Hàng ngày thường xuyên thưc hiện công tác vệ sinh chuồng trại,khu vực xung quanh chuồng trại để đảm bảo một môi trường tốt tạo điều kiện cho lợn sinh trưởng và phát triển bình thường đạt hiệu quả kinh tế cao.Do chuồng nuôi được xây dựng khép kín, trang thiết bị hiện đại , có thể điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng cho chuồng nuôi. Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn do Công ty Thiên Thuận Tường tự sản xuất và Công ty Cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà cung cấp.
* Thực hiện quy trình kỹ thuật
Ở trong chăn nuôi lợn trang trại, người ta thường áp dụng quy trình “cùng vào - cùng ra”, trong đó một chuồng hoặc một ô được đưa vào để nhốt đồng loạt cùng một loại lợn (có thể tương đương về khối lượng hoặc tuổi). Sau một thời gian nuôi nhất định số lợn này được xuất khỏi chuồng. Sau đó tiến hành khử trùng, tiêu độc lại và lại chuẩn bị đưa lứa khác vào.
* Thực hiện dây truyền sản xuất khép kín
Công ty đã tổ chức được dây truyền sản xuất khép kín, từ lợn thương phẩm, đến lợn giống đực, cái các loại. Đây là một điều kiện lý tưởng giúp công ty phòng bệnh cho trang trại.
* Chăm sóc và quản lý lợn
Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
Công việc hàng ngày cần làm ở chuồng bầu và chuồng hậu bị là: kiểm tra nguồn nước, cho lợn ăn, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát hành vi, biểu hiện của đàn lợn. Tuy nhiên, đối với lợn hậu bị không để nước ở bể tắm, tránh tình trạng lợn ngâm mình trong nước có lẫn phân, nước tiểu sẽ gây viêm cơ quan sinh dục.
* Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm
Hàng ngày, tiến hành quan sát, kiểm tra có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nó giúp phân biệt lợn khỏe, lợn ốm để kịp thời tách lợn ốm ra một ô riêng để có kế hoạch điều trị và phương pháp chăm sóc riêng.
Sáng sớm em tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật, sau đó cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có.
Tùy vào thời tiết điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng chuồng.
Bảng 4.2. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái
Công việc Số lần thực hiện (lần)
Kết quả
Đạt %
Cho ăn 320 320 100
Tắm 150 150 100
Vệ sinh chuồng (dọn phân) 320 320 100
Vệ sinh máng, thay nước 160 160 100
Qua bảng 4.2. cho thấy: em thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái tại cơ sở đã đạt kết quả cao là 100%. Cụ thể: trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em đã trực tiếp cho lợn ăn 320 lần; tắm cho lợn 150 lần; dọn phân chuồng 320 lần; xịt rửa máng ăn, thay nước 160 lần.
Bảng 4.3 Kết quả quá trình chăm sóc lợn con theo mẹ
Tháng Số nái đẻ Tổng số lợn con để nuôi TB con/nái
5 37 405 10,95 6 40 485 12,13 7 35 389 11,11 8 46 496 10,78 9 57 692 12,14 10 31 336 10,84 11 38 408 10,74 Tổng 284 3211 11,24
Qua bảng 4.3. cho thấy Số con đẻ ra/lứa trung bình trong 6 tháng là 11,24 con. Số con còn sống đến cai sữa trung bình trong 6 tháng là 10,11 con. Trại Thiên Thuận Tường có số con đẻ ra/lứa trong 6 tháng trung bình đạt 12,25 con, số con còn sống đến cai sữa/lứa trong 6 tháng trung bình đạt 10,85 con. Từ số liệu trên kỹ thuật trại cung cấp cho thấy số lợn con đẻ ra/lứa và số lợn con cai sữa/lứa của trại chúng em thấp hơn. Lợn nái đẻ ít do các nguyên nhân như: lợn nái mới đẻ lứa đầu thì có số con ít hơn so với lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Cho ăn không đủ chất và dinh dưỡng cần thiết cho lợn mang thai dẫn đến thiếu chất. Do quy trình chăm sóc và loại thải những lợn nái già yếu chưa đạt nên dẫn đến hiện tượng thoái hóa con giống. Trong quá trình chăm sóc cần chú trọng các vấn đề như chăm sóc cả lợn con, cho lợn nái đẻ ăn theo giờ để hạn chế lợn mẹ đè chết con. Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, độ thông thoáng trong chuồng cho hợp lý, trời lạnh phải đảm bảo 3 yếu tố: khô – thoáng - ấm, trời nắng phải đảm bảo: khô – thoáng – mát. Nếu tuân theo các điều trên thì tỷ lệ lợn sống đến cai sữa sẽ tăng đáng kể và giúp lợn con nhanh lớn, ít bệnh hơn.