Dự báo về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế Á – Âu. (Trang 109 - 115)

thời gian tới

3.1.2.1. Chính sách xuất khẩu trong nước:

Trong thời gian 5 năm gần đây, chính sách xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững của Việt Nam đã ngày càng khẳng định vai trò trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cũng như khai thác hiệu quả thành tựu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, quy mô thương mại của Việt Nam ngày càng tăng, đạt gần 544 tỷ USD vào năm 2020, xuất siêu kỷ lục 19,1 tỷ USD (mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp tính từ năm 2016). Mặt khác, năng lực cạnh tranh xuất khẩu cũng dần được củng cố, nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta có vị trí quan trọng trong xếp hạng của thế giới. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam có không ít mặt hàng xuất khẩu đứng trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới như nhóm hàng về thiết bị văn phòng và viễn thông, dệt, quần áo,... Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo hướng giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo; cơ cấu thị trường xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường; cơ cấu về thành phần xuất khẩu cũng có dấu hiệu tích cực khi xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đã tăng trưởng cao vượt khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011, đối với định hướng thị trường đã “xác định củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống” và “Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu

và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA”, trong đó có thị trường Liên bang Nga. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là một trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vào Liên bang Nga) cũng được định hướng “Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến”. Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì xây dựng Chiến lược xuất nhập khẩu cho giai đoạn đến năm 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Trong chiến lược cho giai đoạn sắp tới, các nội dung định hướng đối với các thị trường truyền thống như Liên bang Nga có nhiều khả năng sẽ được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa.

Năm 2020, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 2124/QĐ-BCT về việc ban hành “Kế hoạch hoạt động Xúc tiến thương mại giai đoạn 2020-2025 góp phần phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi EVFTA, CPTPP và các hiệp định thương mại tự do”. Theo đó, để khai thác hiệu quả các FTA trong bối cảnh xu hướng bảo hộ gia tăng, xung đột thương mại đang diễn biến phức tạp, cần tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể trên cơ sở một số định hướng sau: Thứ nhất, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực. Đồng thời, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cọ xát hơn với thế giới, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Thứ hai, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp. Thứ ba, triển khai áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm xuất khẩu. Thứ tư, nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và thị trường ngách để mở ra các thị trường mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng sản phẩm xuất khẩu đạt thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

3.1.2.2. Chính sách tỷ giá hối đoái:

Trong các năm gần đây, Chính phủ Hoa Kỳ đang đẩy mạnh sự theo dõi, giám sát đối với các chính sách quản lý tiền tệ của Việt Nam. Ngày 14/01/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ (Báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ), trong đó tiếp tục xác định Việt Nam là một trong 10 quốc gia cần giám sát thao túng tiền tệ (lần đầu tiên là tại báo cáo Tháng 5/2019). Để tránh bị Chính phủ Hoa Kỳ xác định là thao túng tiền tệ và áp dụng các lệnh cấm vận, trong thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ phải có những thay đổi trong chính sách quản lý tiền tệ, đặc biệt là chính sách tỷ giá hối đoái theo hướng xác định chính xác, sát sao hơn về trị giá của đồng tiền Việt Nam so với đồng Đô la Mỹ. Sự thay đổi này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga nói riêng.

3.1.2.3. Khả năng sản xuất trong nước

Trong những năm qua, Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới. Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những bứt phá tại các thị trường khác. Ngành nông nghiệp phát triển với năng suất được cải thiện và chất lượng sản phẩm nông nghiệp được nâng cao nhờ áp dụng các quy trình sản xuất đạt chuẩn quốc tế như ISO, HACCP, các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp như GlobalGAP, Fairtrade. Ngành thuỷ sản với sản lượng nuôi trồng tăng liên tục và hoạt động chế biến được cải thiện. Với ngành dệt may, các sản phẩm dệt may truyền thống, các mặt hàng có giá trị tăng cao cũng có tăng trưởng tốt. Đáng chú ý, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và dịch Covid-19 đã khiến cho xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng ra khỏi thị trường Trung Quốc sang khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam nhanh hơn. Năng lực sản xuất được tăng cường đã và đang đóng góp tích cực trong đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga.

Xu hướng hiện nay là phát triển kết cấu hạ tầng xuất nhập khẩu gắn với việc hình thành với các khu kinh tế - cảng biển. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, có các khu kinh tế gắn liền với cảng biển: Chu Lai gắn với cảng biển Kỳ Hà; Dung Quất – cảng biển Dung Quất, Nhơn Hội – cảng Nhơn Hội, Chân Mây – Lăng Cô với cảng Chân Mây; Phú Quốc – Nam An Thới với cảng An Thới; Vũng Áng – cảng Vũng Áng; Vân Phong – cảng vân Phong; Nghi Sơn - cảng Nghi Sơn, Vân Đồng – cảng Vạn Hoa; Đông Nam Nghệ An – cảng Cửa Lò; Đình Vũ - Cát Hải - cảng Đình Vũ; Nam Phú Yên – cảng Vũng Rô; Hòn La – cảng Hòn La. Tuy nhiên, có một thực tế là các khu kinh tế ở Việt Nam hiện nay đa phần đều mới được thành lập, hoặc đang trong quá trình xây dựng. Theo thống kê đến hết năm 2020, trên địa bàn cả nước có 15 khu kinh tế gắn liền với cảng biển. Tại miền Bắc có 2 khu kinh tế là Đình Vũ – Cát Hải và Vân Đồn, miền Nam có khu kinh tế Phú Quốc – An Thới, còn lại tập trung ở miền Trung. Đặc biệt là các khu kinh tế này hầu hết đều có khu vực thuế quan và phi thuế quan.

