Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Âm học liệu đh cần thơ tài liệu học tập và nghiên cứ phân tích hiệu quả chi phí từ công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 46)

4.3.1 THU GOM CHT THI RN

Bng 5

T L THU GOM CHT THI RN QUA CÁC NĂM

TT Loi cht thi rn Đơn v2006 2007 2008

1 Chất thải rắn sinh hoạt % 52,86 66,15 72,36

2 Chất thải rắn công nghiệp % 100 10 100

3 Chất thải rắn xây dựng Không Không Không Không 4 Chất thải rắn y tế nguy hại

- Trung tâm y tế huyện Chợ Lách Kg/ngày 20 20 20 - Bệnh viện YHCT Trần Văn An Kg/ngày 1.800 1.825 900 - Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu % 60 80 100 - Bệnh viện ĐKKV Cù lao Minh % 19,4 20 20

Ngun: Công ty công trình đô th và S Y tế Bến Tre.

Qua 02 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TXU của Ban Thường vụ Thị xã ủy về xử lý CTR, nước thải trên địa bàn thị xã Bến Tre, với sự cố gắng của các ngành, các cấp và nhất là của Công ty Công trình đô thị, bộ mặt Thị xã thay đổi khang trang, sạch đẹp hơn, làm giảm đáng kể tình trạng vứt chất thải bừa bãi ra

đường phố. Do khả năng thu gom chất thải rắn của Công ty ngày càng tăng qua các năm.

Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tại thị xã Bến Tre được UBND tỉnh giao cho Công ty Công trình đô thị Bến Tre thực hiện. Nhưng hiện nay, chưa đáp ứng nhu cầu của tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của tỉnh,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu các vấn đề đồng bộ các vấn đề môi trường, mà vấn đề xử lý CTR và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường bãi rác Phú Hưng là rất quan trọng.

Thị xã Bến Tre có một bãi rác, với diện tích khoảng 2ha, tại ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, cách trung tâm thị xã Bến Tre khoảng 5km về hướng Đông Bắc, được sử dụng chôn lấp rác từ năm 1990, bãi rác Phú Hưng do Công ty TNHH Công trình đô thị Bến Tre quản lý trực tiếp. Trước đây đường nội bộ vào bãi rác có 1 đường chính và 3 đường rẽđể xe rác di chuyển, xung quanh bãi rác không có tường bao.

Hiện nay, bãi rác Phú Hưng chỉ còn 1 một đường chính để các phương tiện vào bãi rác đổ rác. Cuối năm 2007, bằng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh, Sở Tài nguyên - Môi trường và Công ty Công trình đô thị Bến Tre đã xây dựng tường chắn phía Đông, dài 133 m, cao 3 m; đắp bờ bao và trồng mới cây xanh phía Bắc và trồng bổ sung cây xanh ở các phía còn lại, nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường của bãi rác. Tuy nhiên chưa đạt tiêu chuẩn môi trường, do đó, các ngành, các cấp phải tiếp tục đầu tư xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường của bãi rác Phú Hưng.

Lúc mới hình thành, khối lượng CTR thu gom về bãi rác Phú Hưng bình quân tăng chậm từ khoảng 10 tấn/ngày (năm 1990), tăng lên 54 tấn/ngày (năm 2005), chủ yếu thu gom trong nội thị thị xã Bến Tre. Hiện nay, Công ty Công trình đô thị Bến Tre đã tiến hành thu gom CTR tại 14 phường, xã trên địa bàn thị

xã Bến Tre (trừ xã Nhơn Thạnh), 9 xã thuộc huyện Châu Thành, 2 xã thuộc huyện Giồng Trôm, khối lượng chất thải thu gom về bãi rác khoảng 63 tấn/ngày.

Hiện nay, công nghệ xử lý CTR tại bãi rác Phú Hưng là đổ tự nhiên, từ

trong ra ngoài, thành nhiều lớp để phân hủy tự nhiên và chôn lấp một phần, hiện bãi rác Phú Hưng đã quá tải. Công ty Công trình đô thị Bến Tre chưa áp dụng bất kỳ công nghệ xử lý CTR hoặc tái chế nào tại bãi rác này.

