- Địa điểm: tại xã Đại Sơn, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng - Thời gian tiến hành: Từ tháng 14/08/2017 đến 12/11/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đại Sơn
- Đánh giá việc bố trí nội thất, ngoại thất và cảnh quan nhà ở nông thôn - Đánh giá vận khí một số công trình nhà ở nông thôn của xã Đại Sơn khi vận dụng khoa học phong thủy.
- Đề xuất giải pháp ứng dụng khoa học phong thủy. 3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu
- Thu thập các sách, báo, tìm kiếm các website có liên quan đến nội dung cần nghiên cứu.
- Tổng hợp, so sánh, chọn lọc các tài liệu và rút ra những điểm chính yếu và khái quát nhất về vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập số liệu thứ cấp : Thông tin, số liệu được thu thập từ các báo cáo tổng kết, công trình khoa học và các nghiên cứu của các cơ quan quản lý trong địa bàn nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Điều tra, đo đếm, quan sát thực tế các công trình nhà ở nông thôn. Cụ thể: - Điều tra 3 công trình nhà ở trong địa bàn xã Đại Sơn về những vấn đề cần thiết để thu thập thông tin.
- Quan sát cảnh quan, địa hình (Loan đầu) từng công trình nhà ở: Toạ, hướng, bên phải, bên trái của công trình, xem cao thấp và cảnh quan như thế nào.
- Đo toạ, hướng của công trình nhà ở: Toạ, hướng bao nhiêu độ. - Chụp ảnh công trình nhà ở.
- Tìm hiểu năm xây dựng hoặc sửa chữa công trình để lập tinh bàn cho ngôi nhà.
- Tìm hiểu tình hình nhân đinh và tài lộc của công trình.
Tiến hành lập tinh bàn để đánh giá vận khí từng công trình nhà ở. Cụ thể: - Các công trình hợp phong thuỷ
- Các công trình không hợp phong thuỷ
- Những nguyên nhân dẫn đến thành công và chưa thành công của các công trình nhà ở.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đại Sơn là xã thuộc loại xã biên giới nằm ở phía Đông Bắc của huyện Phục Hòa. Cách trung tâm huyện 10 km, cách trung tâm Thành phố Cao Bằng 76 km về phía Tây Bắc; địa giới hành chính xã được xác định có các phía tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp với Trung Quốc
- Phía Tây giáp với Thị trấn Hòa Thuận và xã Lương Thiện. - Phía Nam giáp với Thị trấn Tà Lùng và Thị trấn Hòa Thuận. - Phía Bắc giáp với xã Cách Linh.
Xã Đại Sơn được chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng thấp và vùng cao. Vùng thấp có địa hình tương đối bằng phằng, có 1 con sông lớn chảy qua (Sông Bắc Vọng) có rất nhiều sông suối nhỏ và 1 kênh mương thủy lợi Hồng Đại rất thuận tiện cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản.
Vùng cao gồm khu vực núi cao thuận tiện cho trồng rừng.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Đại Sơn là xã có địa hình phổ biến là đồi, núi đá, xen kẽ giữa đồi núi là các thung lũng nhỏ hẹp, nên có độ cao thấp biến đổi đa dạng.
Với địa hình đặc trưng của vùng núi, Đại Sơn có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng nhất là phát triển chăn nuôi đại gia súc và kinh tế rừng.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu:
+ Khí hậu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Đông Bắc, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ cao nhất là 32 - 350; mùa đông lạnh, khô hanh, nhiệt độ thấp nhất từ 2 - 40;
+ Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông - Bắc thổi vào mùa lạnh và gió Đông – Nam thổi vào mùa nóng;
+ Thời tiết được chia làm hai mùa rõ rệt. Mưa chủ yếu vào mùa hè, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 chiếm khoảng 80% lượng mưa trong năm. Về mùa đông không khí hanh khô; ít mưa, thậm trí không có mưa.
