9. Cấu trúc luận văn
3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Đối tượng thời gian và địa điểm thực nghiệm
Đối tượng tác giả lựa chọn là 6 em HS lớp 12 Trường THPT TH School - số 4 Chùa Bộc - Quang Trung - Đống Đa - Hà Nội.
Bảng 3.2. Danh sách HS lớp 12 trường THPT TH School - số 4 Chùa Bộc - Quang Trung - Đống Đa - Hà Nội
Nhóm STT Mã hóa Họ và tên HS Học lực
1 1 HS1 Nguyễn Hải Đăng Giỏi
2 HS2 Trần Nam Thái Khá
3 HS3 Dương Tuấn Phương Khá
2 4 HS4 Lưu Đức Nam Trung bình
5 HS5 Ngô Cảnh Huy Khá
6 HS6 Nguyễn Thái Hà Giỏi
3.3.2. Nội dung thực nghiệm
Tôi chia chủ đề “Cảm ứng điện từ” thành ba bài học chính tương ứng mỗi nội dung HS cần phải đi trả lời 3 câu hỏi nhằm phát triển năng lực GQVĐ, cụ thể như sau:
Bảng 3.3. Nội dung các bài dạy thực nghiệm sư phạm
Thứ tự Nội dung thực nghiệm Bài số
1 Hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu hỏi vấn đề: “Nguyên nhân nào sinh ra suất điện động/ dòng điện cảm ứng?”
1
2 Định luật Faraday về độ lớn suất điện động cảm ứng Câu hỏi vấn đề: “Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị/ độ lớn suất điện động cảm ứng?”
2
3 Định luật Lenz về chiều dòng điện cảm ứng
Câu hỏi vấn đề: “Chiều dòng điện cảm ứng được xác định như thế nào? Phụ thuộc vào những yếu tố gì?
3
Lí do tôi lên phương án dạy định luật Faraday sau khi HS đã nắm được định luật Lenz vì như vậy HS có thể vận dụng kiến thức đã học để lí giải vì sao trong công thức tính suất điện động cảm ứng lại có dấu trừ.
Để quá trình thực nghiệm theo đúng thời lượng thời gian đã đề ra, tôi đã giới thiệu để HS nắm bắt và hiểu được cách sử dụng các thiết bị thí nghiệm có liên quan đến chủ đề như: nam châm, dây dẫn điện, cuộn dây, ampe kế.
3.3.3. Tiến trình triển khai thực nghiệm sư phạm
Đầu tiên, HS sẽ được ôn tập lại cách dùng với các thiết bị thí nghiệm cũ và làm quen với các thiết bị mới, bao gồm cách gọi tên từng thiết bị, hướng dẫn sử dụng an toàn và cách thu thập số liệu đo được từ thiết bị.
Nguồn điện Cuộn dây solenoid
Các cuộn dây có số vòng khác nhau Dây dẫn điện
Tiếp đó GV triển khai theo tiến trình dạy học đã thiết kế. Trong quá trình dạy học, GV cần ghi chép lại câu trả lời, bài làm trong phiếu học tập của HS, đặt ra các câu hỏi nhằm khảo sát năng lực của HS. Việc đánh giá được diễn ra không chỉ ở cuối mỗi buổi học mà còn đánh giá trong suốt quá trình học và làm thí nghiệm của HS nhằm có những nhận xét khách quan và rõ ràng chi tiết nhất.
Việc đánh giá sẽ được dựa trên cách HS hoàn thành các phiếu nhiệm vụ, bảng tiêu chí đánh giá dựa trên mục tiêu bài học, đánh giá trong suốt quá trình trao đổi với các bạn khác trong nhóm, cách trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra, cách đề xuất tiến hành phương án và thu thập kết quả thí nghiệm. Các bước tiến hành thu thập và đánh giá kết quả:
- Bước 1: Thu thập dữ liệu thông qua: các phiếu học tập của HS, video trả lời câu hỏi của HS.
- Bước 2: Sử dụng bảng tiêu chí để đánh giá từng hành vi trong 5 hành vi thuộc năng lực GQVĐ.
- Bước 3: Sử dụng Microsoft Excel để tổng hợp lại toàn bộ điểm đánh giá của HS, vẽ sơ đồ đề thấy được sự phát triển năng lực GQVĐ của HS qua từng bài học.
Để thấy được hiệu quả của các phương pháp dạy học hiện đại đã được áp dụng trong tiến trình dạy học có thể phát triển năng lực GQVĐ của HS, GV cần có những ghi chép chi tiết cụ thể từng bài học, của từng cá nhân HS. Từ đó, lập bảng điểm, bảng biểu để so sánh sự thay đổi trong từng buổi học của HS.
Nhằm quan sát được hết các cử chỉ, hành vi, biểu hiện và những lời phát biểu ý kiến của HS, ngoài việc sử dụng phiếu học tập để thu thập dữ liệu, tác giả ghi lại các câu trả lời của HS, hoạt động nhóm để việc đánh giá được khách quan và chính xác nhất.
Mỗi bài học, HS sẽ cần phải hoàn thành các phiếu học tập tương ứng với các hoạt động dạy học mà GV đã soạn giáo án. Kết thúc chủ đề, tác giả sẽ thu thập toàn bộ các phiếu học tập đó, chấm điểm dựa theo bảng tiêu chí tác giả để đưa ra các đánh giá định tính và định lượng. Dùng bảng biểu vẽ sơ đồ để thấy được sự phát triển năng lực GQVĐ của HS theo từng bài học. Thông qua phiếu học tập, GV đánh giá được từng thành tố thuộc năng lực GQVĐ.
Hỗ trợ đánh giá hành vi phát hiện vấn đề cần nghiên cứu Hỗ trợ đánh giá hành vi phát biểu vấn đề, đề xuất phương án, lập kế hoạch Thực hiện, đánh giá