Ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến công tác giáo dục trẻ em

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (Trang 43 - 47)

4. TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO HỒ CHÍ MINH ĐẾN XÃ HỘI

4.1 Ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến công tác giáo dục trẻ em

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ lo lắng, đấu tranh cho dân tộc, cho đời sống đồng bào trong cảnh nước mất nhà tan cũng như khi đất nước thống nhất, mà Người còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em - đây luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bác.

40

Lòng yêu trẻ sâu sắc và tha thiết mong muốn trẻ được sống hạnh phúc là một nét đặc trưng mang tính nhân văn sâu sắc, tạo nên nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tấm lòng yêu trẻ thơ, chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta có thể tìm thấy ở Người một tấm gương sáng ngời về tình yêu con trẻ. Chúng ta biết rằng: Đi đến đâu, Bác cũng luôn có kẹo hoặc bánh để chia cho các cháu.

Dù bận trăm công nghìn việc, Bác vẫn dành thời gian quý báu cho các cháu nhỏ, đó là những bài thơ nhân dịp Tết Trung thu: “Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng...”, những chuyến thăm, gặp gỡ các cháu nhỏ chứa chan tình thương của Người dành cho các cháu. Bác cũng đã dạy rằng: “Trẻ em như tờ giấy trắng, ta vẽ lên như thế nào thì sau này nó sẽ phát triển như thế...”. Vì vậy, Người luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai.

41

Bác chỉ rõ "mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc", do vậy, phải giáo dục các cháu trở thành "những công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà", "những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta". Bác yêu cầu giáo dục trẻ em toàn diện "không những có tri thức phổ thông, mà phải có đạo đức cách mạng". Về phương pháp giáo dục, Người nói dạy trẻ em học "phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ người lớn". "Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học". Trong các thư gửi thiếu niên, nhi đồng, Người đều viết rất ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung gần gũi với các em; bao giờ Bác cũng khen ngợi, động viên, khích lệ và thưởng kẹo cho các cháu. Đối với những câu từ, các cháu không hiểu thì hỏi cha mẹ, thầy cô, hoặc "viết thư hỏi Bác".

Thấm nhuần lời dạy và tấm gương của Người, trong thời kỳ đất nước đổi mới, cùng với nhiều chính sách kinh tế, xã hội được ban hành, Nhà nước ta đã phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em (20/02/1990).

Nội dung trong công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này. Điều đó đã làm thay đổi khá nhanh nhận thức, hành động đối với trẻ em và thực hiện quyền trẻ em Việt Nam. Chúng ta đã ban hành luật, chính sách, văn bản hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình hành động, chương trình mục tiêu, các dự án,

42

xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nhờ đó, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh được phát triển, bao gồm đủ các cấp học, bậc học dưới nhiều hình thức theo hướng xã hội hóa; cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục được tăng cường; công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em ngày càng được cải thiện. Mạng lưới y tế được củng cố và nâng cấp; nhận thức của trẻ em và người chưa thành niên đã từng bước được nâng cao. Các em được cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng để tự chăm sóc và bảo vệ mình; cơ hội và hoạt động tăng cường sự tham gia của trẻ em đang dần được mở rộng. Các em ngày càng có điều kiện bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động có liên quan đến bản thân; gia đình, cộng đồng đã luôn quan tâm, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các em phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần, nhiều em đã được hưởng các chính sách, chế độ và được nhận nuôi dưỡng.

Đội ngũ giáo viên mầm non cũng xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ hết sức vinh quang nhưng cũng không ít khó khăn vất vả, đã thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để trở thành những cô giáo mẫu mực, tu dưỡng theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục các cháu, đội ngũ những người làm công tác giáo dục mầm non cần phải thi đua học tập tấm gương yêu trẻ của Bác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo điều kiện tốt nhất mà nhà trường và gia đình có được để giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển nhân cách con người mới. Mỗi cô giáo mầm non cần phải học phải đi đôi với hành, lời nói đi đôi với việc làm, mẫu mực trong công việc, trong lời ăn tiếng nói để làm gương cho trẻ.

Sự quan tâm, tình cảm yêu thương, những hành động thiết thực của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ, những mầm non tương lai của đất nước và những lời dặn dò của Người sẽ mãi là những bài học, tấm gương quý giá, là định hướng, kim chỉ nam cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em của Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau. “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

43

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)