Điều kiện khí hậu vùng cao rất phù hợp trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả như: Nhãn, Vải, Bưởi, mác mật…Vùng thấp phù hợp trồng các loại cây ăn quả như Cam, Quýt, Mít, Chanh…
-Thuỷ văn:
Sông suối của xã có tốc độ dòng chảy lớn, ít nước vào mùa khô, lòng sông nhiều thác ghềnh nên ít có giá trị giao thông vận tải. Hàng năm vào mùa mưa lượng nước dồn ở sông chính tạo nên dòng chảy lớn và xiết cuốn trôi một lượng phù sa đáng kể, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm sạt lở bờ sông. Vào mùa khô dòng chảy cạn kiệt mực nước lòng sông thấp.
Tuy nguồn nước khá dồi dào nhưng do điều kiện địa hình dốc, đất canh tác có địa thế khá cao so với mực nước sông, diện tích đất canh tác nhỏ, hẹp nên việc sử dụng nước sông phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hiện nay xã đang quản lý các hệ thống nhánh kênh mương thuỷ lợi được xây dựng kiên cố, còn lại mương đất là do nhân dân tự đào, đắp để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất:
Theo kết quả kiểm kê đất đai, tính đến thời điểm 31/12/2015, xã Đại Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.801,86 ha. Trong đó:
Tổng diện tích tự nhiên 3.801,86 ha. Trong đó đất nông nghiệp 3.569,06 ha, đất lâm nghiệp 2.400,39 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 2,12 ha; đất phi nông nghiệp 232,80 ha, đất chưa sử dụng 15.85 ha.
- Tài nguyên rừng:
Theo thống kê , diện tích rừng của xã Đại Sơn là 2286,63 ha. Trong đó đất rừng sản xuất 205,01 ha, đất rừng phòng hộ 2081,62 ha.
Công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng luôn được quan tâm, luôn bám nắm địa bàn, xây dựng triển khai thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm rừng. Các Tổ bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng ở các xóm đã được thành lập, đã xây dựng được phương án phòng chống cháy rừng.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 4.1.2.1. Kinh tế 4.1.2.1. Kinh tế
Xã Đại Sơn đã tổ chức hướng dẫn và thực hiện các chương trình, kế hoạch và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, đồng thời khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, thực hiện công tác phòng trừ các dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi.
* Trồng trọt:
Tổng diện tích vụ mía năm 2016-2017: 487,05 ha; năng suất bình quân đạt: 62,680 tấn/ha; sản lượng đạt 30.528,6 tấn.
Tổng diện tích nguyên liệu mía năm 2017-2018: 537,15 ha; tăng 50,1 ha với năm 2016; năng suất ước đạt bình quân đạt: 660 tạ/ha; tổng sản lượng ước đạt 35.451,9 tấn, tăng 4.923.213 tấn so với năm 2016.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt: 1.882,7/1.639,6 tấn bằng 114,83%KH.
* Chăn nuôi – Thú y:
Tổng đàn trâu có 908 con, bò 35 con, gia cầm 14.855 con.
Cán bộ Thú y xã tham mưu cho UBND xã xây dựng kế hoạch về công tác tiêm phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra.
* Lâm nghiệp:
Trong năm UBND xã phối hợp với cơ quan Kiểm lâm đưa giống cây về trồng như: cây keo lấy gỗ 1.000 cây và 1.000 cây xoan hôi giao cho các hộ trồng theo kế hoạch.
Bên cạnh đó UBND xã luôn phối hợp với cơ quan Kiểm lâm chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân thường xuyên chăm sóc bảo vệ rừng theo kế hoạch được giao.
4.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa, xã hội * Dân số và lao động:
Xã có 16 xóm hành chính với tổng số 708 hộ với 3.026 nhân khẩu. Gồm 2 dân tộc cùng sinh sống Tày và Nùng: (Tày 121 hộ chiếm 17,09 %; Nùng 687 hộ chiếm 97,03 %).
