NKT vận động thƣờng phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý bởi những khiếm khuyết trên cơ thể của họ. Đa số tâm lý chung của NKT vận động là tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp. Chính vì vậy, hỗ trợ tƣ vấn tâm lý là một trong những hoạt động CTXH quan trọng trong trợ giúp NKT vận động vƣợt qua những mặc cảm, tự ti. Để có thể hỗ trợ tƣ vấn tâm lý một cách tốt nhất, cộng tác viên CTXH cần có nhiều các kiến thức về tâm lý học mới có thể hiểu đƣợc một cách sâu sắc về NKT vận động và có thể hiểu đƣợc lý do tại sao họ mặc cảm, tự ti, họ cần hỗ trợ những gì và quá trình tƣ vấn tâm lý nhƣ thế nào.
Với thực tế hiện nay về cộng tác viên CTXH nói chung cũng nhƣ cộng tác viên CTXH ở Thị trấn nói riêng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chƣa cao, giải pháp đầu tiên là phải đẩy mạnh và thực hiện nghiêm túc việc tổ chức các khóa, lớp tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng, cấp chứng chỉ cho cộng tác viên CTXH- những ngƣời trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ tƣ vấn tâm lý cho NKT vận động.
118
khăn về tâm lý của NKT vận động và gia đình của họ đang gặp phải từ đó động viên tinh thần kịp thời, đƣa ra đƣợc những hỗ trợ về tâm lý một cách hợp lý và hiệu quả.
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về các hoạt động CTXH trong đó có hoạt động hỗ trợ tƣ vấn tâm lý để nâng cao nhận thức của NKT vận động, gia đình của họ và cộng đồng về tầm quan trọng, tính cần thiết của hoạt động hỗ trợ tƣ vấn tâm lý.
Tổ chức các buổi nói chuyện, giao lƣu với NKT vận động và gia đình của họ để giúp họ có thể thoải mái hơn, tự tin hơn, vƣợt qua những rào cản và khó khăn từ đó vƣơn lên, hòa nhập cộng đồng.
Tăng cƣờng quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc cho công tác tƣ vấn tâm lý (phòng làm việc,…) cũng nhƣ chế độ chính sách về vật chất, tinh thần cho cộng tác viên CTXH, giúp họ có thêm động lực để cống hiến sức lực và khả năng của bản thân, giúp việc thực hiện hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất.
Các hoạt động tƣ vấn tâm lý cho NKT vận động cần đƣợc triển khai đầy đủ hơn về nội dung, đa dạng về hình thức.
Đẩy mạnh việc phối hợp với phòng LĐ-TB&XH huyện, Sở LĐ- TB&XH tỉnh, các Trung tâm, Trƣờng Đại học đào tạo về tâm lý nhằm trang bị, bồi dƣỡng cho cộng tác viên CTXH những kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn, cần thiết để thực hiện hoạt động hỗ trợ tƣ vấn tâm lý cho NKT vận động một cách có hiệu quả nhất.
Để có thể thực hiện hoạt động hỗ trợ tƣ vấn tâm lý cho NKT vận động đạt hiệu quả cao, kết quả tốt thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, có sự quan tâm đúng mức và kịp thời nhằm cung cấp cho NKT vận động “liều thuốc tinh thần”, giúp họ có thể vƣợt qua những vấn đề khó khăn về tâm lý.