị có chọn lọc.
Trên bản đồ vẽ các đảo có diện tích 1mm2. Ở những nơi tập trung nhiều đảo nhỏ thì chúng được biểu thị bằng cá chấm điểm.
Trên bản đồ vẽ các hồ có diện tích từ 2 mm2 trở lên. Để phản ánh được đúng mật độ phân bố của các hồ thì ở một số trường hợp có thể phải vẽ một số hồ có diện tích trên bản đồ < 2 mm2.
Trên bản đồ phải ghi chú các yếu tố thuỷ văn.
b- Các điểm dân cư:
Trên bản đồ 1:500.000, các điểm dân cư cũng được đặc trưng theo kiểu cư trú, theo ý nghĩa hành chính - chính trị và số dân:
- Biểu thị tẩt cả các thành phố, các vùng dân cư kiểu thành phố, các trung tâm hành chính (từ huyện lỵ trở lên), các vùng dân cư quan trọng ở nông thôn. Đối với các vùng dân cư còn lại thì tiến hành lựa chọn phù hợp với chỉ tiêu lựa chọn đã quy định đối với từng vùng.
- Để phản ánh các kiểu cư trú và số dân người ta dùng các kiểu chữ với kích thước khác nhau để ghi chú.
c- Đường sá giao thông:
Các tuyến đường sắt được phân cấp theo độ rộng của đường ray, số đường ray, dạng sức kéo, trạng thái của đường.
Các đường bộ không ray được biểu thị theo các cấp; đường ô tô trục, đường nhựa tốt, đường nhựa, đường đá, đường đất ô tô đi được, đường đi trên đồng ruộng, đường trong rừng, đường mòn.
Trên bản đồ biểu thị tất cả các đường sắt rộng. Đối với những đường sắt hẹp thì chủ yếu biểu thị những đường có độ dài lớn hơn 2cm trên bản đồ. Ở những vùng có lưới đường sắt dày đặc thì thậm chí có thể lược bỏ một số đường có chiều dài >2cm. Trên đường sắt phải biểu thị các nhà ga, các đường tránh tàu.
Biểu thị tất cả các đường ôtô trục và các đường nhựa tốt. Ở những vùng có mật độ đường sá dày đặc có thể bỏ một số đường nhựa ngắn ít quan trọng. Ở những vùng có ít đường nhựa thì phải biểu thị tất cả những đường đá loại tốt. Đường đất chỉ biểu thị ở những vùng không có đường cấp cao hơn. Các đường trên đồng ruộng và đường rừng chỉ được biểu thị ở những vùng đường sá rất kém phát triển.
d- Dáng đất:
Dáng đất được biểu thị bằng các đường bình độ với khoảng cao đều 50m cho vùng đồng bằng và 100m cho vùng núi. Ngoài ra còn sử dụng đường bình độ nửa khoảng cao đều và đường bình độ phụ ở những nơi cần thiết.
Trên bản đồ còn biểu thị các điểm độ cao đặc trưng. Ngoài ra còn dùng các ký hiệu riêng để thể hiện các yếu tố địa hình không thể hiện được bằng đường bình độ.
Để phản ánh trực quan, có khi người ta còn dùng phương pháp vờn bóng địa hình và tô màu theo các tầng độ cao.
Dáng đất đáy biển được biểu thị theo thang tầng độ sâu: 10, 20, 50, 100, 150, 200, 300, 400, 500, 700, 1500, 2000. Ngoài ra còn ghi các điểm độ sâu.
e- Thực vật và đất:
Thực vật và đất thì được biểu thị với các loại sau đây: Rừng, rừng bụi rậm, các vườn cây trồng, đầm lầy, bãi cát, bãi đá, vùng đất mặn.
Khi biên vẽ thì cần phải phản ánh được đặc điểm phân bố và tương quan diện tích của các loại thực vật và đất khác nhau. Tiêu chuẩn lựa chọn của rừng là 10 mm2, của bãi cát là 1 cm2, của đầm lầy và vùng đất mặn là 25 mm2.
g- Ranh giới:
Trên bản đồ 1:500.000 thì các đường ranh giới hành chính – chính trị được vẽ từ cấp huyện trở lên. Khi vẽ đường ranh giới thì phải đảm bảo độ chính xác hình học trong phạm vi tỷ lệ bản đồ cho phép.
Ngoài các nội dung kể trên, bản đồ 1:500.000 còn được dùng để làm bản đồ bay cho nên trên đó còn cần phải thể hiện các số liệu giao thông hàng không như các điểm và các đường dị thường, độ lệch nam châm, các đường đẳng từ thiên.