Bãi rác Phú Hưng là bãi rác hở, nên phát sinh mùi hôi nặng, ruồi, muỗi, chuột, có thể gây nên dịch bệnh cho dân cư khu vực. Công ty Công trình đô thị

Bến Tre chưa có biện pháp xử lý nước rò rỉ ra từ bãi rác, nước rò rỉ thẩm thấu tự

nhiên, đe dọa tới nguồn nước mặt, cũng như nước ngầm. Bãi rác Phú Hưng chưa

đạt chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh, đã, đang và sẽ gây ô nhiễm môi trường khu vực ngày càng nghiêm trọng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Từ thực trạng trên, vào năm 2002, UBND tỉnh Bến Tre có chủ trương đầu tư xây dựng hệ thống xử lý CTR cho thị xã Bến Tre, tuy nhiên, các năm qua do gặp khó khăn về vốn đầu tư nên dự án chưa được triển khai thực hiện. Đồng thời, các cơ quan, các ngành, các cấp có liên quan đã đề xuất và kiến nghị mở rộng bãi rác Phú Hưng hoặc xây thêm bãi rác xử lý CTR mới, để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thị xã Bến Tre, các huyện, khu, cụm công nghiệp lân cận đạt tiêu chuẩn môi trường và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường bãi rác Phú Hưng. Đáp ứng nhu cầu bức xúc trên, UBND tỉnh Bến Tre có chủ trương mở rộng bãi rác Phú Hưng thêm 2ha. Sau đó, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt phương án bồi thường tổng thể giải phóng mặt bằng mở rộng bãi rác Phú Hưng. Đến cuối tháng 3 năm 2008, công tác bồi thường, giải tỏa bãi rác Phú Hưng hoàn tất. Hiện nay, UBND thị xã Bến Tre giao cho Ban Quản lý Dự án

Đầu tư thị xã quản lý công việc xây dựng các công trình liên quan của bãi rác Phú Hưng mở rộng.

Song song với chủ trương mở rộng bãi rác Phú Hưng, UBND tỉnh Bến Tre có công văn thống nhất chủ trương xây dựng bãi xử lý chất thải Hữu Định, có diện tích 4,2 ha, tại ấp 2, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, đồng thời giao cho Sở xây dựng làm chủ đầu tư dự án. Với tổng vốn đầu tư của dự án xây dựng bãi rác Hữu Định là 10.658.473.983 đồng, thời gian thực hiện từ tháng 3 năm 2008

đến tháng 11 năm 2009. Công suất xử lý của bãi rác Hữu Định khoảng 62 tấn/ngày. Quy trình công nghệ xử lý CTR của bãi rác Hữu Định là công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh bằng phương pháp hiếu khí kết hợp với chôn lấp hợp vệ

sinh.

Chất thải rắn tập trung về bãi rác Hữu Định sẽđược phân làm 3 loại chính: - Chất thải có thể tái chế: được chuyển về bãi phế liệu để lưu trữ tạm thời trước khi cung cấp cho các đơn vị tái chế.

- Chất thải không thể tái chế: tiến hành chôn lấp bởi 9 hố chôn được xử lý theo yêu câu kĩ thuật quy định của bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh; nước rỉ

ra từ chất thải được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải; khí thải phát sinh từ quá trình xử lý CTR được thu gom toàn bộ về tháp hấp thụ than hoát tính xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải vào môi trường.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Chất thải hữu cơ: dùng để sản xuất các sản phẩm phân hữu cơ vi sinh theo nhu cầu của thị trường.

- Chất thải nguy hại sẽđược công ty thu gom và xử lý đúng theo quy

định hiện hành.

Khi dự án triển khai hoạt động sẽ giải quyết tình trạng quá tải và gây ô nhiễm môi trường của bãi rác Phú Hưng; các vấn đề môi trường liên quan đế chất thải rắn tại các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư; BVMT, sức khỏe cộng đồng; sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

4.3.2 THU GOM VÀ X LÝ CHT THI RN

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre tỉ lệ thu gom CTR thường rất thấp. Mặt khác CTR thu gom chưa được phân loại tại nguồn nên gây rất nhiều khó khăn cho quá trình vận chuyển cũng như việc xử lý CTR tiếp theo. Nếu thực hiện được việc thu gom và phân loại CTR tại nguồn sẽ giúp ích cho cơ quan quản lý môi trường trong việc lựa chọn phương pháp xử lý hợp lý, giảm đáng kể chi phí đầu tư cho xử lý CTR và góp phần bảo vệ môi trường chung.

