Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch hại sinh trưởng, phát triển. Mặt khác ngô nếp có nhược điểm là dễ bị nhiễm sâu bệnh làm giảm đáng kể năng suất và phẩm chất hạt. Chính vì vậy việc đánh giá khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận để tìm ra những giống có khả năng chống chịu tốt là rất cần thiết.
Theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của ngô ta thu được bảng số liệu sau (bảng 4.6)
Bảng 4.6. Đặc tính chống chịu của các giống ngô nếp lai.
Mức Tên giống Khô vằn (điểm) Đốm lá (điểm) Sâu đục thân (%) Đổ gốc (%) Gãy thân (%) MX4 1 1 16,7 23,3 20 Mức 1 NL6 1 1 6,7 20 13,3 MX4 2 3 13,3 26,7 13,3 Mức 2 NL6 2 2 13,3 23,3 6,7 MX4 2 2 13,3 33,3 10 Mức 3 NL6 2 2 16,7 26,7 6,7 4.5.1. Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh.
Cây ngô là đối tượng của nhiều loại sâu, bệnh hại khác nhau, đặc biệt ở vùng chuyên canh yếu tố này thể hiện rất rõ. Cụ thể tại vùng đồng băng bắc bộ cho thấy các sâu bệnh hại chủ yếu là sâu đục thân, sâu đục bắp, châu chấu, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá…Tuy nhiên mức độ gây hại khác nhau cho nên chúng tôi chỉ tiến hành theo dõi và đánh giá một số loại gây hại chính.
∗ Sâu đục thân (Ostrinia nubinanis).
Sâu đục thân phân bố rộng ở tất cả các vùng trồng ngô. Sâu đục thân cây, bông cờ, bắp non, làm cây còi cọc hoặc gẫy ngang thân, bắp nhỏ bé, năng suất giảm
Sâu đục thân là loài sâu hại ngô quan trọng nhất. Ở các tỉnh phía Bắc, sâu phá hại chủ yếu trong vụ ngô thu hè và vụ thu, trong vụ xuân tỷ lệ cây bị hại ít hơn.
Qua bảng theo dõi ta nhận thấy ở các mức phân bón trong cả hai giống đều bị nhiễm nhẹ. Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu của nước ta nếu không phun thuốc, phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng tới năng suất của các giống.
Để phòng trừ sâu đục thân ta sử dụng thuốc: Basuzin, regal 80wg, phumai 5.4EC, gà nòi 96sp
∗ Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani).
Bệnh khô vằn phát triển trong điều kiện nóng ẩm, gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến khi ngô chín. Nấm xâm nhập cả vào trong bắp gây hiện tượng chín ép, hạt không chặt.
Qua theo dõi cho thấy, mức phân bón tăng thì mức độ nhiễm bệnh càng tăng. Ở mức 1 của giống MX4, NL6 không thấy vết bệnh
Ở mức phân bón: Mức phân bón 2, 3 Ngô MX4 và NL6 Bị nhiễm bệnh khô vằn nhẹ (điểm 2) trong vụ xuân tại Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
Để phòng trừ bệnh khô vằn ta dùng thuốc: Ningnastar, valivithaco, ps 906
∗ Bệnh đốm lá.
Có hai loại đốm lá là: Đốm lá lớn (Helminthosporium turicum) và đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis). Bệnh gây những vết đốm nhỏ trên lá, sau chuyển thành những vết chết hoại dài, làm khô lá. Bệnh làm giảm diện tích quang hợp của lá, làm giảm khả năng tích lũy chất khô, từ đó giảm năng suất sau này.
Từ bảng 4.6 ta thấy. Ở mức phân bón 1 giống giống MX4, NL6 bị nhiễm bệnh ở mức độ vừa. Ở mức phân bón 2 NL6 bị nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ nhẹ, còn MX4 bị nhiễm ở mức độ vừa. Ở mức phân bón 3 NL6, MX4 bị nhiễm ở mức độ nhẹ.
Để phòng trừ bệnh đốm lá ta dùng thuốc: Anvin 5sc