C ƢƠNG 2: P ƢƠNG P ÁP NG ÊN ỨU
4.3.2. Về tổ chức thực hiện
Cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay có độ rủi ro lớn hơn cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh, nên cần có biện pháp hạn chế tối thiểu rủi ro, đồng thời thu được mức lợi nhuận cao nhất. Bằng việc xây dựng chi tiết những quy định, quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TM P Kỹ thương Việt Nam có thể thực hiện mục tiêu trên và đặc biệt ngân hàng sẽ biến cho vay tiêu dùng thành một sản phẩm hấp dẫn của mình. Để thực hiện được, Ngân hàng TM P Kỹ thương Việt Nam cần phải cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng, cụ thể:
Thứ nhất, mức cho vay hợp lý và hấp dẫn: Tùy theo nhu cầu và khả năng
trả nợ của khách hàng mà ngân hàng ấn định mức dư nợ cho vay đối với từng khách hàng. Hiện nay, Ngân hàng TM P Kỹ thương Việt Nam đã có chính sách cho vay không tài sản đảm bảo đối với cán bộ công nhân viên với mức cho vay tối đa là 50 triệu đồng, mức cho vay đối với các hộ nông dân, chủ trang trại… là 10 triệu đồng. Số tiền này là quá nhỏ so với những nhu cầu của người vay nếu họ dùng tiền vay với mục đích để mua đất xây nhà, xây sửa nhà cửa, mua các phương tiện đi lại, mua các công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất cho nông dân không phải để sinh lợi). Do vậy nhiều người có nhu cầu vay vốn nhưng nếu chỉ vay theo mức mà Ngân hàng giới hạn thì khách hàng sẽ không vay nữa vì không những không đủ tiền phục vụ cho nhu cầu của mình mà còn có thể mất nhiều thời gian giao dịch với ngân hàng nếu chấp nhận vay. Vì thế, ngân hàng nên linh hoạt về mức cho vay đối với từng đối tượng khách hàng. Nếu một khách hàng có thu nhập cao và họ chứng minh được thu nhập của họ là dài hạn thông qua các hợp đồng lao động thì Ngân hàng có thể xem xét cho vay với mức cao hơn và với thời hạn dài hơn mà không sợ rủi ro. Đối với cho vay có tài sản đảm bảo mức cho vay tối đa là 50% giá trị tài sản thế chấp. Trong một số trường hợp đặc biệt như khách hàng quen thì Ngân hàng có thể cho vay tới 70% giá trị tài sản thế chấp. Một
113
tài sản được đem làm thế chấp phải được xem xét ở 3 góc độ: thứ nhất là tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu của người vay; thứ hai là khả năng chuyển đổi được; thứ ba là giá cả. Giá cả là yếu tố không ổn định, biến động theo thị trường bởi vậy Ngân hàng sợ có rủi ro về giá của tài sản thế chấp chỉ nên cho vay 50% giá trị để phòng tránh rủi ro. Tuy vậy, những tài sản có khả năng chuyển đổi cao như trái phiếu, tín phiếu hính phủ, sổ tiết kiệm rất an toàn thì Ngân hàng cần tăng mức cho vay để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
Thứ hai, thời hạn vay vốn đa dạng và phù hợp: NHNo&PTNT cần đa dạng
hoá các thời hạn cho vay để đảm bảo các nguyên tắc cho vay như khả năng hoàn trả, đảm bảo được mục đích sử dụng vốn và có điều kiện đảm bảo khả năng trả nợ vay cũng như tạo điều kiện kiểm tra theo dõi. Độ rủi ro cho vay tiêu dùng thấp hơn nhiều so với các hoạt động cho vay đối với các dự án lớn có thời hạn thu hồi dài vì với cho vay tiêu dùng, Ngân hàng có thể dự đoán được chính xác dòng tiền thu hồi được. Hiện nay một số sinh viên ngoai tỉnh sau khi học xong đại học đã ở lại thành phố làm việc cho các công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, có thu nhập cao và có nhu cầu mua nhà, phương tiện, vật dụng. Đối với các đối tượng này Ngân hàng có thể cho vay với mức cao và thời hạn dài vì khả năng thu hồi vốn rất cao. Bên cạnh đó, việc cho vay tiêu dùng đối với các hộ gia đình sản xuất, Ngân hàng cần xem xét và định kỳ trả nợ gốc và lãi vốn vay cho phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi và khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó để có nguồn vốn cho vay với thời hạn đa dạng như trên, Ngân hàng cần có định hướng thu hút thêm nguồn vốn trung và dài hạn tránh rủi ro khi cho vay tiêu dùng vời thời hạn dài mà hiện tại Ngân hàng chưa có đủ điều kiện để đáp ứng được.