4.3.2.1 THU GOM, X LÝ CTR SINH HOT

Năm 2007, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre đã thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường tại 10 khu chợ xã, thị trấn. Qua đó, ước tính tổng lượng CTR từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại của các khu chợ thải ra khoảng 0,5 – 02 tấn/ngày. Khối lượng CTR phát sinh ít, nhưng túi nilong chiếm tỉ trọng rất lớn, đây là loại chất thải khó phân hủy trong môi trường, gây xấu cảnh quan, làm thu hẹp diện tích đất và làm ô nhiễm môi trường nước.

Công tác thu gom và xử lý CTR phát sinh từ các hộ dân sinh sống và hộ

kinh doanh ở các chợ chưa được quan tâm và quản lý đúng mức. Theo kết quả

kiểm soát, hầu hết các chợ đều chưa có giải pháp cụ thể hoặc giải pháp chưa

đồng bộ về thu gom CTR. Các chợ đều chưa có bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh, tạm thời, rất nhiều xã còn lúng túng trong việc này; vị trí các bãi chôn lấp CTR

đều gần với nguồn nước, nhà dân, đường giao thông chính, không có tường bao quanh, xử lý nước rỉ từ chất thải, mùi hôi và ruồi nhặng. Điều này đã gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan nói chung và chất lượng nguồn nước sinh hoạt nói riêng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Từ hiện trạng trên, đòi hỏi chúng ta cần có giải pháp phù hợp về vấn đề

thu gom, xử lý CTR ở chợ, khu vực đông dân cư ở các xã, thị trấn để giữ môi trường sống trong lành, bảo đảm sức khoẻ cho người dân. Giải pháp cụ thể trước mắt là Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nên quy hoạch bãi bãi xử lý CTR và thành lập Tổ dịch vụ thu gom CTR và sẽ được trả công bằng đóng góp của các

điểm kinh doanh trong chợ, hộ dân trong xã, thị trấn. Ở những nơi gần thị xã Bến Tre, Công ty TNHH Công trình, đô thị thị xã Bến Tre cần tổ chức thu gom CTR thải trực tiếp của các hộ dân, CTR từ các chợ và vận chuyển về bãi rác Phú Hưng nhằm đảm bảo xử lý hợp vệ sinh, bảo đảm an toàn về môi trường. Công nghệ xử

lý hoặc tái chế CTR tại tỉnh Bến Tre chưa có, chủ yếu là khai thác chất thải mụt (sàn) cung ứng cho nông dân với giá từ 120.000 - 150.000 đ/tấn, nhằm hạn chế

sự quá tải của bãi rác hiện nay.

4.3.2.2 THU GOM, X LÝ CTR CÔNG NGHIP VÀ TIU TH

CÔNG NGHIP

Tỉnh Bến Tre có 02 cụm công nghiệp cấp tỉnh đã được qui hoạch: Phú Hưng - Mỹ Thạnh, An Hiệp - Châu Thành và một số cụm công nghiệp, làng nghề

cấp huyện, nhìn chung sức thu hút đầu tư còn thấp và hạn chế.

Toàn tỉnh hiện có 22 làng nghề truyền thống, nhưng phần lớn là không

đầu tư công trình xử lý nước thải hoặc có xây dựng nhưng không đồng bộ, nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn quy định. Nhiều cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày còn xả chất thải trực tiếp xuống sông, rạch làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Ô nhiễm nước thải trong quá trình sản xuất kẹo dừa, thạch dừa trên địa bàn phường 7 - thị xã. Ô nhiễm không khí ở các lò than thiêu kết từ gáo dừa trên địa bàn huyện Giồng Trôm.

Nguồn CTR trong các cụm công nghiệp, làng nghề chủ yếu là chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt mụn xơ dừa trên dòng sông Thom (thuộc cụm công nghiệp An Thạnh, Mỏ Cày), hiện nay trên địa bàn này có khoảng 150 cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa trong tổng số 400 cơ sở của tỉnh (các cơ sở khác tập trung ở các huyện Giồng Trôm, Châu Thành và Thị xã). Trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 1.000 tấn mụn, hiện tại các cơ sở này không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn mà mà chủ yếu đổ trực tiếp ra dòng sông Thom và các kênh rạch khác gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nước, đây là một khối lượng chất thải

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu khổng lồ cần phải có biện pháp khắc phục, xử lý phù hợp, nếu không về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm về tiếng

ồn, khói bụi cũng đã đến mức báo động cần phải xem xét.

