Phong cách lãnh đạo đậm tính cách mạng và khoa học

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (Trang 25 - 27)

2. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

2.5 Phong cách lãnh đạo đậm tính cách mạng và khoa học

Đảng lãnh đạo bằng đường lối. Đó là đường lối mang đậm tính cách mạng và khoa học. Tư duy khoa học và cách mạng cũng là điểm nổi bật, được thể hiện rất rõ trong phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh. Điều đó thể hiện ngay trong việc vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đáng quan tâm là Người không vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin theo kiểu máy móc, rập khuôn cứng nhắc, mà cụ thể hóa một cách khoa học, trở nên thực tế, dễ hiểu, dễ nhớ để thực hiện với tất cả mọi người, trước hết là cán bộ, đảng viên. Những vấn đề lý luận cách mạng cũng được Bác luận giải, cụ thể hóa bằng hình ảnh thực tiễn sinh động; thông qua đó, quần chúng nhân dân tự giác lựa chọn, đi theo chủ nghĩa Mác - Lê nin, theo Đảng. Tính cách mạng trong phong cách lãnh đạo của Bác thể hiện rõ trong quá trình chỉ đạo cách mạng Việt Nam ở từng thời điểm khác nhau. Trong các công việc cụ thể Bác không chấp nhận đường mòn, lối cũ, không cố chấp, bảo thủ. Người thường nói: tư tưởng bảo thủ sẽ cột chân, cột tay người ta lại, không thể tiến bộ được. Muốn tiến bộ thì phải đổi mới, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm.

22

Xem hình mẫu xây dựng thủ đô Hà Nội, Người dặn dò về vấn đề nhà ở của nhân dân lao động (1959)

Hồ Chí Minh khẳng định, điều cốt yếu của người cán bộ là: “Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc”. Nhiệt tình cách mạng là điều cơ bản trong phẩm chất của người cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, nhiệt tình cách mạng phải thống nhất với tri thức khoa học và dựa trên cơ sở khoa học, nếu không sẽ dẫn tới sai lầm, duy ý chí, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến phá hoại một cách vô ý thức. Để có tri thức khoa học, người cán bộ phải không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ về chính trị, văn hóa và nghiệp vụ chuyên môn. Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Vì thế, làm bất cứ việc gì, cán bộ cũng phải có kế hoạch và có đích rõ ràng, vì đích là để nhằm vào đó mà bắn, nếu nhiều đích “thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào”. Để có kế hoạch thực sự khoa học, người cán bộ phải

23

“xét kỹ hoàn cảnh mà xếp đặt công việc cho đúng. Việc chính, việc gấp thì làm trước. Không nên luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp việc nào, làm việc ấy, thành thử việc nào cũng là việc chính, lộn xộn, không có ngăn nắp”. Một việc có thể có nhiều cách thực hiện. Bởi vậy, Người yêu cầu: “chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi”. Đặc biệt, Người đòi hỏi: “công việc gì bất cứ thành công hay thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái thìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới”

Phong cách lãnh đạo khoa học là một trong những nội dung nổi bật của phong cách Hồ Chí Minh, có ý nghĩa sâu sắc đối với cán bộ, đảng viên, đặc biệt với những người đứng đầu, những cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ cấp chiến lược. Đó là những cách thức, nguyên tắc, phương pháp lãnh đạo được thể hiện rõ qua tầm nhìn chiến lược, mục đích cụ thể, kế hoạch khả thi và quyết tâm thực hiện; sau khi đã tiến hành tổ chức, triển khai công việc thì phải kiểm tra, kiểm soát, tổng kết, rút kinh nghiệm; phải đánh giá bằng hiệu quả công việc...

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)