Có thể thấy rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với môi trường và thị trường nhất định. Do vậy, doanh nghiệp phải luôn có cách đánh giá, nhìn nhận về thị trường, vì khi định vị được thị trường mới có thể đưa ra được chiến lược về sản phẩm để sản xuất. Mỗi doanh nghiệp với một chiến lược phát triển khác nhau, áp dụng cho mỗi thị trường khác nhau, song mục đích chung là làm sao tối đa hoá lợi nhuận cho mỗi đồng vốn bỏ ra. Mà như ta biết, lợi nhuận là hiệu số của doanh thu và chi phí. Khi chi phí càng nhỏ, thì lợi nhuận ắt sẽ tăng lên. Đồng thời, khi chi phí càng thấp, thì giá cả giảm xuống, làm tăng sản phẩm bán ra.
Như vậy, có thể thấy giá cả sản phẩm là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mà giá cả lại phụ thuộc vào giá thành. Vì thế, giảm giá thành sản phẩm luôn là cá bài toán đối với từng doanh nghiệp. Và nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hội nhập như hiện nay.
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty 20
Có thể thấy rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc giảm giá thành của sản phẩm. Song trong số đó có một số nhân tố chính như : nhân tố khối lượng (∆Q); nhân tố cơ cấu khối lượng sản phẩm (∆k), nhân tố giá thành sản phẩm (∆z) .
Có thể thấy, ba nhân tố trên chính là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hạ giá thành sản phẩm của công ty 20. Cụ thể như sau:
Trong điều kiện chỉ có khối lượng sản phẩm thay đổi các nhân tố khác không đổi ( kết cấu và giá thành đơn vị không đổi), thì nhân tố khối lượng sản phẩm tỷ lệ thuận với mức hạ . Tức là : nếu ta giả định nhân tố kết cấu không đổi thì khi khối lượng sản phâẩ tăng hoặc giảm thì sẽ tác dộng đến mức hạ gái thành, có thể tăng hoặc giảm với cùng một tỷ lệ tương ứngtheo biến động của khối lượng sản phẩm.
Như vậy, khi tỷ lệ hạn giá thành không đổi chí có mức hạ thay đổi. Do đó, khi khối lượng sản phẩm thay đổi chỉ có mức hạ ảnh hưởng đến mức hạn giá thành hiện thực so với kế hoạch , còn tỷ lệ hạ thì không ảnh hưởng đến kết quả hạ giá thành so với kế hoạch.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng sản xuất tới mức hạ giá thành sản phẩm so sánh được xác định như sau :
Gọi : - ∆MQ là ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tới mức hạ
- ∆Tq là ảnh hưởng của nhân tố khối lượng đến tỷ lệ hạ của giá thành thực hiện so với kế hoạch.
Ta có: ∆Mq = ∑(Qoi x θS - Qoi) (Zoi - Zli) = ∑Qoi (θS - 1 (Zoi - Zli) = Mo x θS -Mo = Mo (I- 1) = -3.300.000 (1,44583 - 1) = 1.512.390 nghìn đồng Biết rằng: θ % 100 x ) Z x Q ( ) Z x Q ( n ti o i n 1 i ti li ∑ ∑ =
=
= 1,4583%
Mo là mức hạ tính theo khối lượng, kết cấu giá thành đơn vị kế hoạch, Mq
là kết quả so sánh 2 tổng giá thành, chỉ khác nhau khối lượng thựuc hiện so với kế hoạch do đó Mq là mức ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm thay đổi đến kết quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch.
Do sản lượng phản ánh quy mô, còn tỷ lệ hạ giá thành phản ánh tốc độ giá thành nên khi sản lượng thay đổi tỷ lệ hạ vẫn giữ nguyên như kế hoạch. Có nghĩa là:
∆Tq = - To
= To - To = 0
Như vậy, do khối lượng sản phẩm thực hiện so với kế hoạch tăng không ảnh hưởng đến tỷ lệ giá thành nhưng lại làm cho giá thành sản phẩm giảm 1.512.390 nghìn đồng. Đây là sự cố gắng đáng ghi nhận của Công ty trong việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất để cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, có thể thấy rằng giá thành sản phẩm giảm chưa nhiều, do vậy Công ty cần tiếp tục nghiên cứu tăng chất lượng mẫu mã sản phẩm để đẩy mạnh khối lượng bán ra.
Đặc biệt cần phân tích nhu cầu thị trường, trên cơ sở đó đẩy mạnh bán ra những sản phẩm có tỷ lệ hạ giá thành cao. Có như vậy mới góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng vị thế của Công ty trên thị trường.
2. Nhân tố cơ cấu khối lượng sản phẩm
Mỗi một loại sản phẩm khác nhau thì có mức hạ và tốc độ hạ giá thành khác nhau, vì vậy, khi thay đổi cơ cấu sản lượng thì mức hạ và tỷ lệ hạ chung cũng sẽ thay đổi. Nếu ta thay đổi cơ cấu mặt hàng trong trường hợp tăng tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ cao và giảm tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ thấp, thì mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sẽ tăng thêm, điều
này được đánh giá là tốt. Ngược lại sẽ làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành giảm xuống.
Ký hiệu:
- ∆KM : Là ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản phẩm thay đổi đến mức hạ. - ∆KT: Là ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu ản phẩm thay đổi đến tỷ lệ hạ giá thành.
Ảnh hưởng của cơ cấu sản lượng sản xuất được xem xét trong điều kiện giả định: sản lượng thực tế, cơ cấu sản lượng thực tế và giá thành đơn vị kế hoạch.
