Phân tích hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh kế sách sóc trăng (Trang 40)

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay.

4.2.1.1. Phân theo thời hạn.

BẢNG 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2009 so với 2008 Chênh lệch 2010 so với 2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 151.514 154.786 180.496 3.272 2,16 25.710 16,61 Trung – dài hạn 40.909 19.539 34.216 -21.370 -52,24 14.677 75,11 Tổng cộng 192.423 174.325 196.407 -18.098 -9,41 22.082 12,67

(s liu t bng cân đối năm 2008-2010 ca NHNo Huyn Kế Sách )

Nhìn vào bảng 3 ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn ở Ngân hàng tăng lên liên tục ở 3 năm (2008 - 2010) với mức tăng trưởng khá cao từ doanh số cho vay 151.514 triệu đồng năm 2008 đến năm 2009 cho vay 154.786 triệu đồng tăng 3.272 triệu đồng tức tăng 2,16% sang năm 2010 tăng 25.710 triệu đồng tỷ lệ 16,61%.

Ngân hàng đã đẩy nhanh việc mở rộng Tín dụng cho vay chi phí sản xuất nông nghiệp, chăm sóc vườn cây ăn trái, chăn nuôi, phát trển thuỷ sản vì những hoạt động sản xuất có tính thời vụ phù hợp với cho vay ngắn hạn nên doanh số ngắn hạn ngày càng cao.

Doanh số cho vay trung dài hạn ở Ngân hàng có sự thay đổi tăng giảm thay đổi, năm 2008 là 40.909 triệu đồng, năm 2009 là 19.539 triệu đồng giảm 21.370 triệu

đồng tức 52,24% so với năm 2008, năm 2010 là 34.216 triệu đồng tăng 14.677 triệu đồng tức 75,11% so với năm 2009 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2008.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể thực hiện trong một thời gian ngắn, mà đòi hỏi sựđầu tư tập trung rất lớn về vốn và trong thời gian dài, trong khi đó khả năng về vốn phải phụ thuộc hoàn toàn vào cấp trên, vì nguồn vốn huy động có kỳ hạn còn thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vay trung hạn. Do đó việc đầu tư vào cho vay trung hạn vẫn còn nhiều hạn chế.

Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Nông nghiệp là "Đi vay để cho vay", cho nên, Ngân hàng không chỉ tập trung vào công tác huy động vốn mà còn làm cách nào để sử dụng vốn huy động đó một cách có hiệu quảđó mới là vấn đề sống còn của Ngân hàng. Trong thời gian qua nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kế Sách đã đi sâu vào tận thôn xóm, đến từng hộ dân trên toàn địa bàn trong huyện tạo điều kiện mở rộng sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, dần dần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi. Hiện nay hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp đã hoạt động đều khắp ở 12 xã 1 thị trấn trong huyện Kế Sách. Ngoài đối tượng hoạt động nông nghiệp còn có các doanh nghiệp Tư nhân, sản xuất kinh doanh, cầm đồ, cho vay CBCNV để cải thiện đời sống, cho vay sửa chữa nhà ở, mắc điện kế… góp phần xây dựng CNH-HĐH nông thôn. Như vậy doanh số cho vay thể hiện bước đầu trong hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng mà ởđây là hiệu quảđối với hộ sản xuất.

4.2.1.2. Phân theo ngành.

BẢNG 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH TẠI NGÂN HÀNG

ĐVT: Triệu đồng Chênh lch 2009 so vi 2008 Chênh lch 2010 so vi 2009 Ch tiêu 2008 2009 2010 S tin % S tin % Nông nghiệp 99.412 111.936 145.353 12.524 12,59 33.417 29,85 Thương nghiệp 6.050 2.120 3.130 -3.930 64,96 1.010 47,64 Dịch vụ 47.647 40.775 32.153 -6.872 -14,42 -8.622 -21,15 Khác 39.314 19.494 29.554 -19.820 -50,41 10.060 51,61 Tổng cộng 192.423 174.325 210.190 -18.098 -9,41 35.865 20,63

(s liu t bng cân đối năm 2008-2010 ca NHNo Huyn Kế Sách )

