Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Tại Công Ty Cp Khai Thác Khoáng Sản Thiên Thuận Tường - Tp. Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 32)

Còn trên thế giới ngành chăn nuôi lợn đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này.

Theo nguyên cứu của Martineau (2011) [22], có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.

Theo Shrestha (2012) [23], hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy... Nguyên nhân: (a) do dinh dưỡng: cho lợn ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, lợn quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống; (b) do quản lý chăm sóc: lợn ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài; (c) do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp; (d) do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng: lợn sốt (40 - 410C), bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau.

Theo Kemper và cs, (2013) [19] tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ Enterobacteriaceae,

Staphylococcaceae, StreptococcaceaeEnterococcaceae. Trong đó, E. coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA..

Theo Preibler và Kemper (2011) [20] trong nghiên cứu về lợn nái mắc MMA, có 16,6% bị sốt < 39,50C, 28,8% sốt > 400C, lợn kém ăn, sản lượng sữa giảm hoặc rối loạn tiết sữa.

Waller và cs, (2002) [21] cho biết khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.

2.4. Một số hiểu biết về giống lợn nuôi tại cơ sở

2.4.1. Lợn Móng Cái

- Nguồn gốc và sự phân bố

Lợn Móng Cái có nguồn gốc ở Quảng Đông Trung Quốc và được nuôi nhiều ở huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.

- Đặc điểm ngoại hình

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14], lợn Móng Cái có 3 dòng: dòng xương to, dòng xương nhỡ và dòng xương nhỏ. Lợn Móng Cái dòng xương nhỏ có tầm vóc không khác gì lợn Ỉ và có vùng trắng ở bụng, vành trắng vắt ngang qua vai lớn hơn so với dòng xương to và xương nhỡ.

Lợn Móng Cái có đặc điểm ngoại hình như đầu đen giữa trán có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi mà đường chéo dài theo chiều dài của mặt lợn. Mõm trắng, bụng và 4 chân trắng. Phần trắng này có nối nhau bằng một vành trắng vắt qua vai, làm cho phần đen còn lại trên lưng và mông có hình dáng như cái yên ngựa còn được gọi là vết lang hình yên ngựa. Ở chỗ tiếp giáp giữa lông đen và trắng có một khoảng mờ, rộng khoảng 2 - 3 cm trên đó da đen lông trắng. Đặc điểm về màu sắc lông da của lợn Móng Cái là cố định. Về kết cấu ngoại hình lợn Móng Cái có đặc điểm là đầu to, tai đứng, hướng về phía trước, lưng võng, bụng xệ, chân yếu có hiện tượng đi bàn, có từ 12 - 14 vú.

- Đặc điểm sinh trưởng

Lợn Móng Cái là giống thành thục sớm, thời gian sinh trưởng ngắn. Khối lượng sơ sinh 0,5 - 0,7 kg/con, khối lượng cai sữa 6-8 kg/con, khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 28,5 - 40 kg; khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 60 kg; khối lượng trưởng thành đạt 100-120 kg.

- Khả năng sinh sản

Lợn Móng Cái là giống lợn thành thục sớm, giống lợn Móng Cái mắn đẻ, đẻ nhiều con, nuôi con khéo. Có thể đẻ từ 10-12 con/lúa, khối lượng sơ sinh 0,5 - 0,7 kg/con, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 80- 90%.

2.4.2. Lợn Yorkshire

- Nguồn gốc và sự phân bố

Giống lợn Yorkshire được hình thành ở vùng Yorkshire của nước Anh. Năm 1978, Việt Nam nhập lợn Yorkshire từ Cuba. Từ năm 1994 đến nay, giống lợn này phát triển và được nuôi nhiều ở Miền Bắc.

-Đặc điểm ngoại hình

Lợn Yorkshire có lông trắng ánh vàng, đầu cổ hơi nhỏ và dài, mõm thẳng và dài, mặt lộng, tai to trung bình và hướng về phía trước, mình dài lưng hơi cong, bụng gọn 4 chân dài chắc chắn, có 14 vú. Da của lợn Yorkshire có màu trắng, có một số nốt đen.

Lợn Yorkshire sinh trưởng phát dục nhanh. Khối lượng khi trưởng thành của con đực từ 250 - 300 kg, của con cái từ 200 - 250 kg. Lợn Yorkshire có mức tăng khối lượng bình quân từ 650 - 750 gam/con/ngày; tiêu tốn thức ăn từ 2,80 - 3,10 kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ từ 55 – 59 %.

-Khả năng sinh sản

Lợn Yorkshire có khả năng sinh sản tương đối cao, đẻ bình quân 10-11 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,1 - 1,2 kg/con. Khi nuôi tại trại Thiên Thuận Tường số con đẻ ra trên ổ bình quân là 9,3, khối lượng sơ sinh đạt từ 1,1 - 1,42 kg/con, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi đạt 50 - 65 kg.

2.4.3. Lợn Landrace

- Nguồn gốc và sự phân bố

Giống lợn Landrace được có nguồn gốc ở Đan Mạch. Việt Nam nhập giống lợn Landrace ở Cuba vào năm 1970.

-Đặc điểm ngoại hình

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14], Lợn Landrace có dạng hình nêm (còn gọi là hình tên lửa) màu lông trắng tuyền, mình dài, có từ 16 - 17 đối xương sườn, đầu dài hơi hẹp, tai to, dài rủ xuống che cả mật, bốn chân hơi yếu. Lưng vồng lên, mặt lưng bằng phảng, mông phát triển, tròn. Lợn Landrace có từ 12 -14 vú. Lợn Landrace là giống lợn hướng nạc.

-Đặc điểm sinh trưởng

Giống lợn Landrace là giống lợn có nãng suất cao. Tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng thấp từ 2,70 - 3,01 kg; tăng khối lượng bình quân/ngày từ 700 - 800 g, tỷ lệ thịt nạc /thịt xẻ từ 58 - 60%. Khối lượng cơ thể của lợn đực từ 280 - 320 kg, của lợn nái từ 220 - 250 kg.

-Khả năng sinh sản

Lợn Landrace có khả năng sinh sản khá cao và khả năng nuôi con khéo, lợn Landrace thường được chọn làm "dòng cái" trong các công thức lai giữa lợn ngoại cao sản với nhau.Khi nuôi tại trại Thiên Thuận Tường số con đẻ ra trên ổ bình quân là 11,05 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,05 – 1,3kg/con.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Tại Công Ty Cp Khai Thác Khoáng Sản Thiên Thuận Tường - Tp. Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)