IV. Giám sát thi công và nghiệm thu Công tác lắp đặt thang máy trong nhà ở và công trình dân dụng
1. Những vấn đề chung về thang máy:
1.3. Công tác chuẩn bị:
Đơn vị lắp đặt thang máy phải phối hợp với bên xây dựng phần giếng thang để chừa sẵn lỗ đặt các bộ phận điện liên quan đến sử dụng thang máy nh các lỗ lắp nút gọi , lỗ lắp tín hiệu báo tầng . . .
Khi phần xây sẵn sàng cho phần lắp , cần kiểm tra chất lợng xây dựng và chỉ tiến hành lắp đặt khi phần xây không còn khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật theo thiết kế.
Bố trí các sàn thao tác bằng gỗ , lắp từ tầng dới trở lên , dọc theo chiều cao giếng thang với khoảng cách giữa các sàn thao tác không quá 3 mét. Có thang tre để lên xuống giữa các tầng sàn thao tác. Sàn thao tác cần chắc chắn và có thể chịu đợc tải là 2,5 KN trên 1m2 sàn. Che chắn tất cả các cửa tầng và ô lắp ráp từ mặt sàn dừng lên độ cao không dới 1,1 mét , che kín sát lên sàn không dới 1,5 mét. Các bộ phận che chắn phải cố định chắc vào tờng.
Kéo đèn sáng thi công vào từng tầng trong giếng thang và vào buồng máy . Điện chiếu sáng thi công dùng loại điện áp không quá 42V và độ chiếu sáng sáng hơn 50 lux. Các bóng sợi đốt phải mắc phía trên sàn thao tác tại nơi không cản trở đến thao tác khi thi công.
Trớc khi thi công phải kiểm tra về số lợng chi tiết và đảm bảo các chi tiết phải đồng bộ lắp đủ và đảm bảo chất lợng. Ngoài ra phải đầy đủ vật t , trang bị , dụng cụ, đồ gá cần thiết cho lắp đặt . Các trang bị điện phải kiểm tra độ dẫn điện , sự thông mạch , độ cách điện và các yêu cầu khác khi đã đạt yêu cầu mới đợc đem sử dụng.
Cần một lần nữa kiểm tra hồ sơ kĩ thuật - lắp ráp của thang máy. Phải đầy đủ trang bị bảo hộ lao động , phòng chống cháy , và có bản nội qui an toàn lắp đặt thang máy treo tại nơi thi công .