Qua bảng 4 cho ta thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 3 năm là khá tốt. Sau khi có quyết định 67/1999/QĐ-TT ngày 30/03/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ thì Agribank cũng tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, trong những năm qua, ngân hàng cũng gặp những yếu tố bất lợi như: thời tiết, dịch bệnh, giá cả đã làm ảnh hưởng phần nào đến thu nhập của người dân. Mặc dù gặp khó khăn nhưng do sự nỗ lực của Ban Lãnh Đạo và đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn đối với hộ sản xuất nên doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng dần qua các năm. Chính nhờ sự gia tăng đó đã góp một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất Nông nghiệp được phát triển, phát triển nhanh lương thực đảm bảo lương thực cho tiêu dùng trong nước và dành một phần cho xuất khẩu, đảm bảo lương thực cho quốc gia. Đồng thời còn giúp cho hộ sản xuất trên địa bàn phát triển chăn nuôi đã tạo điều kiện cho nông dân có công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư.

Ngoài cho vay nông nghiệp, ngân hàng còn cho vay đối với các ngành: công nghiệp chế biến, thương nghiệp. Bên cạnh ngành nông nghiệp đây cũng là lĩnh vực rất phát triển của tỉnh. Với chức năng của ngân hàng là phục vụ cho công nghiệp và thương nghiệp, những năm qua thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng nhiều các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp mọc lên nên nhu cầu vốn của các đối tượng này càng cao làm cho doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng theo.

Bên cạnh đó, nhu cầu vốn phục vụ cho mục đích kinh doanh dịch vụ và mục đích khác cũng tăng giảm theo từng năm.

4.2.2. Doanh số thu nợ.

4.2.2.1. Phân theo thời hạn.

BẢNG 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2009 so với 2008 Chênh lệch 2010 so với 2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 131.766 145.500 162.191 13.734 10,42 16.691 11,47 Trung – dài hạn 39.075 23.097 34.216 -15.978 -40,89 11.119 48,14 Tổng cộng 170.841 168.597 196.407 -2.244 -1,31 27.810 16,5

(s liu t bng cân đối năm 2008-2010 ca NHNo Huyn Kế Sách )

Đối với một hoạt động kinh doanh mà nói, khi đầu tư vốn để kinh doanh thì phải có lời, tức là phải thu được lợi nhuận, thì việc kinh doanh mới có hiệu quả. Hoạt động của Ngân hàng cũng vậy, việc cho vay có đạt doanh số cao thế nào đi nữa

mang lại hiệu quả, hay đó cũng là điểm để đánh giá lại chất lượng tín dụng; Bởi vì mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng là vốn tín dụng được bảo toàn, có sinh lời từ số vốn đầu tưđó. Chỉ có doanh số thu nợ mới phản ánh được hiệu quả của đồng vốn tín dụng. Doanh số thu nợ càng cao thì hiệu quả tín dụng càng cao, chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò và mục tiêu của mình. Do đó vấn đề thu nợđến hạn cần phải được quan tâm nhiều hơn, CBTD phải thường xuyên đôn đốc việc thu hồi nợ khi đến hạn, nó phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng, có thu hồi được nợ mới có khả năng xoay chuyển đồng vốn nhanh chóng.

Qua bảng 3 ta thấy, trong 3 năm qua thu nợ của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách là tương đối trong 3 năm qua với năm 2008 thu nợ 170.841 triệu đồng, năm 2009 thu nợ 168.597 triệu đồng giảm 2.244 triệu đồng tỷ lệ 1,31%, năm 2010 là 196.407 triệu đồng tăng 27.810 triệu đồng tỷ lệ tăng. Việc doanh số thu nợ tăng trong 3 năm qua cũng là điều hợp lý, bởi vì doanh số cho vay của Ngân hàng cũng tăng trong 3 năm qua. Tuy nhiên điều này cũng khẳng định sự nỗ lực của CBTD từng địa bàn, ngoài việc tìm kiếm tín dụng mới để gia tăng doanh số cho vay mà còn chăm lo theo dõi, giám sát món vay, việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn cũng như quá hạn.

