Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh kế sách sóc trăng (Trang 29)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

− Thu thập số liệu trực tiếp từ Ngân hàng Sài Gòn công thương – chi nhánh Kế Sách. Cụ thể:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008, 2009, 2010.

+ Bảng cân đối kế toán năm. 2008, 2009, 2010.

+ Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.

− Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng.

Doanh số thu nợ Tỷ số thu hồi nợ =

Doanh số cho vay x 100% Nợ xấu

Tổng Dư nợ

x 100% Tỷ lệ nợ xấu =

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp so sánh:

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, được áp dụng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình phân tích: từ khi sưu tầm tài liệu đến khi kết thúc phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân, nội dung so sánh bao gồm:

- Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích là chỉ tiêu cơ sở.

- Phương pháp tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở thể hiện tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Dùng 1 số chỉ tiêu tài chính để đánh giá chất lượng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Kế Sách như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH KẾ SÁCH SÓC TRĂNG. 1. Lịch sử hình thành.

o Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Kế Sách Sóc Trăng.

o Tên gọi tắt: AGRIBANK.

o Là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam được thành lập trong hệ thống ngân hàng cổ phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 26 tháng 03 năm 1988

o Vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng gồm 13.000 cổ phần bằng nhau với mệnh giá là 50.000 đồng/cổ phần. Năm 2010, Agribank tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷđồng

o Tính đến 31/12/2009, Agribank có quan hệ đại lý với 632 ngân hàng và chi nhánh tại 62 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Hiện nay Agribank là đại lý thanh toán thẻ Visa, Master Card, JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram.. o Trụ sở: 17 đường 3/2 ấp An Thành, thị trấn Kế Sách – huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. o ĐT: 0793.876309 FAX: 0793.877250 o Website: http://www.agribank.com.vn/ o MST: 0300610408-005

2. Bộ máy tổ chức ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Kế Sách Sóc Trăng

HÌNH 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC NHNN VÀ PTNT – CHI NHÁNH HUYỆN KẾ SÁCH SÓC TRĂNG

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực: Tổ chức đào tạo CNV, tuyển dụng lao động, quản lý tiền lương, công tác phòng tổng hợp thi đua, công tác hành chính quản trị.

- Phòng kinh doanh:tham mưu cho Giám đốc về việc:

+ Lập kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm của toàn chi nhánh.

+ Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày đảm bảo cung cấp đủ vốn và trực tiếp giao dịch với khách hàng hàng ngày.

+ Thống kê tổng hợp kết quả kinh doanh hàng tháng và hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đối với các phòng giao dịch và quản lý các hoạt động cho vay.

+ Xử lý các khoản nợ khó đòi, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm, bảo lãnh cho khách hàng dự thầu, thực hiện hợp đồng và tạm ứng chi phí...

- Phòng kế toán tài chính:

Tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hoạch toán theo quy định kế toán của NHCT Việt Nam. Tổ chức hoạch toán phân tích, hoạch toán tổng hợp các loại tài khoản về nguồn vốn, sử dụng vốn của toàn chi nhánh.

Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng ngân quỹ Phòng quản lý tiền gửi Phòng thanh toán quốc tế Phòng vi tính Phòng Kiểm soát

Chỉđạo công tác kế toán của các chi nhanh trực thuộc, theo dõi tiền gửi, vay của các chi nhánh và tổ chức thanh toán điện tử trên các chi nhánh, trong hệ thống, thanh toán bù trừ với các ngân hàng trên địa bàn.

Tham mưu cho Giám đốc công tác thanh toán, lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm để làm cơ sở cho các bộ phận trong toàn chi nhánh thực hiện, quản lý hưóng dẫn công tác tài chính kế toàn toàn chi nhánh.

- Phòng quản lý tiền gửi:

Tham mưu cho các Giám đốc trong tổ chức thực hiện các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất và huy động vốn cho phù hợp với cung cầu của từng thời kỳ. Tuyên truyền quản cáo các hình thức huy động vốn phối hợp với các phòng kiểm tra tổ chức kiểm tra công tác huy động vốn ở các quỹ tiết kiệm trong toàn chi nhánh.

- Phòng thanh toán quốc tế:

Phòng thanh toán quốc tế có chức năng tham mưu cho giám đốc chỉ đạo điều hành kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thu hút và chi trả ngoại hối.

- Phòng ngân quỹ: tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân quỹ theo quy định, quy chế của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tổ chức tốt việc thu, chi tiền cho khách hàng giao dịch tại trụ sở và các giao dịch, đảm bảo an toàn tài sản.

- Phòng kiểm soát: thông tin và tham mưu cho Giám đốc về tình hình hoạt động cá nhân, phòng ban và hoạt động của toàn chi nhánh, kiểm soát phục vụ công tác kinh doanh hàng ngày bàng việc tổng hợp phân tích tổng hợp các số liệu trong lĩnh vực kế toán, tín dụng, nguồn vốn đảm bảo chính xác các tài khoản giao dịch, số liệu. Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban trong chi nhánh để kiểm soát tình hình hoạt động của toàn chi nhánh.

