Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dulịch theo hướng liên kết và hội nhập

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập. (Trang 43 - 49)

nhập quốc tế của một tỉnh

Trong điều kiện kinh tế thị trường và trong bối cảnh toàn cầu hóa, ảnh hưởng tới phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế trong điều kiện kinh tế thị trường và cạnh tranh khốc liệt có nhiều yếu tố, mà tiêu biểu là 5 nhóm yếu tố quan trọng theo thứ tự sau đây:

a) Lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước cũng như của địa phương

Trong điều kiện kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn luôn có ý nghĩa quyết định. Nếu không có được lợi nhuận thì không doanh nghiệp nào tham gia liên kết và hội nhập. Lợi nhuận luôn luôn trở thành động cơ thôi thúc các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tiến hành liên kết và hội nhập quốc tế. Một khi nhận thấy có khả năng thu được lợi nhuận cao thì các cá nhân (nhà hàng, hộ gia đình), doanh nghiệp (công ty lữ hành, khách sạn, công ty vận tải…) sẽ hăng hái tham gia liên kết và hội nhập quốc tế để phát triển du lịch có hiệu quả hơn, bền vững hơn. Phát triển du lịch cũng

đồng thời phải đảm bảo lợi ích gia tăng kinh tế, gia tăng việc làm và phát triển xã hội văn minh của địa phương. Từ đó góp phần phát triển đất nước.

Về nguyên tắc, phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế phải đem lại lợi ích cho cả nhà nước, địa phương và cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Nếu hoạt động du lịch chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch mà làm tổn hại đến lợi ích quốc gia cũng như có hại đến lợi ích của địa phương thì không được.

b) Năng lực quản lý của nhà nước và của chính quyền tỉnh

Thực tế chỉ ra rằng, mọi hoạt động phát triển (mà hoạt động du lịch là một bộ phận) đều phải được nhà nước (gồm chính quyền trung ương và chính quyền địa phương) quản lý. Điều đó có nghĩa là Cơ quan quản lý nhà nước có vai trò quan trọng và mang tính quyết định đối với phát triển hoạt động du lịch ở tỉnh.

Trong Điều 73, Bộ luật du lịch năm 2017 khảng định vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý nhà nước. Đồng thời, đã quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch ở Việt Nam. Để dễ hiểu tác giả sơ đồ hóa quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam như sau:

Hình 2.2. Sơ đồ hóa hệ thống quản ký nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh của Việt Nam

Chính phủ Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch UBND tỉnh Tổng cục du lịch Sở du lịch hoặc Sở VH, TT, Du lịch Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh

* Chủ thể quản lý nhà nước về hoạt động du lịch: Ở trung ương là Chính phủ

và đứng đầu là Thủ tướng chính phủ. Giúp Thủ tướng chính phủ trong việc làm đầu mối quản lý hoạt động du lịch là Tổng cục du lịch thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Các Bộ ngành khác cùng tham gia. Ở cấp tỉnh, đó là UBND tỉnh và đứng đầu là Chủ tịch UBND tỉnh. Giúp UBND tỉnh là Sở du lịch làm đầu mối (ở thành phố trực thuộc trung ương hoặc ở tỉnh có du lịch phát triển mạnh) hoặc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đối với các tỉnh còn lại.

+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch; danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia;

- Điều phối, liên kết các hoạt động du lịch liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh; - Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về du lịch;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch;

- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dư ng nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch;

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch;

- Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài;

- Quản lý, tổ chức thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép, thẻ hướng dẫn viên du lịch và các văn bản chứng nhận khác về hoạt động du lịch;

- Xã hội hóa hoạt động đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dư ng nguồn nhân lực du lịch;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực du lịch; huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển du lịch; lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển du lịch trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách về tài chính, thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch; bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia.

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, cung cấp hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng thủ công, dịch vụ chất lượng cao để phát triển du lịch, xây dựng hệ thống cửa hàng miễn thuế phục vụ khách du lịch tại một số địa bàn du lịch trọng điểm; lồng ghép xúc tiến du lịch trong xúc tiến thương mại.

- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam; tham mưu chính sách về thị thực phục vụ phát triển du lịch.

+ Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý phát triển du lịch theo luật định. Cụ thể là:

- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;

- Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn;

- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch;

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh;

- Tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch;

- Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch; - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

Đến đây tác giả thấy cần nhấn mạnh một số vấn đề đối với quản lý nhà nước về hoạt động du lịch:

* Đối tượng quản lý nhà nước về du lịch: Đó là các hoạt động phát triển du

lịch và các hoạt động có liên quan mà gắn liền với các hoạt động ấy là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chúc hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan.