4.2.2.2. Phân theo ngành.

BẢNG 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH TẠI NGÂN HÀNG

ĐVT: Triệu đồng Chênh lch 2009 so vi 2008 Chênh lch 2010 so vi 2009 Ch tiêu 2008 2009 2010 S tin % S tin % Nông nghiệp 95.970 106.529 132.992 10.559 11,00 26.463 24,84 Thương nghiệp 4.040 3.340 2.240 -700 17,33 -1.100 32,93 Dịch vụ 39.540 38.226 29.117 -1.314 -3,32 -9.109 -23,83 Khác 31.291 20.502 32.058 -10.789 -34,48 11.556 56,37 Tổng cộng 170.841 168.597 196.407 -2.244 -1,31 27.810 16,50

(s liu t bng cân đối năm 2008-2010 ca NHNo Huyn Kế Sách )

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một vấn đề mà NHNo&PTNT huyện Kế Sách luôn quan tâm, nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của CBTD có thực hiện đúng hợp đồng tín dụng hay không, đồng thời phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy công tác thu nợ luôn được xem là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, đây là nguồn thu đầu tư tín dụng nhằm bảo đảm nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn.

* Ngành Nông nghip:

Đối tượng trung hạn bao gồm máy nông nghiệp, cải tạo vườn, xây dựng sửa chửa nhà, tiêu dùng phục vụđời sống...Nhưđã trình bày doanh số thu nợ trung hạn trong hoat động nông nghiệp của Ngân hàng có khuynh hướng tăng ở các năm sau. Năm 2009 thu được 106.529 triệu đồng tăng 10.559triệu đồng so năm 2008. Đến năm 2010 thu được 132.992 triệu đồng tăng 26.463 triệu đồng so năm 2009 tức tăng 24,84%.

Sự tăng doanh số thu nợ qua 3 năm gần như tương xứng với doanh số mà Ngân hàng đã cho vay ra qua 3 năm ở đối tượng trung hạn, cho hộ vay cải tạo vườn, sau thời gian thu hoạch nông sản, từđó số dưđể tích luỹ của người dân nhiều hơn trả nợ đúng hạn.

Cân đối với lĩnh vực chăn nuôi, công tác thu nợ phát sinh mạnh ở 3 năm 2008 – 2010. Đây là số thu nợ cho vay nuôi tôm thí điểm, và đào ao nuôi cá tra nguyên liệu xuất khẩu nhằm chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, với số vốn đầu tư của ngân hàng phần nào đã giúp người dân nuôi có hiệu quả nên họ đã phải trả nợ vốn đúng hạn.

* Ngành thương nghiệp:

Ngành thương nghiệp doanh số thu nợ giảm dần qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2008 là 4.040 triệu đồng. Đến năm 2009 doanh số thu nợ ngành này đạt 3.340 triệu đồng, chiếm, giảm 17,33% so với năm 2008 với số tiền 700 triệu đồng. Năm 2010 doanh số thu nợ ngành này là 2.240 triệu đồng, giảm 1.100 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 23,83% so với năm 2009.

* Ngành Dịch vụ:

Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay đối với ngành dịch vụ với tốc độ giảm giữa năm 2009 và năm 2008 là 3,32% , năm 2010 và năm 2009 là 23,83%.

* Ngành khác:

Doanh số thu nợ qua các năm có sự tăng giảm khác nhau. Năm 2008 là 31.291 triệu đồng, năm 2009 là 20.502 giảm so với 2008 là 10.789 triệu đồng tức 34,48%. Năm 2010 là 34,48 triệu đồng tăng so với 2009 là 11.556 triệu đồng tức 56,37%.

Từ các kết quả có được từ doanh số cho vay và doanh số thu nợ, có thể thấy được phần nào khả năng hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua, để thấy chi tiết hơn hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ta đi sâu vào phân tích dư nợ, nợ quá hạn của Ngân hàng.

4.2.3. Dư nợ.

4.2.3.1. Dư nợ cho vay theo thời hạn.

BẢNG 7: DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI HẠN

ĐVT: Triệu đồng Chênh lch 2009 so vi 2008 Chênh lch 2010 so vi 2009 Ch tiêu 2008 2009 2010 S tin % S tin % Dư nợ cho vay 134.809 140.540 154.323 5.728 4,25 13.783 9,81 Ngắn hạn 95.647 104.936 123.241 9.289 9,71 18.305 17,44 Trung – dài hạn 39.162 35.604 31.082 -3.558 -9,08 -4.522 -12,7

(s liu t bng cân đối năm 2008-2010 ca NHNo Huyn Kế Sách )

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm qua liên tục tăng, cụ thể từ dư nợ 2008 là 134.809 triệu đồng qua năm 2009 dư nợ đạt 140.540 triệu đồng, tăng 5.728 triệu đồng so với năm 2008, và tỷ lệ gia tăng 4,25%, nhưng đến năm 2010 con sốđạt được là 154.323 triệu đồng, nghĩa là với tỷ lệ tăng 9,81%, với con số tăng lên là 13.783 triệu đồng.

