2008.
4.3.1. Thị trường không hoàn hảo
Trong thời điểm thị trường khủng hoảng, giá sản phNm tài chính (giá cổ
phiếu, trái phiếu, giá bất động sản, giá sản phNm phát sinh từ nợ dưới chuNn...) đều không đúng vào thời điểm trước đó. N hững cơn sốt giá cùng những đợt sụp đổ, là do các chủ thể tham gia thị trường đã đNy thị trường đến mức giá “không đúng”. Vì có thể thị trường vẫn có những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage opportunities) tồn tại lâu dài, có sự bất cân xứng về thông tin hay tồn tại sự lừa gạt lẫn nhau, che giấu thông tin trên thị trường…Một số việc lừa gạt, che giấu thông tin như: Giám đốc công ty phù phép số liệu lợi nhuận, thổi phồng giá cổ phiếu. Tổ chức tài chính bất chấp rủi ro, cứ bán sản phNm phát sinh từ nợ dưới chuNn. Công ty xếp
hạng tín nhiệm lại không biết vì động cơ gì, xếp hạng những loại chứng khoán từ nợ
dưới chuNn thuộc loại rất an toàn. Và giám đốc quỹđầu tư không cần biết là giá của các loại chứng khoán này có bất hợp lý không, cứ thấy nó đang kiếm ra tiền là mua.
Ngân hàng thương mại thoải mái chiêu dụ khách hàng không đủ điểm tín dụng đi vay mua nhà...
Tất cả những điều trên chứng minh cho một thị trường không hoàn hảo. Trong một thị trường không hoàn hảo thì thường làm cho thị trường diễn biến theo những chiều hướng ngược mà đáng lẽ nó nên diễn ra theo đúng với những thông tin thực của thị trường. Do đó trong thị trường này có sự khác nhau về giá cổ phiếu giữa các ngày trong tuần mà đáng lẽ giá cổ phiếu là không khác biệt giữa các ngày trong tuần nếu trong thị trường hoàn hảo. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự
khác biệt giá cổ phiếu giữa các ngày trong tuần vẫn là do tâm lý nhà đầu tư.