7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định việc trả lƣơng, tăng lƣơng, giảm lƣơng của ngƣời lao động: khi gia nhập thị trƣờng bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn sinh lợi từ vốn bỏ ra, tuy nhiên do tác động của nhiều nhân tố, kết quả sản xuất kinh doanh không đạt nhƣ ý muốn. Kết quả sản xuất kinh doanh sẽ tác động tới việc trả lƣơng cho NLĐ, doanh nghiệp kinh doanh đạt lợi nhuận cao, chủ doanh nghiệp có thể tăng lƣơng cho NLĐ. Ngƣợc lại, trƣớc giai đoạn suy thoái kinh tế, sản xuất cầm chừng, lỗ thì doanh nghiệp phải tính tới việc thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Do đó, tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải điều chỉnh quy chế trả lƣơng bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Giá trị công việc đánh giá công việc phức tạp hay đơn giản, yêu cầu đội ngũ lao động nào làm đƣợc công việc đó. Giá trị công việc sẽ ảnh hƣởng tới vậy xây dựng chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp.
Nếu công việc có giá trị cao thì doanh nghiệp cần xây dựng quy chế trả lƣơng hƣớng dẫn đối tƣợng NLĐ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Ngƣợc lại giá trị công việc thấp, thì doanh nghiệp thƣờng thuộc các ngành dệt may, da giầy, da công, tái chế, đối tƣợng mà quy chế trả lƣơng cần hƣớng dẫn là NLĐ phổ thông.
Hình thức sở hữu doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi quyết định cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động của doanh nghiệp, do đó nó quyết định cách thức tổ chức lao động, quy chế trả lƣơng của doanh nghiệp. Đối với các công ty TNHH một thành viên do nhà nƣớc làm chủ sở hữu thì cơ chế quản lý tiền lƣơng do nhà nƣớc, chủ sở hữu đƣợc phân công quyết định, việc phân phối, chi trả tiền lƣơng, các chế độ chính sách đối với NLĐ thực hiện các quy định chặt chẽ. Ngƣợc lại đối với các doanh nghiệp dân doanh, FDI việc phân phối, chi trả tiền lƣơng do
chủ doanh nghiệp tự quyết. Chủ doanh nghiệp bỏ tiền ra sản xuất kinh doanh và họ có quyền lựa chọn cách thức, phƣơng thức trả lƣơng sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, hƣớng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Do vậy, so sánh giữa quy chế trả lƣơng của doanh nghiệp có yếu tố nhà nƣớc và doanh nghiệp FDI, dân doanh có sự khác biệt, điều này có nguồn gốc xuất phát từ hình thức sở hữu doanh nghiệp. Doanh nghiệp thuộc loại hình thức sở hữu nào thì cũng cần phải xây dựng quy chế trả lƣơng phù hợp với đặc điểm sở hữu của mình.