Thứ ba, lãi suất linh hoạt: Hiện nay cho vay đối với sản xuất kinh doanh
114
này là không phù hợp với thực tế vì mục đích của vay tiêu dùng không phải để sinh lãi. Do vậy để xây dựng lãi suất hấp dẫn khách hàng mà lại phải hợp lý, vừa bù đắp được chi phí, vừa mang lại lợi nhuận thì Ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất đa dạng cho từng loại khách hàng, tạo được sự hài hoà cân đối giữa lợi ích ngân hàng và lợi ích khách hàng. Cụ thể:
- Đa dạng hóa các hình thức trả lãi để tạo điều kiện phù hợp với các đặc điểm nhu cầu của khách hàng. Dựa vào từng lãi suất, từng kỳ hạn, khách hàng có cơ hội lựa chọn các khoản vay thích hợp, đảm bảo cho hoạt động của họ có kết quả cao, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn.
- Lãi suất phải linh hoạt theo đối tượng vay vốn. Với các khách hàng quen thuộc, có uy tín thì Ngân hàng có thế áp dụng một mức lãi suất ưu đãi. Điều đó củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, vừa khuyến khích cho khách hàng tăng cường mối quan hệ với Ngân hàng, vừa tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ lãi và gốc đúng hạn cho ngân hàng.
Phương thức thu hồi gốc và lãi vay không quá cứng nhắc: Phương thức tốt nhất là trả góp theo kỳ hạn nợ cụ thể như trả nợ theo tháng, quý phù hợp vời kỳ thu tiền bình quân của người vay: án bộ công nhân viên lĩnh lương hàng tháng, nông dân thu hoạch theo mùa vụ ngắn ngày, tiểu thương thu tiền hàng ngày để việc kiểm tra sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ được thường xuyên liên tục. Tuy nhiên đối với hình thức cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo đối với cán bộ công nhân viên khi thực hiện thu hồi nợ gốc và lãi vay phát sinh nhiều khó khăn như đã trình bày ở phần trên. Những khó khăn này đã ảnh hưởng tới tiến độ mở rộng cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo đối với cán bộ công nhân viên. Do vậy, để giải quyết những khó khăn đó ngân hàng nên xem xét giải pháp về cho vay tiêu dùng thông qua người đại diện. Giải pháp này được đưa ra trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên: ngân hàng - đại diện của bên vay- người vay cũng như việc
115
phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân và thu nợ.
Người đại diện trong phương thức cho vay này thường là người ở đơn vị có cán bộ nhân viên vay vốn, có trách nhiệm tập hợp các hồ sơ xin vay, tiến hành thu nợ gốc và lãi và các trách nhiệm khác có liên quan. Để đảm bảo quyền lợi của người đại diện, nhằm khuyến khích họ làm tốt trách nhiệm được giao ngân hàng có những ưu đãi như: hàng tháng trích thưởng theo % số lãi thực thu và hỗ trợ tiền tàu xe trong các kỳ trả nợ, đồng thời ưu tiên khi người đại diện cũng vay vốn tại ngân hàng.
Tuy nhiên ngân hàng cũng cần lưu ý về trách nhiệm của người đại diện theo hình thức cho vay này. Nếu ngân hàng không có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ thì có thể dẫn đến tình trạng người đại diện lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền trả nợ của người vay, gây ảnh hưởng đến việc cho vay và thu nợ. hính vì vậy mà việc xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên tham gia rất quan trọng và cần phải được xem xét kỹ càng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng TM P Kỹ thương Việt Nam đã ban hành nhiều quy chế cho vay. Tuy nhiên các quy chế về cho vay tiêu dùng còn chồng chéo, yêu cầu nhiều thủ tục rườm rà. Do vậy, trong thời gian sắp tới ngân hàng TM P Kỹ thường Việt Nam cần hoạn thiện quy chế cho vay từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng.