Cây trồng chính là: Cây ngô, lúa, đỗ tương, mía… Vật nuôi chủ yếu là: Bò, trâu, lợn, ngựa, gia cầm. Ngành nghề chính chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chiếm 95 %), còn lại là lao động ngành nghề khác.
* Cơ sở hạ tầng:
- Giao thông:
+ Nâng cấp được hai tuyến đường, tuyến Rằng Kheo và tuyến Bản Chang; + Mở mới tuyến đường Lũng Riền - Bản Sát, hiện đang thi công mở mới tuyến đường Lũng Lầu - Bản Mầy;
+ Các tuyến đường trục xã - liên xã có 2,5 Km đạt chuẩn; + Đường ngõ xóm hơn 8 Km được bê tông hóa;
+ Đường trục chính nội đồng 9,5 Km được cứng hóa.
- Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, hiện có 6 Km kênh mương được cứng hóa.
- Hệ thống điện: trên toàn xã có 5 trạm biến áp đều đang hoạt động tốt, 99,6 % người dân được sử dụng điện.
- Bưu chính viễn thông: 16/16 đều đã có sóng điện thoại, xã có một điểm phục vụ bưu chính viễn thông.
* Y tế:
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn được trú trọng đã củng cố được các y tế thôn bản và đội ngũ trạm y tế gồm 1 bác sĩ và 2 y sỹ. công tác khám chữa bệnh được duy trì thường xuyên tại trạm y tế và tại các thôn bản Các chương trình mục tiêu y tế được triển khai đạt hiệu quả, vận động nhân dân thực hiện các chương trình như: tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, sơ cấp cứu ban đầu, ngăn ngừa và đẩy lùi dịch bệnh...
* Giáo dục:
Giáo dục, công tác giáo dục của xã đạt hiệu quả và chất lượng, cơ sở vật chất của 4 Trường Tiểu học Đại Tiến, Trường Tiểu học Đại Sơn, Trường mầm non Đại Sơn và Trường THCS Đại Sơn được xây dựng kiên cố và có nhà công vụ cho giáo viên.
4.1.2.3 Về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
An ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc vững mạnh; thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm; các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
4.2. Đánh giá ứng dụng khoa học phong thủy trong bố trí nội ngoại thất và cảnh quan phù hợp và cảnh quan phù hợp
Một ngôi nhà mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ cần có sự hài hòa về phong thủy
4.2.1. Bố trí cổng và cửa nhà 4.2.1.1. Cổng của ngôi nhà 4.2.1.1. Cổng của ngôi nhà
Trong quan niệm phong thủy, cổng ra vào luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà. Đầu tiên là tùy theo cung mệnh của chủ nhà là Đông tứ mệnh hay Tây tứ mệnh mà chọn hướng cổng nhà cho phù hợp.
Hình 4.1. Một ví dụ về cổng nhà
Không bố trí cổng thẳng vào cửa chính của ngôi nhà bởi “ sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng”.
Cổng nhà nên bố trí vào phương vị Thanh long của nhà.
Nhà nhỏ, tường bao quanh và cổng nhỏ tương ứng thì tốt. Nếu cổng to, nhà nhỏ, đây là tướng cổng xấu sẽ xảy ra ly tán.
Việc chọn hình dáng màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho phù hợp với trạch mệnh theo âm dương ngũ hành:
+ Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hượp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng nâu là hợp.
+ Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xam ghi, trắng, bạc, vật liệu thiên về kim loại .
+ Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và gam màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại.
+ Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh long song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc.
+ Cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp.
4.2.1.2. Cửa chính
Theo phong thủy, cửa chính của một ngôi nhà được gọi là cửa khí, là con đường giao lưu giữa bên trong và bên ngoài, vì thế nó đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của gia chủ.
