Naturland và Naturland Fair

Một phần của tài liệu tiểu luận tư duy phản biện Đề tài TIÊU DÙNG BỀN VỮNG (Trang 39 - 42)

3. Cách nhận diện các sản phẩm bền vững

3.11. Naturland và Naturland Fair

Naturland - Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Đức là một trong những hiệp hội uy tín và lâu đời nhất nước Đức. Các tiêu chuẩn của

nông sản hữu cơ trên thị trường trước cả khi các điều luật đầu tiên về nông sản hữu cơ của Liên minh Châu Âu được ban hành.

Hình 2.10: Logo Naturland

Tiêu chuẩn của Naturland thậm chí còn khắt khe hơn các tiêu chuẩn chung của EU Organic. Ví dụ như để được cấp chứng nhận Naturland, toàn bộ nông trại bắt buộc phải được cải tạo, các nguồn tạo ra chất thải nguy hại như nước thải, khí thải, phải được loại bỏ, phân bón hữu cơ cũng chỉ được sử dụng trong giới hạn cho phép. Không chỉ tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp, Naturland còn quan tâm đến tính công bằng và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Giá cả công bằng, tính minh bạch và độ tin cậy trong trao đổi thương mại, đóng góp cho sự phát triển của xã hội, quyền người lao động… là một vài ví dụ về các vấn đề mà Naturland Fair tập trung xử lý.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Bất kể tiết kiệm hay cắt giảm đến mức nào, chúng ta vẫn cần tiêu dùng để sống. Vì vậy, việc lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm như thế nào sẽ quyết định rất nhiều đến nỗ lực của chúng ta để khắc phục các vấn đề môi trường xã hội nói trên. Tiêu dùng bền vững không những đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân bạn mà còn tạo nên nguồn động lực to lớn cho những nhà sản xuất đang nỗ lực hết mình vì một xã hội bền vững. Nếu chúng ta muốn có một cuộc sống khỏe mạnh, được tận hưởng những thực phẩm tươi ngon và chất lượng mà vẫn thân thiện với môi trường, hãy ủng hộ những sản phẩm bền vững và lan tỏa thông điệp sống xanh tới những người xung quanh, để cùng nhau tạo ra sức ảnh hưởng song phương tích cực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồng Chiến (2021), “Tầm quan trọng và giá trị của nước”, Cổng thông tin điện tử Công đoàn Dệt May Việt Nam.

2. Hương Anh (2019), “Giảm thiểu tình trạng lương thực bị thất thoát và lãng phí để góp phần xây dựng một thế giới không đói”, Tạp chí Cộng sản.

3. Lê Thành Ý (2020), “Ô nhiễm không khí: Giải pháp toàn cầu và ở Việt Nam trong phát triển bền vững”, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), “Quyết định Công bố tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam”, Thư viện pháp luật.

Một phần của tài liệu tiểu luận tư duy phản biện Đề tài TIÊU DÙNG BỀN VỮNG (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w