Việc làm cho người dân hiểu biết về Ngân hàng TM P Kỹ thương Việt Nam và những lợi ích mà Ngân hàng mang lại cho họ là điều rất cần thiết để mở rộng cho vay. Nếu như công tác tuyên truyền được thực hiện tốt thì sẽ có tác dụng trong việc thay đổi thói quen tích luỹ để tiêu dùng và tâm lý sợ đi vay của người dân. Qua đó sẽ tăng số lượng khách hàng góp phần thúc đẩy cho vay tiêu dùng phát triển. Muốn vậy, Ngân hàng TM P Kỹ thương Việt Nam cần phát triển khác biệt hóa và đổi mới cho vay tiêu dùng, để làm được
116
việc này Ngân hàng TM P Kỹ thương Việt Nam cần thực hiện những việc như sau:
- Tuyên truyền, quảng cáo ngay tại Ngân hàng bằng cách bố trí cho khách hàng quan sát, thấy được các hình ảnh về Ngân hàng TM P Kỹ thương Việt Nam, về các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.
- án bộ Ngân hàng là hình ảnh thu nhỏ của Ngân hàng nên các cán bộ Ngân hàng cần ý thức được rằng: Mỗi cán bộ Ngân hàng là một tuyên truyền viên tích cực và hiệu quả nhất về chính sách cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Muốn vậy, Ngân hàng TM P Kỹ thương Việt Nam phải có chế độ đãi ngộ thích hợp với chính cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.
- ử cán bộ đi sâu sát đến từng cơ quan, đơn vị để tuyên truyền, phổ biến về nghiệp vụ cho vay để người dân hiểu về tiện ích mà loại tín dụng này mang lại cho họ. Đồng thời, cần chiếm được sự ủng hộ nhiệt tình của các cán bộ lãnh đạo để qua đó việc tiếp cận và tập hợp những nhu cầu của người dân cũng như việc tiến hành thực hiện nghiệp vụ diễn ra một cách suôn sẻ.
- Hàng năm, Ngân hàng TM P Kỹ thương Việt Nam tổ chức hội nghị, hội thảo khách hàng, qua đó tạo được mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng, để đánh giá những mặt được, chưa được về hoạt động cho vay tiêu dùng, từ đó có các biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ. Qua hội nghị khách hàng, giúp Ngân hàng hiểu rõ những khó khăn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, đánh giá và nắm bắt được các nhu cầu mới nảy sinh trong khách hàng, từ đó đưa ra cách thức cung ứng sản phẩm, cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.
- Lựa chọn hình thức truyền thông cho phù hợp và hiệu quả, hiện tại Ngân hàng chủ yếu sử dụng băng rôn để quảng cáo, chưa chú trọng quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình. Bên cạnh đó, hình thức quảng cáo trên các tờ báo dù đã được sử dụng nhưng chưa hiệu quả vì Ngân hàng chưa lựa chọn
117
được những tờ báo danh tiếng và được bạn đọc ưa chuộng. Do vậy, việc lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp không những đem lại hiệu quả quảng bá cao mà còn góp phần tiết kiệm chi phí quảng cáo cho ngân hàng. Mặt khác, nội dung quảng cáo cần phải hấp dẫn nhưng ngắn gọn và dễ hiểu.
- Tiếp tục quảng bá sản phẩm dịch vụ thông qua nhiều hình thức giới thiệu sản phẩm như: gửi thư mời, tờ rơi, khai thác tối đa các phương tiện thông tin đại chúng cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc quảng bá, đưa thông tin đến với công chúng. Tổ chức những buổi đối thoại trực tiếp trên truyền hình, hội nghị khách hàng, các hoạt động tài trợ, từ thiện, các hoạt động khuyến mãi, hậu mãi khi cung cấp các sản phẩm… đồng thời cho thiếp lập các đường dây nóng để tạo điệu kiện cho người dân có thể tìm hiểu thông tin một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất.
- Ngân hàng cần tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ với các tổ chức, các ngành, các hội đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương, tận dụng các mối quan hệ hỗ trợ Ngân hàng về mọi mặt. Bên cạnh đó, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, vận dụng linh hoạt các ưu đãi đối với khách hàng lớn, thường xuyên cũng cố, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, giữ vững khách hàng đã có và thu hút khách hàng mới