Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và phát triển bền vững. Môi trường tự nhiên đã ban tặng cho nhân loại tài nguyên vật chất vô giá nhưđất nước, không khí, mặt trời với các tài nguyên sinh vật, khoáng sản. Môi trường tự nhiên là cơ sở và điều kiện sinh tồn, phát triển của loài người và là điều kiện phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Trong quá trình hoạt động kinh tế, các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa và dịch vụđã vứt bỏ vào môi trường hàng hà sa số những chất thải.
Môi trường có thể sạch hóa các chất phế thải thông qua quá trình khuếch tán tự nhiên hoặc đồng hóa, biến thành các chất không có hại, thậm chí có ích cho loài người. Nhưng thiên nhiên không thể tựđiều chỉnh cân bằng sinh thái khi có một lượng chất thải quá lớn, vượt quá giới hạn cho phép. Mâu thuẫn lớn trong sự phát triển của xã hội loài người là tài nguyên thiên nhiên có giới hạn và khan hiếm trong khi nhu cầu của xã hội là vô hạn.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Con người trong quá trình hoạt động đã không ngừng cải biến điều kiện môi trường cho phù hợp với nhu cầu phát triển của mình. Sự phát triển của khoa học hiện đại đã giúp con người cải tạo môi trường tư nhiên xung quanh, nhưng cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và sự tăng nhanh dân số toàn cầu
đã phá vỡ cân bằng sinh thái.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, dân số thế giới tăng nhanh, môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. Các nước có nền công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản... và hầu khắp các nước đã xảy ra nhiều sự kiện ô nhiễm nghiêm trọng. Vấn đề môi trường và ô nhiễm chất thải đã được đặt ra một cách nghiêm túc toàn cầu. Năm 1980, khái niệm phát triển bền vững chính thức
được sử dụng. Các công ước quốc tế đã được ký kết giữa các nguyên thủ quốc gia và các nước đều ban hành hệ thống luật pháp liên quan đến bảo vệ môi trường, ô nhiễm, chất thải.
Ở nước ta, khi chuyển sang nề kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ
nghĩa, hệ thống pháp luật quản lý chất thải được ban hành và đang đi vào cuộc sống. Công ước quốc tế và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải là những công cụ pháp luật trong quản lý chất thải. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và quản lý chất thải. Pháp luật là công cụđược Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ
kinh tế, xã hội, trong đó có những vấn đề liên quan đến chất thải. Pháp luật có ba chức năng chủ yếu :
- Chức năng điều chỉnh ; - Chức năng bảo vệ ;
- Chức năng tác động vào ý thức con người bằng giáo dục.
Quản lý chất thải lá một vấn đề rộng có phạm vi toàn cầu. Do đó, hệ thống pháp luật về môi trường và chất thải không chỉ là các văn bản pháp, quy phạm pháp luật trong nước, mà còn là công ước, pháp luật quốc tế liên quan đến BVMT và chất thải.
a. Công ước Quốc tế
Nước ta đã tham gia ký kết một số Công ước Quốc tế, trong đó có 3 Công
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu + Nghị định thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch (CDM) được ký kết vào năm 2002, đây là cơ sởđể xây dựng chiến lược quốc tế về cơ chế phát triển sạch.
+ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chung. Công ước Basel có hiệu lực từ năm 1992, Việt Nam đã tham gia ký kết vào năm 1995. Công ước này tập trung vào quản lý các hoạt động vận chuyển và tiêu hủy chất thải nguy hại.
+ Công ước Quốc tế về các chất hữu cơ khó phân hủy ( POPs). Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy được thông qua do tính khẩn cấp và nhu cầu toàn cầu trong việc quản lý, giảm thiểu và loại bỏ các chất (POPs) là những chất đã gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và môi trường. Nước ta
đã ký kết công ước (POPs) vào năm 2001 và có hiệu lực vào năm 2002. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng kế hoạch Hành động Quốc gia dể tham gia, thực hiện và thi hành công ước này.
b. Văn bản quy phạm pháp luật
Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 là đạo luật đầu tiên về bảo vệ môi trường ở nước ta. Sau hơn 10 năm thực hiện, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu mới của công cuộc công nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và bảo vệ môi trường bền vững. Luật này quy định các biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường ; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức và cá nhân nước ngoài sinh sống, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bảo vệ môi trường.