Chuyên gia Đỗ Xuân Quang - Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics cho rằng: “Các địa phương đồng loạt đề xuất thành lập quá nhiều khu kinh tế, trong khi khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách đầu tư hạ tầng lại rất hạn chế dẫn đến đầu tư hạ tầng các khu kinh tế yếu và thiếu, dàn trải, các khu kinh tế chậm phát triển”. Vì vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu tại các khu kinh tế vẫn còn sơ khai, nên lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là tại khu vực miền Trung còn thấp và không đồng đều”. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng xuất nhập khẩu gắn với cảng biển vẫn đang đảm nhận vai trò chủ đạo của mình so với các loại hình vận chuyển khác, với hệ thống kho bãi, các cơ sở thu gom, phân loại, đóng gói hàng hóa xuất khẩu, các trung tâm phân phối hàng hóa nhập khẩu,… Hệ thống cảng biển nước sâu, hệ thống các khu kinh tế đa ngành mà trong đó xương sống của nó là một nền đại công nghiệp quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

3.1.2.5. Sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu

Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu như dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics phát triển chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang Liên bang Nga nói riêng. Năm 2020, World Bank xếp hạng ngành logistics Việt Nam đứng thứ 39/160 quốc gia trên thế giới và thứ 3 trong ASEAN, chỉ xếp sau Singapore và Thái Lan, và tăng 35 bậc so với năm 2016. Điều này cho thấy, dịch vụ logistics của Việt Nam đang dần được cải thiện và giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Niên giám thống kê vận tải và logistics của Ngân hàng Thế giới và Bộ Giao thông vận tải năm 2018 công bố vào tháng 5/2020 cho thấy, chi phí logistics trên doanh thu của doanh nghiệp trên toàn quốc chiếm 8,96% với các doanh nghiệp sản xuất và 9,7% doanh nghiệp phân phối, bình quân là 9,37% với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối. Trong đó, chi phí vận tải vẫn là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics. Theo Ông Trần Đức Nghĩa – Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA): “Chi phí hàng hóa tăng cao do chi phí vận chuyển và lưu kho, thời gian vận chuyển kéo dài đang là bất lợi đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và giảm lợi thế cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam”.

3.1.2.6. Khả năng hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Theo Ông Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương: “Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về giá thành nguyên liệu, cước phí logistics, đặc biệt là giao thương trực tiếp khó thực hiện và vấn đề nhân công do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó vì không có dòng tiền xoay vòng trong sản xuất, chi phí doanh nghiệp tăng cao. Do đó, bài toán về vốn của các doanh nghiệp lĩnh vực xuất khẩu luôn cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng cùng ngành ngân hàng”.

Về phía cơ quan quản lý, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ- CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về Nghị định này. Theo đó, các doanh

nghiệp đáp ứng được yêu cầu theo Nghị định sẽ được vay mức vốn tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng, đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thời hạn cho vay không quá 12 tháng. Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, lĩnh vực xuất khẩu là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên vay vốn.

Các ngân hàng đã có nhiều chương trình ưu đãi, chương trình tín dụng được xây dựng riêng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ví dụ, tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), trong năm 2020 và 2021, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là khách hàng của ngân hàng này được vay vốn VND với lãi suất chỉ từ 6%/năm và từ 3%/năm với USD. Không chỉ có lãi suất vay siêu ưu đãi, khách hàng còn có thể được tài trợ vốn không tài sản bảo đảm lên tới 90% giá trị hợp đồng/LC xuất khẩu. Khi sử dụng giải pháp tín dụng toàn diện này, doanh nghiệp sẽ được giảm 30% phí tài trợ thương mại, chuyển tiền quốc tế và miễn 100% phí quản lý tài khoản, dịch vụ Internet Banking và nộp thuế điện tử/hải quan điện tử. Ông Nguyễn Hoàng Linh - Tổng giám đốc MSB cho biết: “Những gói giải pháp về tài chính, tín dụng toàn diện cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng khơi thông nguồn vốn, đẩy mạnh phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, vượt qua khủng hoảng do dịch Covid- 19 và tạo đà về đích cuối năm cho các mục tiêu kinh doanh 2021”.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đang triển khai gói tín dụng ngắn hạn lãi suất ưu đãi với quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh xuất nhập khẩu, với lãi suất từ 3,8%/năm - 6,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 3-9 tháng… Còn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), doanh nghiệp được cung cấp sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu với thời gian chiết khấu tối đa lên tới 6 tháng với các phương thức thanh toán đa dạng: Thư tín dụng (L/C trả ngay, L/C trả chậm, L/C UPAS (thư tín dụng trả ngay có thể trả chậm), L/C chuyển nhượng); Nhờ thu (Nhờ thu trả ngay D/P, nhờ thu trả chậm D/A); CAD (Giao chứng từ nhận tiền ngay). Ngoài ra, nhiều ngân hàng cho biết, các

doanh nghiệp đã có hợp đồng xuất khẩu, ngân hàng hoàn toàn sẵn sàng ứng trước tiền để doanh nghiệp có nguồn vốn sản xuất. Các ngân hàng còn đầu tư đội ngũ chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giúp kết nối các đối tác quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, giúp bảo lãnh cho các doanh nghiệp.

3.1.2.7. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

Chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu vẫn sẽ là chủ trương chung của Việt Nam trong thời gian tới. Chính phủ, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng sẽ không ngừng nghiên cứu, áp dụng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế trong đó có Liên bang Nga. Trong xu thế này, chủ thể, nội dung, đối tượng áp dụng của các biện pháp cũng sẽ không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Cũng tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã xác định các nhóm biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu như sau: (1) Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (2) Phát triển thị trường; (3) Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu; (4) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế Á – Âu. (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)