* Đặc điểm về quản lý nhà nước về phát triển du lịch: Phát triển du lịch là lĩnh

vực hoạt động đa ngành, đa lãnh thổ nên tính liên ngành, liên vùng trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch là đặc điểm nổi bật. Ở Việt Nam quản lý phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện theo các cấp, các ngành. Việc phân cấp quản lý phát triển du lịch đã được xác định khá rõ ràng. Cấp địa phương (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có nhiệm vụ cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, vùng kinh tế lớn; cụ thể hóa luật pháp chính sách của Nhà nước. Đồng thời, ban hành dự án quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, ban hành chính sách, các giải pháp đặc thù của tỉnh để phát triển du lịch cóhiệu quả và bền vững. Quốc hội ban hành luật pháp, chính sách về phát triển du lịch trên phạm vi cả nước; Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch quốc gia và các vùng kinh tế lớn. Các Bộ chức năng tùy theo trách nhiệm ban hành các quyết định, chỉ thị về phát triển du lịch và phát triển các lĩnh vực liên quan để phát triển du lịch.

* Nội dung quản lý Nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh: Đối với phát triển du lịch quản lý nhà nước có những nội dung chính như sau:

(1) Ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Đồng thời, phối kết hợp phát triển du lịch với phát triển các lĩnh kinh tế, xã hội khác nữa một cách có hiệu quả. Khi thấy du lịch cản trở các lĩnh vực khác hoặc các lĩnh vực khác cản trở hoạt động phát

triển du lịch thì chính quyền tỉnh phải có giải pháp dung hòa, đảm bảo tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh diễn ra cân đối, hài hòa, nhịp nhàng, có hiệu quả và bền vững.

(2) Cụ thể hóa luật pháp, chính sách của nhà nước, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, giải pháp đặc thù của địa phương để thực hiện thành công chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Hướng dẫn và tổ chức cho các doanh nghiệp triển khai liên kết trong hoạt động phát triển du lịch. Cải cách hành chính và nâng cao chất lượng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là việc làm thường xuyên của chính quyền tỉnh đối với phát triển du lịch của địa phương.

(3) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.

(4) Tổ chức đánh giá kết quả, hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh và công khai kết quả đánh giá đó.

(5) Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế nếu thấy cần.

(6) Hướng dẫn và từng bước luật hóa văn hóa du lịch cho người dân, trên cơ sở đó hình thành văn hóa thân thiện, văn minh, hiếu khách cho người dân khi tiếp xúc và quan hệ với du khách. Thực tế cho thấy ở đâu “chặt chém”, mất thiện cảm bởi những hành vi ch o kéo, ăn xin, ăn cắp…thì ở đó sẽ “mất khách”.

c)Tiềm năng, lợi thế so sánh nổi trội về phát triển du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù

(1) Tiềm năng, lợi thế về các yếu tố tự nhiên (hay tài nguyên du lịch thiên nhiên: cảnh quan thiên nhiên, suối nước nóng, thác nước, núi đá, bãi tắm biển…)

(2) Tiềm năng, lợi thế về yếu tố nhân văn (hay tài nguyên du lịch nhân văn, như di tích, đền chùa, các công trình kiến trúc, lễ hội, nghệ thuật, trang phục truyền thống…)

d) Sự đồng bộ của các lĩnh vực phát triển liên quan đến hoạt động du lịch

(1) Đồng bộ giữa khâu lữ hành và các khâu còn lại trong hoạt động du lịch (nơi ăn uống, mua sắm, nơi cấp thông tin và dịch vụ viễn thông, nơi vui chơi giải trí …)

(2) Đồng bộ giữa hoạt động du lịch với các lĩnh vực khác như đã trình bày ở phần trên.

(3) Khả năng đáp ứng cho hoạt động du lịch về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, vốn đầu tư.

(4) Khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương cần liên kết.

(5) Sự đảm bảo đầy đủ, kịp thời về thông tin theo yêu cầu của du khách.

đ) Toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trong những năm vừa qua và những năm sắp tới, toàn cầu hóa vẫn tác động lớn đến công cuộc phát triển của các quốc gia. Toàn cầu hóa về hoạt động du lịch, mà nổi bật là toàn cầu hóa về lữ hành, giá cả và chất lượng dịch vụ du lịch cùng với ngày càng đa dạng hóa như cầu của du khách. Các dòng người hoạt động không chỉ trong lĩnh vực tham quan, vãn cảnh mà còn có nhiều dòng người tham gia sự kiện, hội họp, văn hóa, thể thao trên phạm vi toàn cầu là những nhân tố thôi thúc sự phát triển của du lịch với nhiều hình loại và với các mức độ đòi hỏi khách nhau.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ tác động mạnh mẽ tới hiện đại hóa tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Chuyển đổi số, Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo cùng với công nghệ thông tin làm cho mọi hoạt động phát triển được hiện đại hóa, diễn ra nhanh chóng. Thời gian trở thành yếu tố cạnh tranh quyết liệt. Hoạt động du lịch bị chi phối lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng vậy.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập. (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w