Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 2000) thay thế

Một phần của tài liệu CHUYEN DE 1 (Trang 33 - 40)

- Chương 6: Điều khoản cuối cùng

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 2000) thay thế

1996 (sửa đổi bổ sung năm 2000) thay thế luật đầu tư nước ngoài tại VN năm 1987.

- Chuẩn xác hóa các biện pháp khuyến khích đầu tư theo hướng tiếp tục tăng cường khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, tập trung vào những mục tiêu trọng điểm trong chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

 - So sánh với các biện pháp khuyến khích ở các nước trong khu vực để các điều kiện khuyến khích đầu tư ở nước ta không thể kém hấp dẫn hơn các nước trong khu vực;

PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ

Khái quát lịch sử phát triển của pháp luật Đầu tư (tiếp) Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 2000) thay thế luật đầu tư nước ngoài tại VN năm 1987.

(Tiếp)

- Cụ thể hóa những quy định còn quá chung chung, bổ sung vào Luật những qui định đã được kiểm nghiệm qua  thực tiễn, luật hóa những quy định quan trọng đã được kiểm nghiệm là đúng đắn  nhưng chỉ mới được ban hành ở dạng văn bản duới luật; 

- Từng bước tiến tới sự nhích dần giữa hệ thống pháp Luật Đầu tư nước ngoài và pháp Luật Đầu tư trong nước, chỉ giữ lại những khác biệt mà điều kiện trong nước chưa cho phép loại bỏ;

- Tăng cường khâu tổ chức quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý cao hơn tạo chuyển biến một cách cơ bản nhằm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ

Khái quát lịch sử phát triển của pháp luật Đầu tư (tiếp)

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 2000) thay thế luật đầu tư nước ngoài tại VN

năm 1987.

Quốc hội khoá 9 kỳ họp thứ 10 ngày 12/11/1996 đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài mới (sau đây gọi là Luật Đầu tư nước ngoài 1996). Gồm 6 chương 68 điều với cấu trúc như sau:

Chương 1:        Những quy định chung

Chương 2:        Hình thức đầu tư

Chương 3:        Biện pháp bảo đảm đầu tư

Chương 4:    Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Chương 5:        Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài

Chương 6:        Điều khoản thi hành

 

PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ LUẬT ĐẦU TƯ

Khái quát lịch sử phát triển của pháp luật Đầu tư (tiếp)

Luật Đầu tư năm 2005 là một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập, cùng với Luật doanh nghiệp 2005 tạo cơ sở pháp lý bình đẳng, thống nhất trong khuyến khích và bảo đảm đầu tư tại Việt Nam.

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo 'một sân chơi' bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư và có hiệu lực từ 1/7/2006, Luật Đầu tư 2005 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

Luật Đầu tư năm 2005 được thiết kế theo hướng chỉ quy định các nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư, còn các nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp thì chuyển sang Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, các mức ưu đãi về thuế chuyển sang quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và các nội dung mang tính chất đặc thù thì dẫn chiếu sang pháp luật chuyên nghành điều chỉnh.

PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ

Khái quát lịch sử phát triển của pháp luật Đầu tư (tiếp)

Hiến pháp 2013: Điều 51, 52

+ Quan điểm xây dựng Luật Đầu tư 2014

+ Đảm bảo, kế thừa, phát triển, hoàn thiện những quy định pháp luật còn phù hợp, sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp.

+ Đảm bảo tính đồng bộ thống nhất của hệ thống PL đầu tư theo hướng phân định rõ mối quan hệ và nguyên tắc áp dụng Luật ĐT, các luật liên quan và Điều ước QT mà VN là thành viên.

+ Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư.

+ Thực hiện cam kết mở cửa thị trường và tự do hóa đầu tư theo các điều ước QT và VN là thành viên.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh khác

Hiến pháp 2013

Điều 51.

1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Hiến pháp 2013

Điều 52.

Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu CHUYEN DE 1 (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(109 trang)