Cửa chính tốt nhất nên đặt ở chính giữa mặt chính diện của ngôi nhà. Nếu cửa chính lệch về phía trái một ít, thì ở vị trí này gọi là “Thanh long biên”, đây cũng là một vị trí tốt.
- Theo Phong thủy học: Cửa ở phía Đông: lành.
Đây là hướng mặt trời mọc, tràn đầy sinh khí, đặt cửa chính ở vị trí này sẽ tạo cho gia đình làm ăn thuận lợi, nhận được nhiều điều mới mẻ tốt lành. Nhưng phải đặt lệch sang hướng Đông Nam hoặc Đông Bắc thì mọi việc của gia chủ mới hanh thông.
- Cửa hướng Đông Nam: lành.
Đông Nam là hướng cát lợi. Từ xưa đến nay, ông bà ta thường làm nhà có cửa mở ở hướng Đông Nam, bởi thế Phong thủy mới có câu “Thiết môn lập hương, tạo môn ở Đông Nam, gia vận phồn xương”. Hướng này đặc biệt có lợi cho người buôn bán.
- Cửa hướng Nam: lành
Hướng Nam có vận khí tốt lành. Nếu kết hợp tốt các yếu tố khác thì sẽ có sức khỏe trường thọ, vui vẻ.
- Cửa hướng Tây Nam: dữ.
Theo Phong thủy, hướng Tây Nam là nơi hai khí âm dương giao nhau. Âm dương giao nhau bị lệch pha sẽ dẫn đến tâm lý bất an.
- Cửa hướng Tây: lành.
Chỉ cần không mở cửa chính theo hướng chính Tây mà chếch Tây một chút thì đây sẽ là phương vị tốt, nó sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình.
- Cửa hướng Tây Bắc: dữ.
Đây là vị trí “Thiên môn”, theo Phong thủy, đây là hướng tôn nghiêm, chỉ thích hợp để đặt bàn thờ, thần vị, chứ không nên đặt cửa chính ở hướng này.
- Cửa hướng Bắc: bình thường.
Phía Bắc không phải là vị trí tốt để đặt cửa chính, vì đây là hướng gió lạnh mùa Đông thổi đến, không có lợi cho sức khỏe.
- Cửa hướng Đông Bắc: dữ.
Theo Phong thủy, hướng Đông Bắc thuộc “Quỷ môn”. Đặt cửa lớn ở hướng này dễ sinh cảnh ly tán, bệnh tật, tử vong.
4.2.1.3. Cửa sổ
Theo Phong thủy học, ngôi nhà cần phải có cửa lưu thông “khí” tốt: Thông gió, ánh nắng, bảo ôn, an toàn…, nếu không sẽ không có lợi cho sức khỏe con người. Trước tiên cần nhớ là không nên mở quá nhiều cửa sổ trong một phòng, cửa sổ không nên quá rộng. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý không mở cửa sổ đối diện trực tiếp với cửa chính vì như thế, luồng khí từ ngoài đi vào phòng qua cửa sổ sẽ thoát ngay qua cửa chính mà không được luân chuyển trong phòng.
Cửa sổ nên được thiết kế với những cánh cửa có thể mở ra phía ngoài để cho khí dẫn vào và lưu chuyển, tăng cường khí có lợi, đón thêm nhiều may mắn cho gia chủ. Cửa sổ mở vào bên trong vừa chiếm nhiều diện tích phòng vừa mang lại cảm giác thu mình, nhút nhát cho gia chủ.
4.2.2. Bố trí nội thất
4.2.2.1. Bố trí phòng khách
Phòng khách chiếm vai trò quan trọng về mặt Phong thủy bởi đó là một bộ phận chính của căn nhà, hiếm thấy nhà nào lại không có phòng khách. Phòng khách thường được thiết kế với một diện tích khá lớn nên là nơi được lựa chọn để bố trí và sắp xếp nhiều vật dụng gia đình, nhiều đồ vật trang trí...
Phòng khách thường được bố trí ở gian ngay sau cửa chính trong ngôi