Khái niệm đầu tư

Một phần của tài liệu CHUYEN DE 1 (Trang 43 - 51)

- Chương 6: Điều khoản cuối cùng

CHUYÊN ĐỀ 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ

1.1 Khái niệm đầu tư

Thông thường: bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế xã hội.

Kinh tế: hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền KT những hiệu quả trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã sử dụng.

Pháp lý: là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật qui định để thực hiện các hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc mục đích khác (TM hoặc phi TM)

1.1 Khái niệm đầu tư

44

Khái niệm đầu tư, kinh doanh

Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư (K5 điều 3 Luật Đầu tư 2014)

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình ĐT, từ SX đến tiêu thụ SP hoặc hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. (K16 Đ4 Luật DN 2014)

1.1 Khái niệm đầu tư

Nhà đầu tư: là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (K13 Đ3 LĐT)

+ Nhà đầu tư nước ngoài (K14 Đ3 LĐT) + Nhà đầu tư trong nước (K15 Đ3 LĐT) + Tổ chức kinh tế (K16 Đ3 LĐT)

+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (K17 Đ3

LĐT)

Vốn đầu tư: là tiền và TS khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (K18 Đ3 LĐT)

1.1 Khái niệm đầu tư

Hình thức đầu tư

+ Là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư theo qui định của pháp luật.

+ Căn cứ vào điều kiện của mình mà nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.

Các hình thức đầu tư:

Đầu tư theo hình thức hợp đồng:

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

+ Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)

Đầu tư vào tổ chức kinh tế: + Thành lập tổ chức kinh tế

+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

1.1 Khái niệm đầu tư

Phân loại đầu tư

Căn cứ vào mục đích đầu tư: đầu tư phi lợi nhuận và đầu tư kinh doanh

Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư: đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

1.1 Khái niệm đầu tư

Căn cứ vào mục đích đầu tư:

Đầu tư phi lợi nhuận: không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà với mục tiêu xã hội (nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cá nhân mua sắm tiêu dùng)

Đầu tư kinh doanh: đầu tư sử dụng nguồn lực để kinh doanh thu lợi nhuận (thành lập doanh nghiệp, liên doanh, hợp danh, mua cổ phần, góp vốn…)

1.1 Khái niệm đầu tư

Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư:

Đầu tư trong nước: hoạt động đầu tư mà nguồn lực được huy động từ ngân sách nhà nước và từ tổ chức, cá nhân trong nước

Đầu tư nước ngoài (còn được gọi là ĐT quốc tế): là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực được huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người của nước nhận đầu tư định cư ở nước ngoài đầu tư về nước

Đầu tư ra nước ngoài: hoạt động đầu tư ra ngoài lãnh thổ Việt Nam

1.1 Khái niệm đầu tư

Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà ĐT đối với vốn ĐT

Đầu tư trực tiếp: nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Có thể là đầu tư trực tiếp trong nước hoặc nước ngoài.

Đầu tư gián tiếp: đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Người đầu tư vốn và người quản lý, sử dụng vốn là khác nhau và có thẩm quyền khác nhau đối với nguồn lực đầu tư.

Một phần của tài liệu CHUYEN DE 1 (Trang 43 - 51)