PHÂN TÍCH CHỈ SỐ Z

Một phần của tài liệu Phân tích tín dụng công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long Canfoco (Trang 31 - 35)

Các nhà đầu tư thường xem xét hệ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage) để đánh giá tình hình nợ nần của doanh nghiệp từ đó quyết định mức độ khi đầu tư vào doanh nghiệp đó. Tuy nhiên có một chỉ số có thể giúp các nhà đâu tư đánh giá tốt rủi ro hơn, thậm chí có thể dự đoán được nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần. Đó chính là hệ số nguy cơ phá sản, hay còn gọi là Z score do nhà kinh tế học Hoa Kỳ Eward I.Altman, giảng viên trường đại học New York thiết lập. Hệ số này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chứ không áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay các công ty đầu tư tài chính. Ở Hoa Kỳ, chỉ số Z score đã dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần. Có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ Z score trước ngà sập tiệm một năm, nhưng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74% cho những dự báo trong vòng 2 năm

Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long là doanh nghiệp đã được cổ phần hóa, vì vậy công thức tính Z score được áp dụng như sau :

Z score= 1, 2*X1+1,4*X2+3,3*X3+0,64*X4+1,0*X5

Trong đó :

X1= tỷ số “ Vốn lưu động / Tổng tài sản” ( Working Capitals / Total Asset) X2= tỷ số “ Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản” (Retain Earnings/Total Assets)

X3= tỷ số “ EBIT ( Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) / Tổng tài sản” (EBIT/Total Assets)

X4= tỷ số “Giá trị thị trường của VCSH ( Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành) / Giá trị sổ sách của nợ” (Market Values of Total Equity/ Book Values of total Liabilities)

X5=tỷ số “ Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản” (Sales/ Total Assets) Sau khi đã tính toán được Z, các nhà đầu tư sẽ đối chiếu với bảng sau :

Áp dụng với công ty Cổ phần đồ hộp Hạ long ta tính được hệ số Z của công ty trong 3 năm gần đây, thể hiện qua bảng sau đây :

Qua bảng tính toán ở trên ta có thể thấy rằng, cả 3 năm 2008, 2009, 2010 hệ số Z của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long đều lớn hơn 2,99 doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chưa có nguy cơ phá sản, trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010, chỉ số Z của doanh nghiệp đều trên mức 4, chỉ có năm 2009 chỉ số Z của doanh nghiệp thấp hơn 2 năm còn lại, điều này có thể lý giải nguyên nhân ở đây là do năm 2009 nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng, ảnh hưởng của cuôc khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cổ phiếu của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long vào năm 2009 rớt xuống chỉ còn ở mức 11.500 VND/cổ phiếu, trong khi đó con số này vào năm 2008 và 2010 là 21500, 23800.

Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra kết luận rằng công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long ở mức an toàn, năm 2009 hệ số Z của doanh nghiệp tuy có thấp hơn so với 2 năm còn lại, nhưng đây là tình trạng chung của nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Z > 2,99

Doanh nghiệp đang ở mức độ an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

1,8<Z < 2,99

Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Z < 1,8 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Tỷ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

X1 0,310 0,306 0,241 X2 0,037 0,0507 0,077 X3 0,121 0,119 0,125 X4 1,391 0,722 1,156 X5 2,677 2,517 2,709 Z 4,392 3,818 4,258

KẾT LUẬN

Bài phân tích tập trung vào phân tích tín dụng của công ty CP đồ hộp Hạ Long thông qua hai mô hình: Mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về tình hình tài chính của công ty, và quan trọng hơn là khả năng vay vốn của công ty trong tương lai. Thông qua hai mô hình trên, ta có thể đi đến kết luận rằng tình hình tài chính của công ty đồ hộp Hạ Long là tương đối vững mạnh, là một khách hàng lớn và có độ rủi ro thấp thể hiện qua một số kết luận được rút ra như sau:

Công ty là một DN đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm đông lạnh và đang có rất nhiều lợi thế hơn so với những điểm yếu; quan trọng hơn là cơ hội phát triển đối với công ty nói riêng và ngành thực phẩm Việt Nam nói chung là rất lớn, tuy nhiên thì thách thức cũng không nhỏ trong quá trình hội nhập của đất nước.

Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty nhìn chung đã tăng lên trong những năm gần đây, tuy nhiên tốc độ tăng là rất chênh lệch giữa các năm. Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, năm 2009 các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn chưa tốt và hiêu quả nên chi phí, lợi nhuận tăng rất ít, doanh thu thậm chí giảm nhẹ. Tuy nhiên năm 2010 và đầu năm 2011, công ty đã có sự phục hồi trở lại.

Dựa vào mô hình điểm số Z, công ty có điểm số rất cao thể hiện độ an toàn và đáng tin cậy của công ty trong việc cấp tín dụng của ngân hàng. Tuy năm 2009 có giảm nhẹ nhưng chỉ số này vẫn ở mức ngân hàng có thể cấp tín dụng mà không lo về khả năng vỡ nợ của công ty trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “tín dụng ngân hàng” (TS Hồ Diệu – NXB thống kê) 2. Giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp”

3. Giáo trình “Phân tích hoạt động doanh nghiệp” (Nguyễn Tấn Bình – NXB Thống kê – 06/2005)

4. Giáo trình “Quản trị tài chính doanh nghiệp” (Nguyễn Hải Sản – NXB Thống kê) 5. Các website: https://www.vndirect.com.vn/portal/online/web/analysis/ListSectorView-6868- 1304685383004e928942fc012419b51f23d507511cde6.shtml http://www.cophieu68.com/eventschedule.php?id=can http://canfoco.com.vn http://www.vse.org.vn/ http://business.vnn.vn/ http://www.vdsc.com.vn http://www.baohaiphong.com.vn http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan/2007/02/3B9F30F1/ http://cafef.vn/hastc/CAN/thong-tin-chung.chn http://mobile.sbsc.com.vn/viewInvCorporate.do?symbol=CAN http://www.vinacorp.vn/stock/hnx-can/

Một phần của tài liệu Phân tích tín dụng công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long Canfoco (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w