Để thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ đã có nhiều Nghị định, Quyết định và chỉ thị liên quan đến quản lý chất thải trong các ngành kinh tế, xã hội:
- Nghị định số 121/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 5 năm 2004 quy định về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghịđịnh số 256/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 2 tháng 4 năm 2003 về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 6 năm 2003 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
c. Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải rắn
- Thông tư của Bộ Xây dựng số 10/2000/ TTBXD ngày 08 tháng 8 năm 2000 hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các đề án quy hoạch xây dựng bao gồm cả quản lý CTR sau xây dựng.
- Thông tư của Bộ KHCNMT số 1817/1999/TT BKHCNMT ngày 21 tháng 10 năm 1999 hướng dẫn xác nhận các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư
quy định tại khoản 7 – mục I – phụ lục I – Nghị định 10/1998/NĐ-CP của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đảm bảo đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam liên quan đến BVMT, phục hồi môi trường, tái sử dụng và tái chế chất thải.
d. Văn bản quy phạm pháp luật về chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Nghị định của Chính phủ số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 2 năm 2003 về việc quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng
đường bộ.
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 3 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ
về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Quyết định số 60/2003 của Bộ trưởng Bộ KHCNMT về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại.
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 1999 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-KHCNMT-XD của Bộ
KHCNMT và Bộ XD, ban hành ngày 17 tháng 10 năm 1999 hướng dẫn thi hành chỉ thị số 199/TTg ngày 3 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
f. Văn bản quy phạm pháp luật về chất thải y tế
- Quyết định số 62/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 21 tháng 11 năm 2001 ban hành các chỉ tiêu kỹ thuật đối với lò đốt chất thải y tế.
- Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 1999 hướng dẫn về việc an toàn bức xạ trong y tế.
- Quyết định so612575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 của Bộ
Y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.
Sau khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành, Sở Y tế đã tổ chức triển khai Quy chế công tác xử lý chất thải trong Quy chế bệnh viện theo Quyết
định 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19-9-1997 về việc ban hành quy chế bệnh viện cho toàn thể các trung tâm y tế huyện, thị và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, Sở Y tế còn triển khai các quyết định của Bộ Y tếđến toàn bộ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý xử lý chất thải các bệnh viện tỉnh, huyện, trung tâm y tế dự phòng, phòng khám khu vực, trạm y tế xã, phường.
Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện trên địa bàn tỉnh có triển khai Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30-11-2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế, có bệnh viện đã thành lập hội đồng chống nhiễm khuẩn bệnh viện phân công từng thành viên trong hội đồng giám sát các khoa phòng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua thông qua năm 2005
đã nêu lên những nguyên tắc chung về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải. Trước hết, môi trường là tài sản quốc gia, nhà nước phải thống nhất quản lý, mọi tổ chức, cá nhân phải có quyền lợi và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Thứ hai, bảo vệ môi trường phải lấy phòng ngừa hạn chế ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường là chính.
Thứ ba, bảo vệ môi trường là một nhân tố liên quan chặt chẽ với phát triển bền vững. Kinh tế, xã hội môi trường luôn gắn kết chặt chẽ từ các dự án địa phương, quốc gia và khu vực toàn cầu.
Bảo vệ môi trường đòi hỏi nhà nước, các tổ chức, các cá nhân phải quản lý chặt chẽ và kiểm soát thường xuyên chất thải làm ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
g. Vai trò của Chính phủ trong quản lý chất thải
Theo quy định của Hiến pháp, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên cơ sở luật, pháp lệnh được quốc hội thông qua, nhà nước thống nhất quản lý về bảo vệ mội trường và quản lý chất thải. Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và ban hành các nghị định, thông tư về
quản lý chất thải.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định những nội dung cơ bản về
quản lý chất thải như :
• Hệ thống quản lý nước thải.
• Cơ sở tái chế, bãi chứa, bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường. • Cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
• Bãi chôn lấp chất thải nguy hại. • Kiểm soát ô nhiễm không khí. • Quản lý chất thải nơi công cộng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