Việc gia tăng của dư nợđã khẳng định sự thành công trong công tác đầu tư của Ngân hàng mở rộng tín dụng, khắc phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở nông thôn, mở rộng cho vay các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chương trình cải tạo vườn tạp, chương trình nuôi heo, chương trình VAC, VACR...

Như chúng ta đã biết, dư nợ phản ánh các số dư của các khoản cho vay của Ngân hàng tại một thời điểm nào đó, trong đó bao gồm cả nợ xấu, vì vậy sự thay đổi tăng giảm của số dư nợ đều có mặt tốt và xấu của nó, chỉ có đi sâu vào phân tích mới hiểu rõ được thực trạng chất lương tín dụng. Chẳng hạn sự tăng lên của số dư nợ bên cạnh việc phản ánh sự tăng lên doanh số cho vay do việc mở rộng tín dụng,

4.2.3.2. Dư nợ cho vay theo ngành.

BẢNG 8: DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2009 so với 2008 Chênh lệch 2010 so với 2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 83.818 89.228 101.589 5.410 6,45 12.361 13,85 Thương nghiệp 2.370 1.150 2.040 -1220 -51,48 890 77,39 Dịch vụ 14.292 16.841 19.877 2.549 17,84 3036 18,03 Khác 34.329 33.321 30.817 -1008 2,94 -2.504 -7,52 Tổng cộng 134.809 140.540 154.323 5.731 4,25 13.783 9.81

(s liu t bng cân đối năm 2008-2010 ca NHNo Huyn Kế Sách )

Qua bảng số liệu ta nhận thấy, dư nợ cho vay theo ngành tăng giảm qua các năm 2008, 2009, 2010. Nguyên nhân là do trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào phát triển các ngành chủ lực như ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Những năm qua, Ngân hàng đã đầu tư vào việc mở rộng và đa dạng hoá ngành dịch vụ và công nghiệp vì hiện nay người dân đã mạnh dạng đầu tư và do đó nhu cầu vốn cũng tăng lên, đồng thời Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào nhiều ngành khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra nhờ chính sách hợp lý của ngân hàng mở rộng thêm các dịch vụ mới như cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng.... và tích cực tìm kiếm khách hàng mới đáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng làm cho cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng trưởng khá cao do đó tình hình dư nợ Ngân hàng cũng tăng giảm theo.

4.2.4 Nợ xấu.

4.2.4.1. Theo thời hạn.

BẢNG 9: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN

Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch 2009 so với 2008 Chênh lệch 2010 so với 2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 12.827 8.849 2.739 -3.981 -31,03 -6.110 -69,05 - Ngắn hạn 11.109 7.642 2.530 -3.467 -31,21 -5.112 -66,89 - Trung – dài hạn 1.718 1.207 209 -511 -29,74 -998 -82,68

(s liu t bng cân đối năm 2008-2010 ca NHNo Huyn Kế Sách )

Song song với việc phân tích dư nợ tại Ngân hàng thì chúng ta cũng cần phân tích nợ xấu để thấy được chất lượng hiệu quả của hoạt động tín dụng. Trong 3 năm nợ xấu giảm dần cụ thể là 12.827 triệu đồng ở năm 2008, năm 2009 là 8.849 triệu đồng, giảm so với năm 2008 là 3.981 triệu đồng tức giảm 31,03%, đến năm 2010 dư nợ xấu là 2.739 triệu đồng, giảm so năm 2009 là 6.110 triệu đồng tức tăng 69,05%.

Trong những năm qua diễn biến dư nợ quá hạn của Agribank các doanh số phát sinh nợ quá hạn tập chung chủ yếu vào những món vay ngắn hạn, do doanh số cho vay của đối tượng này ngày càng tăng. Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn do nhiều yếu tố từ sự biến động của nền kinh tế. Nhưng nguyên nhân cần nhắc đến đó là vấn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh kế sách sóc trăng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)