CTR công nghiệp nguy hại chủ yếu là bụi sinh ra trong quá trình sản xuất thuốc lá tại nhà máy thuốc lá Bến Tre. Hiện nay, nhà máy chưa có công nghệ xử

lý loại chất thải này, mà chủ yếu xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại bãi rác Phú Hưng (thị xã Bến Tre).

4.3.2.3 THU GOM, X LÝ CTR NGUY HI

Hiện tại, có một số bệnh viện được trang bị hệ thống xử lý chất thải lỏng còn lại các bệnh viện đều không có hệ thống thoát chất thải lỏng nguy hại riêng mà cho thoát chung với nước thải sinh hoạt và nước mưa, không có hệ thống xử

lý nước thải đúng tiêu chuẩn. Do đó, nước thải y tế thải ra môi trường (sông rạch, lòng đất) đều không đạt tiêu chuẩn môi trường, nguy cơ lây nhiễm cao. Một số

bệnh viện đa khoa khu vực tuy có hệ thống thoát và xử lý nước thải y tế nhưng hiện nay không phát huy được tác dụng, hệ thống xử lý nước thải không hoạt

động, nước thải chưa được xử lý thải trực tiếp ra sông hoặc không thoát được ra ngoài sau xử lý.

Việc phân loại chất thải rắn y tế còn chưa đúng quy định, còn lẫn vào chất thải sinh hoạt. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, vật sắc nhọn chưa được cô lập an toàn. Không có phương tiện vận chuyển riêng biệt, chuyên dụng, nơi lưu giữ vệ

sinh không bảo đảm, có nhiều nguy cơ rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập. Nơi tập trung chất thải không có mái che, rào bảo vệ. Hiện tại có một bệnh viện có lò đốt CTR y tế nhưng cũng không đạt chuẩn tiêu huỷ an toàn CTR nguy hại. Các bệnh viện còn lại, các trạm y tế xã, phường chỉ xử lý đốt thủ

công nhưđốt lộ thiên, đốt trong các lò đốt thủ công xây bằng gạch thường hoặc chôn lấp thiếu an toàn. CTR sinh hoạt tại các bệnh viện huyện cũng chưa được xử lý một cách căn cơ, triệt để. Các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải được liệt kê trong Bảng 6

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bng 6

CÁC BNH VIN CÓ H THNG X LÝ CHT THI

TT Tên bnh vin Địa đim H thng x lý cht thi

1 Nguyễn Đình Chiểu 109 Đoàn Hoàng Minh, P. 5, thị xã Bến Tre.

- Nước thải: vô khuẩn, không vi sinh trước khi đưa ra sông rạch.

- Chất thải rắn: bằng lò đốt nhiên liệu gaz, dầu Diesel. 2 Y học Cổ truyền 44 Đoàn Hoàng Minh,

P. 6, thị xã Bến Tre. Xử lý chất thải y tế và nước thải. 3 Khu vực Cù lao Minh Tân Lộc, Đa Phước Hội, Mỏ Cày. Xử lý chất thải y tế và nước thải. 5 TTYT huyện Chợ Lách Khu phố II, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lánh. Xử lý chất thải y tế. Ngun: S Y tế Bến Tre.

Bến Tre hiện có 01 bệnh viện tuyến tỉnh, 01 bệnh viện Y học cổ truyền, 01 bệnh viện khu vực và 08 cơ sở điều trị tại 8 huyện, thị. Chỉ có 04 đơn vị có phân loại chất thải y tế nguy hại với các loại CTR khác. Những đơn vị còn lại đều không có phân loại, chất thải y tế nguy hại được xử lý chung với các loại CTR khác chủ yếu bằng phương pháp đốt ngoài trời hoặc chôn lấp, chất thải lỏng được xử lý trong các hầm tự thấm. Chất thải rắn y tế nguy hại từ các bệnh viện là

Một phần của tài liệu Âm học liệu đh cần thơ tài liệu học tập và nghiên cứ phân tích hiệu quả chi phí từ công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)