- Phòng vi tính: Phục vụ công tác kinh doanh hàng ngày bằng việc tổng hợp phân tích các số liệu trong lĩnh vực kế toán, tín dụng nguồn vốn đảm bảo công tác thanh toán điện tử diễn ra trong suốt quá trình làm việc. Phối hợp chặt chẽ với các phòng kế toán, phòng kinh doanh để tổng hợp phân tích thông tin.

- Các phòng giao dch: Mỗi một phòng giao dịch giống như một Ngân hàng thu nhỏ, có các bộ phận huy động vốn, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộ

hiện theo chế độ kế toán báo sổ. Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ Giám đốc có giao mức phán quyết cho vay đối với các trưởng phòng cho phù hợp. Chi nhánh tiến hành phân công cho các phòng phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định.

3. Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm.

BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNN VÀ PTNN – CHI NHÁNH KẾ SÁCH SÓC TRĂNG QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

ĐVT: Triệu đồng Chênh lch 2009 so vi 2008 Chênh lch 2010 so vi 2009 Ch tiêu 2008 2009 2010 S tin % S tin % Tổng Doanh thu 22.055 27.664 24.990 5.609 25,43 -2674 -9,67 Tổng Chi phí 15.635 23.904 19.589 8.269 52,89 -4.315 -18,05 Lợi nhuận 6.420 3.760 5.401 -2.660 -41,43 1.641 43,64

(s liu t bng cân đối năm 2008-2010 ca NHNo&PTNT Huyn Kế Sách)

Qua bảng trên ta thấy tổng lợi nhuận năm 2008 là 6.420 triệu đồng đến năm 2009 thì lợi nhuận của Ngân hàng là 3.760 triệu đồng so năm 2008 giảm 2.660 triệu đồng tức 41,43% là do thu từ lãi tiền vay. Sang năm 2010 lợi nhuận thu được là 5.401 triệu đồng tăng so năm 2009 tăng 1.641 triệu đồng hay tăng 43,64%.

Các khoản thu hiện nay tại Ngân hàng gồm có: Thu lãi tiền vay, thu từ dịch vụ thanh toán, thu dịch vụ uỷ thác thu nhập bất thường, cấp bù cho vay tôn nền…. Đây là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho Ngân hàng, trong đó thu lãi từ tiền vay 80,40%, trong 3 năm qua chủ yếu là lãi cho vay hộ sản xuất.

Đối với chi phí tại Ngân hàng chỉ có 4 khoản chi chính là: Trả phí sử dụng vốn, chi phí quản lý, trả lãi tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng. Trong đó chủ yếu là trả phí sử dụng vốn nên đó là khoản phí sử dụng vốn của Ngân hàng cấp trên. Trong đó chi

phí quản lý, và trả lãi TK kỳ phiếu giảm, huy động vốn do ảnh hưởng của lãi suất giảm, chi phí quản lý cũng giảm làm hạn chế mua sắm tài sản cốđịnh, đồng thời các chi phí khác cũng gia tăng.

Nguyên nhân của sự tăng giảm lợi nhuận của Ngân hàng là do Ngân hàng nằm trong quỹđạo chung của nền kinh tế thị trường, do đó khi nền kinh tế có sự thay đổi thì lập tức sẽảnh hưởng đến Ngân hàng. Hơn nữa, đối tượng chủ yếu của Ngân hàng là cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực này thì luôn không ổn định và có tính chất thời vụ, cho nên cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Từ định hướng, chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh, với những kế hoạch vạch ra cùng với nhiều biện pháp thích hợp cố gắng huy động tối đa nguồn vốn nhàn rổi trong dân cư, tổ chức kinh tế…cùng với chính sách tín dụng thích hợp trong từng thời kỳ trong việc mở rộng đầu tư, đa dạng hoá đối tượng đầu tư từđó nâng cao dư nợ cũng như, thừơng xuyên kiểm tra sử dụng vốn, đôn đốc hộ vay thực hiện đúng hợp đồng tín dụng đã đi đến kết quả tài chính lành mạnh.

Hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp huyện Kế sách trong những năm gần đây đạt hiệu quả cao, từ năm 2008 đến năm 2010 doanh thu của Ngân hàng đều tăng cao. Điều này chứng tỏ NHNo&PTNT huyện Kế Sách trong những năm qua không chỉ quan tâm đến việc thúc đẩy nền kinh tế của huyện nhà phát triển mà Ngân hàng còn chú trọng đến hoạt động kinh doanh mà lợi nhuận là một mục tiêu theo đuổi của Ngân hàng Kế Sách; Nó phản ảnh một cách khá đầy đủ quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là đòn bẩy để kích thích Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Vì vậy trong 3 năm qua, ngân hàng Kế Sách không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao số lượng và chất lượng hoạt động tín dụng, nhằm đầu tư tín dụng một cách có hiệu quả, phát triển kinh tế, tạo lợi nhuận ngày càng cao cho Ngân hàng nhằm thúc đẩy Ngân hàng ngày một hoạt động hiệu quả hơn.

Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNN VÀ PTNN – CHI NHÁNH KẾ SÁCH SÓC TRĂNG

4.1. Phân tích tình hình huy động vốn của NHNN và PTNN chi nhánh Kế Sách ST

BẢNG 2: HOẠT ĐỘNG HĐV TRONG 3 NĂM 2008, 2009, 2010

ĐVT: Triệu đồng Chênh lch 2009 so vi 2008 Chênh lch 2010 so vi 2009 Ch tiêu 2008 2009 2010 Stin % Stin % Vốn điều chuyển 172.850 184.850 191.970 12.000 6,94 7.120 3,85 - Vốn điều chuyển về 203.000 217.400 223.400 14.400 7,09 6.000 2,76 - Vốn điều chuyển đi 30.150 32.550 31.430 2.400 7,96 -1.120 3,44 Tổng nguồn vốn huy động 68.270 88.153 112.133 19.883 29,12 23.980 27,2 - Tiền gửi Kho Bạc 12.657 10.168 11.353 -2.489 -19,67 1.185 11,65 - Tiền gửi Tổ Chức Kinh Tế 4.094 9.698 15.797 5.604 136,88 6.099 62,89 - Tiền gửi Không Kỳ Hạn 1.549 461 5.114 -1.088 -70,24 4.653 1.009, 33 - Tiền gửi có Kỳ Hạn 39.322 61.635 76.132 22.313 56,74 14.497 23,52 - Đảm bảo vàng - 2.668 70 2.668 -2.598 -97,38 - Trái Phiếu 8.120 - - -8.120 -100 - - - USD 2.528 3.523 3.667 995 39,36 144 4,09

Từ số liệu ở bảng 2 ta thấy vốn điều chuyển qua 3 năm liên lục tăng, năm 2008 là 172.850 triệu đồng, năm 2009 là 184.850 triệu đồng tăng 12.000 triệu đồng tức 6,94% so với năm 2008, năm 2010 là 191.970 triệu đồng tức 3,85% so với năm 2009. Vốn điều chuyển tăng vì ngân hàng đã đẩy nhanh việc mở rộng Tín dụng cho vay, doanh số cho vay ngày càng cao. Tuy vốn huy động cũng tăng dần qua các năm nhưng vẫn không đáp ứng đủ vốn cho vay, chủ yếu dựa vào nguồn điều chuyển ở cấp trên chuyển về. Vốn điều chuyển tăng sẽ dễ dàng đáp ứng được việc cho vay tăng lên nhưng sẽảnh hưởng đến lợi nhuận do lãi suất cao hơn nguồn vốn huy động tại địa phương.

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới có nhiều biến động gây không ít khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là do thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra. Mặc dù vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách vẫn tiếp tục tăng trưởng, với tỷ trọng cao, có thể nói là cao nhất so với những năm trước.

Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn huy động ở Ngân hàng qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2009 là 88.153 triệu đồng, tăng hơn năm 2008 là 19.883 triệu đồng với mức tăng 29,12%, năm 2010 là 112.133 triệu đồng so với năm 2009 tăng 23.980 triệu đồng với mức tăng 27,2%. Đểđạt được con số như vậy là do sự cố gắng rất lớn của CBCNV Ngân hàng trong việc đề ra các biện pháp huy động vốn hợp lý bên cạnh khung lãi suất phù hợp để khuyến khích khách hàng gửi tiền. Do ngân hàng chưa thực sự quan tâm chưa đề ra các biện pháp chương trình cụ thể để tuyên truyền vận động người dân gửi tiền vào. Thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng điển hình như các ngân hàng thương mại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công Thương, NHTM Thị Xã Sóc Trăng… Dần sau này Ngân hàng đã có chiến lược tiếp cận khách hàng gởi tiền chuyển tiền…Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách có được nguồn vốn ổn định, tăng dần đáp ứng phần nào cho nhu cầu hoạt động kinh doanh tín dụng của mình để thấy rõ sự biến động của tình hình huy động vốn, ta đi vào phân tích cụ thể từng loại tiền gửi.

* Tiền gửi Kho Bạc:

Tiền gửi Kho Bạc trong 3 năm có sự tăng giảm thay đổi, năm 2008 là 12.657 triệu đồng, năm 2009 là 10.168 triệu đồng giảm 2.489 triệu đồng tức 19,67%, năm 2010 là 11.353 triệu đồng tăng 1.185 triệu đồng tức 11,65% so với năm 2009.

* Tiền gửi Tổ Chức Kinh Tế:

Thông thường các tổ chức kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng khi mà họ làm ăn có hiệu quả và chưa cần sử dụng tiền, bên cạnh sự tiện lợi, an toàn trong quá trình thanh toán qua Ngân hàng. Có thể nói đây là nguồn vốn mang nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng trong thời gian qua mặc dù số tiền chưa ở mức độ cao, cho nên Ngân hàng đã không ngừng đẩy nhanh công tác vận động các tổ chức kinh tế trong huyện Kế Sách gửi tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán qua Ngân hàng. Ngân hàng đã

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh kế sách sóc trăng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)