Mức độ ảnh hưởng của cơ cấu sản phẩm tới mức hạ giá thành sản phẩm đó là: ∆KM = ∑(Qli - θS x Qoi) (Zoi - ZTi) = ∑(Qli - Qoi) (Zoi - ZTo) - ∆QM = [(25.000 - 40.000) (180.000 - 200.000) + (30.000 - 20.000) (450.000 - 500.000) + (50.000 - 30.000) (950.000 - 1.000.000) ] - (-1.512.390) = +312.390 nghìn đồng
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản phẩm với tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm là:
∆KT = x 100% = x 100% = 0,4463%
Như vậy, do kết cấu khối lượng từng loại sản phẩm thay đổi đã làm cho tỷ lệ hạ giá thành tăng thêm 0,4463%, tương ứng với mức tăng là 312.390 nghìn đồng.
Đây là nhân tố có tính quyết định, phản ánh thành tích của Công ty trong việc tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
Ký hiệu:
- ∆ZM: Là ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm đến mức hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
- ∆Zr: Là ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm đến tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đến mức hạ giá thành được xác định: ∆ZM = ∑QliZli - ∑Qli Zoi
= 64.500.000 - 65.500.000 = -1.000.000 nghìn đồng Ảnh hưởng của giá thành tới tỷ lệ hạ: ∆ZT = x 100%
= x 100% = -1,42857%
Do giá thành đơn vị thay đổi đã làm cho mức hạ tăng thêm 1.000.000 nghìn đồng, tương ứng với 1,42857%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có cố gắng lớn trong việc hạ giá thành đơn vị sản phẩm, thể hiện chất lượng tương đối tốt trong quản lý kinh doanh. Việc thực hiện kế hoạch giá thành, xét cụ thể thì chưa được hoàn hảo vì sản phẩm quân phục cán bộ hè có giá thành thực hiện lớn hơn so với giá thành kế hoạch. Đây là sản phẩm duy nhất có ảnh hưởng không tốt đến việc hạ giá thành toàn bộ sản phẩm. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần tìm ra nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm này tăng để tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất, nâng cao lợi nhuận cho mình.
4. Tổng hợp của ba nhân tố
Bảng: Tổng hợp ba nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ giá thành sản phẩm của công ty
Nhân tố Mức hạ Tỷ lệ hạ ( %) 1. Khối lượng sản phẩm - 1.512.390 0
2. cơ cấu khối lượng sản phẩm
312.390 0.4463
3. Giá thành đơn vị sp - 1.000.000 - 1,4287 4. Tổng - 2.200.000 - 0,9824
Nhìn chung, doanh nghiệp đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành ở cả hai chỉ tiêu :
• Mức hạ giá thành đã hạ thêm 2.200.000 nghìn đồng
• Tỷ lệ hạ giá thaàn đã hạ thêm 0,9824%
Đây là biểu hiện tốt, thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. để tăng thêm lợi nhậm và tăng thêm tích luỹ.
Để thấy rõ nguyên nhân và có kết luận cụ thể ta đi sâu nghiên cứư cá nhân tố ảnh hưởng đến các kết quả này của công ty :
- Do khối lượng sản phẩm nhìn chung tăng thêm 4,583%
{ (70.000.000 : 48.000.000 – 1) x 100% } đã làm mức hạ giá thành hạ thấp thêm 1.512.390 nghìn đồng. Đây là kết quả của sự cố gắng của doanh nghiệp trong khâu sản xuất, nhằm tăng thêm khối lượng sản xuất để cung cấp cho thị trường, nhằm tăng thêm lợi tức. Nhưng tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cá mặt hàng của công ty chưa toàn diện, mặt hàng quân phục cán bộ hè chỉ dạt 62.5% so với kế hoạch
{ ( 25.000: 40.000) x 100%}. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Còn nếu do nhu cầu thị trường giảm
mà doanh nghiệp điều chỉnh ở khâu sản xuất, thì đây là điều cần thiết chứng tỏ tính linh hoạt của bộ máy quản lý công ty.
- Do cơ cấu mặt hàng thay đổi đã làm cho mức hạ bị giảm đi 0,4463% tương ứng 312.390 nghìn đồng là do công ty tăng tỷ trọng sản xuất sản phẩm quân phục cán bộ GBD len am và quân phcụ đại lễ ; giảm tỷ trọng sản xuất sản phẩm quân phục cán bộ mùa hè.
- Do thay đổi giá thành đơn vị đã làm cho mức hạ hạ thêm 1.000.000 nghìn đồng tương ứng 1, 4287%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất trong giá thaànhsản phẩm. Đây là ưu điểm lớn nhất của công ty thể hiện chất lượng tốt trong quaảnlý kinh doanh. Nhưng việc thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị cao hơn kế hoạch. Công ty cần đi sâu nghiên cứư xem xét cá khoản mục giá thành của sản phẩm quân phục cán bộ hè , nguyên nhân tại sao không đạt kế hoạch?
II. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm công ty 20
Toàn bộ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh dược, Đối với toàn bộ sảp phẩm ta chỉ có thể tiến hành so sánh giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành kế hoạch nhằm đánh giá khái quát tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành. Qua đó thấy được ưu, nhược điểm trong công tác quản lý giá thành. Từ đó có những biện pháo áp dụng đạt hiệu quả cao.
1. Chỉ tiêu đánh giá hạ giá thành sản phẩm công ty 20 Để phân tích, ta tiến hành sử dụng các chỉ tiêu sau:
1.Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm : R ( %)
+) Nếu R < 100 thì doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Khi đó chênh lệch sẽ mang dấu (-); ( ∆z) < 0.
Số chênh lệch ( ∆z) : là số chi phí tiết kiệm đựoc do hạ giá thành tính trên số lượng sản phẩm thực tế.
+) Ngược lai nếu R> 100, ( ∆z) > 0 : giá thành thực tế cao hơn giá thành kế hoạch. Khi đó doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành.
III. Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc của công ty 20
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty 20