Phương Pháp phân tích

Một phần của tài liệu LUAN VAN SBV-TRUONG THI NGOC-910719017 (Trang 27 - 32)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Phương Pháp phân tích

- Đối với mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng kinh doanh của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016-2020.

Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo hoạt động kinh doanh tại Quỹ ĐTPT tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016-2020 để so sánh, phân tích, đánh giá,…làm sáng tỏa thực trạng kinh doanh của Quỹ ĐTPT tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016-2020. Để có cái nhìn khách quan về sự phát triển của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hậu Giang.

- Đối với mục tiêu 2: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hậu Giang thời gian qua.

Sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp qua phiếu khảo sát theo danh sách nhân sự của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hậu Giang.

Thông qua phần tổng quan tài liệu cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và Quỹ Đầu tư phát triển, Cụ thể các tác giả ở phần tổng quan tài liệu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển trong hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng (Quỹ tín dụng nhân dân và

các Ngân hàng thương mại) được thể hiện thông qua: Cơ chế pháp lý, chất lượng nhà quản lý, chất lượng nhân viên, khả năng tài chính, khả năng quản lý nhân sự, lãi suất, khách hàng vay vốn, tình hình nợ, tính liên kết, khả năng cạnh tranh; trong đó có một số nhân tố ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả kinh doanh đó chính là năng lực nội tại Quỹ Đầu tư phát triển bao gồm: Chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý và nghiệp vụ, vốn, lãi suất, các khoản chi phí hoạt động là có tác động nhiều nhất. Những yếu tố ảnh hưởng còn lại cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Quỹ Đầu tư phát triển. Nhìn chung, tất cả các yếu tố đều được đề cập đều có khả năng làm tăng hoặc giảm hiệu quả kinh doanh của Quỹ Đầu tư phát triển trong quá trình hoạt động tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh thực tế của Quỹ Đầu tư phát triển mà các yếu tố này có những tác động khác nhau.

Kế thừa mô hình từ các nghiên cứu lược khảo trong và ngoài nước, nghiên cứu này được xây dựng như sau:

Lợi nhuận bình quân tăng thêm hàng năm (Hiệu quả kinh doanh); chịu sự tác động bởi các yếu tố:

Yếu tố 1:

Khuôn khổ pháp lý (Thông tư, nghị định, quy định…): là những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (2013); Nguyễn Kim Anh và ctg (2013); Rose, S.P. and Hudgins, C.S. (2008)

Yếu tố 2:

Chất lượng nhà quản lý (Trình độ đào tạo phù hợp chuyên môn, xây dựng mục tiêu chiến lược, thiết kế quy trình quản lý nhân sự phù hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kinh nghiệm cho nhân viên, xây dựng quy trình tín dụng và quản lý rủi ro, tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp) phù hợp với các nghiên cứu của Bùi Chính Hưng (2003); Lê Minh Hồng (2000); Nguyễn Văn Thụy (2015); Apena Hedayatnia và cộng sự (2011) và Frank P.Johnson, Richard D. Johnson (1985).

Yếu tố 3:

Chất lượng nhân viên (Trình độ đào tạo phù hợp chuyên môn, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, kinh nghiệm, tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp) đứng với các quan điểm từ các nghiên cứu của Bùi Chính Hưng (2003); Lê Minh Hồng

(2000); Tô Ngọc Hưng, (2012); Nguyễn Văn Thụy (2015); Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh (2013); Apena Hedayatnia và cộng sự (2011); Rose, S.P. and Hudgins, C.S. (2008).

Yếu tố 4:

Khả năng tài chính (Vốn điều lệ, vốn huy động, vốn vay, vốn cho vay, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin) dựa trên quan điểm của Trương Đông Lộc (2012); Bùi Chính Hưng (2003); Lê Minh Hồng (2000); Nguyễn Quốc Nghi (2014); Nguyễn Văn Thụy (2015); Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh (2013).

Yếu tố 5:

Các chi phí hoạt động (Chi phí trả lãi, chi phí trả lương, chi phí khác) theo quan điểm của các nghiên cứu: Bùi Chính Hưng (2003); Lê Minh Hồng (2000); Nguyễn Thị Thanh Hương (2013); Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh (2013); Apena Hedayatnia và cộng sự (2011); Frank P.Johnson, Richard D. Johnson (1985); Meyer và Nagarajan (1992).

Yếu tố 6:

Lãi suất (cho vay, tiền gửi tiết kiệm, kỳ hạn) phù hợp với các tác giả Nguyễn Hồng Hà (2012); Trần Việt Hưng (2012); Trần Trung Kiên (2015); Apena Hedayatnia và cộng sự (2011); Frank P.Johnson, Richard D. Johnson (1985) và Meyer và Nagarajan (1992).

Yếu tố 7:

Khách hàng vay vốn (Tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, hạn mức vay, thời hạn vay) theo các lược khảo Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh (2013); Bùi Chính Hưng (2003); Lê Minh Hồng (2000).

Yếu tố 8:

Tình hình nợ (Nợ trong chuẩn, nợ quá hạn, nợ xấu) phù hợp với các nghiên cứu Nguyễn Kim Anh và ctg (2013); Nguyễn Ngọc Anh (2015) và Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh (2013).

