Chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ – TCVN 11041

Một phần của tài liệu tiểu luận tư duy phản biện Đề tài TIÊU DÙNG BỀN VỮNG (Trang 26 - 28)

3. Cách nhận diện các sản phẩm bền vững

3.2.2.Chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ – TCVN 11041

11041

Là một phần của Bộ các tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN, chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được xây dựng dựa trên sự tham khảo các bộ tiêu chuẩn uy tín trên thế giới và khu vực như Mỹ, Nhật Bản, EU, ASEAN… và điều chỉnh với các đặc điểm cụ thể của nông nghiệp Việt Nam, để tạo được sự hài hòa và hợp lý.

 Về đa dạng sinh học: Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích bảo vệ môi trường sống của các loài động vật và thực vật chung sống cùng nhau trong một khu vực, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các khu vực xung quanh.

 Về vùng đệm: Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh.

 Về sản xuất song song: Tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm.  Về hạt giống và vật liệu trồng trọt: Lý tưởng nhất là tất

cả các hạt giống, cây con đều là hữu cơ.

 Về các vật liệu biến đổi gen: Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường.  Về các đầu vào hữu cơ: Nông dân luôn phải kiểm tra

theo tiêu chuẩn PGS trước khi đưa vào sử dụng một sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong những xu thế phát triển của nông nghiệp hiện đại. Đây là phương thức sản xuất thân thiện với môi trường, góp phần quan trọng để phục hồi và duy trì hệ sinh thái tự nhiên và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng là dòng sản phẩm an toàn để phục vụ đời sống người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu tiểu luận tư duy phản biện Đề tài TIÊU DÙNG BỀN VỮNG (Trang 26 - 28)