Ngành công tác xã hội đã bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài ngƣời, đƣợc thế giới biết đến từ đầu thế kỷ XX để giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa của các nƣớc phƣơng Tây. Đến giai đoạn cách mạng công nghiệp, hoạt động công tác xã hội trở nên rất cần thiết và đã có sự tổ chức chặt chẽ. Tới nay, các hoạt động công tác xã hội đã có sự tham gia chặt chẽ của các chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ. Tổ chức Lao động thế giới (ILO) đã đƣa công tác xã hội vào nội dung của bảo đảm xã hội. Sau khoảng 100 năm phát triển, ngành công tác xã hội đóng các hoạt động quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội của các nƣớc phát triển. Vị thế của nghề công tác xã hội cũng nhƣ của các nhân viên xã hội trong các xã hội phát triển là hết sức quan trọng đối với xã hội, gia đình và cá nhân. Nhân viên xã hội có mặt trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của ngƣời dân từ giáo dục, y tế, cho đến các lĩnh vực nhƣ tƣ pháp, hành pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho công dân.
Ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển công tác xã hội cũng không nằm ngoài quy luật hình thành và phát triển công tác xã hội trên thế giới. Công tác xã hội ở Việt Nam đƣợc hình thành trên cơ sở tình ngƣời. Trải qua
các giai đoạn lịch sử, tinh thần nhân đạo và lòng yêu thƣơng đồng loại luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các chính sách xã hội, các luật lệ xã hội.
Công tác xã hội ở Việt Nam thƣờng đƣợc nghĩ nhƣ là một việc làm từ thiện. Vì thế, cần có cái nhìn đầy đủ hơn về công tác xã hội. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về công tác xã hội, dƣới đây là một số định nghĩa về công tác xã hội.
Hội đồng Đào tạo công tác xã hội Mỹ định nghĩa: Công tác xã hội là một nghề nhằm tăng cường các chức năng xã hội của cá nhân, hay nhóm người bằng những hoạt động tập trung vào can thiệp mối quan hệ xã hội để thiết lập sự tương tác giữa con người và môi trường có hiệu quả. Hoạt động này bao gồm ba nhóm: phục hồi năng lực đã bị hạn chế, cung cấp nguồn lực cá nhân và xã hội và phòng ngừa sự suy giảm chức năng xã hội. (Wener W. Boehm, Objective of the Social Work Curriculum of the Future, Curriculum Study I – New York: Council on Social Work Education 1959). [12,14]
Theo Hiệp hội Quốc gia nhân viên công tác xã hội (NASW): “Công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường năng lực và chức năng xã hội để tạo ra những điều kiện xã hội cần thiết, giúp họ đạt được mục tiêu”. [14,4]
Công tác xã hội tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7 năm 2000: Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con ngƣời, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con ngƣời, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con ngƣời và các hệ thống xã hội. Công tác xã hội can thiệp trong những điểm tƣơng tác giữa con ngƣời và môi trƣờng của họ.
Trong luận văn này, tôi sử dụng khái niệm của Hiệp hội Quốc gia nhân viên công tác xã hội (NASW) bởi quan niệm này đã bao trùm toàn bộ các khía cạnh và phù hợp nhất với đề tài mà tôi nghiên cứu.