Yếu tố 9:

Tính liên kết (Các quỹ tín dụng với hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng trung ương, các tổ chức, hiệp hội, các cơ quan ban ngành địa phương) phù hợp với các

nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh và ctg (2013); Nguyễn Ngọc Anh (2015); Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh (2013).

Yếu tố 10:

Chất lượng dịch vụ (Sản phẩm, thủ tục hồ sơ, thời gian giải ngân, kênh phân phối, hoạt động Marketing) theo các nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà (2013), Nguyễn Duy Hải, Đặng Hoàng Xuân Huy (2012); Trần Việt Hưng (2012); Nguyễn Quốc Nghi (2014); Quan Minh Nhựt và Huỳnh Yến Oanh; Apena Hedayatnia và cộng sự (2011); Rose, S.P. and Hudgins, C.S. (2008).

Yếu tố 11:

Khả năng cạnh tranh (Địa điểm giao dịch thuận tiện, hạn mức vay cao, thủ tục hồ sơ vay nhanh, liên kết hỗ trợ các khóa tập huấn kỹ thuật, thị trường) từ các nghiên cứu Nguyễn Văn Thụy (2015); Apena Hedayatnia và cộng sự (2011)

Bảng 3. Diễn giải các yếu tố trong nội dung khảo sát

Các

yếu tố Tên yếu tố

Kỳ vọng

dấu

Cơ sở kế thừa các nghiên cứu lược khảo

1 Khuôn khổ pháp lý Tăng

Nguyễn Thị Thanh Hương (2013) Nguyễn Kim Anh và ctg (2013) Rose, S.P. and Hudgins, C.S. (2008)

2 Chất lượng nhà quản

lý Tăng

Bùi Chính Hưng (2003) Lê Minh Hồng (2000) Nguyễn Văn Thụy (2015)

Apena Hedayatnia và cộng sự (2011) Frank P.Johnson, Richard D. Johnson (1985)

3 Chất lượng nhân viên Tăng

Bùi Chính Hưng (2003) Lê Minh Hồng (2000) Tô Ngọc Hưng, (2012) Nguyễn Văn Thụy (2015)

Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh

(2013)

Apena Hedayatnia và cộng sự (2011) Rose, S.P. and Hudgins, C.S. (2008)

4 Khả năng tài chính Tăng Trương Đông Lộc (2012) Bùi Chính Hưng (2003) Lê Minh Hồng (2000) Nguyễn Quốc Nghi (2014).

Các

yếu tố Tên yếu tố

Kỳ vọng

dấu

Cơ sở kế thừa các nghiên cứu lược khảo

Nguyễn Văn Thụy (2015)

Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh (2013)

5 Các chi phí hoạt động Giảm

Bùi Chính Hưng (2003) Lê Minh Hồng (2000)

Nguyễn Thị Thanh Hương (2013) Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh (2013)

Apena Hedayatnia và cộng sự (2011) Frank P.Johnson, Richard D. Johnson (1985)

Meyer và Nagarajan (1992)

6 Lãi suất cho vay Giảm

Nguyễn Hồng Hà (2012) Trần Việt Hưng (2012) Trần Trung Kiên (2015)

Apena Hedayatnia và cộng sự (2011) Frank P.Johnson, Richard D. Johnson (1985)

Meyer và Nagarajan (1992)

7 Khách hàng vay vốn Tăng

Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh (2013)

Bùi Chính Hưng (2003) Lê Minh Hồng (2000)

8 Tình hình nợ Tăng

Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh (2013)

Nguyễn Văn Thụy (2015)

9 Tính liên kết Tăng

Nguyễn Kim Anh và ctg (2013) Nguyễn Ngọc Anh (2015)

Lê Thanh Tâm và Trương Thị Hoài Linh (2013)

10 Chất lượng dịch vụ Tăng

Nguyễn Hồng Hà (2013),

Nguyễn Duy Hải, Đặng Hoàng Xuân Huy (2012)

Trần Việt Hưng (2012) Nguyễn Quốc Nghi (2014)

Quan Minh Nhựt và Huỳnh Yến Oanh

Apena Hedayatnia và cộng sự (2011) Rose, S.P. and Hudgins, C.S. (2008)

Các

yếu tố Tên yếu tố

Kỳ vọng

dấu

Cơ sở kế thừa các nghiên cứu lược khảo

11 Khả năng cạnh tranh Tăng Nguyễn Văn Thụy (2015)

Apena Hedayatnia và cộng sự (2011)

Hiệu quả Kinh doanh

(%)

Lợi nhuận tăng thêm bình quân hàng năm

(Hiệu quả KD)

+/- Tổng hợp từ các nghiên cứu lược khảo

(Nguồn: tổng hợp từ các nghiên cứu lược khảo)

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bằng cách sử dụng số liệu được thu thập bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được xây dựng để khảo sát chuyên gia.

Bước 2: Nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích thống kê mô tả, các kiểm định để xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả kinh doanh (Lợi nhuận tăng thêm bình quân) của Quỹ Đầu Đầu tư phát triển tỉnh Hậu Giang.

- Đối với mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh

doanh của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hậu Giang thời gian tới.

Trên cơ sở phân tích đánh giá mục tiêu 1, mục tiêu 2 và kết hợp với Khảo sát chuyên gia về tính khả thi của các giải pháp,… tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh (lợi nhuận) của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LUAN VAN SBV-TRUONG THI NGOC-910719017 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w