Thực trạng phát triển dulịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnhPhú

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập. (Trang 90)

các khu vực kinh tế của tỉnh Phú Thọ là 760,8 nghìn người chiếm chiếm 98,1% tổng số nguồn lao động và chiếm 54,62% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và truyền nghề đạt 55%. Trong tổng số lao động đang làm việc, số lao động trong ngành du lịch đến năm 2017 là 11.400 người chiếm tỷ lệ gần 1,52%). Hiện tại về số lượng, chất lượng nguồn lao động và dự báo diễn biến nguồn nhân lực Phú Thọ có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, trong đó có phát triển du lịch nói riêng. Hơn nữa dân số của Phú Thọ có đặc điểm là dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, mặt bằng dân trí cao hơn mặt bằng chung cả nước, dân cư năng động, sáng tạo... là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

3.2. Thực trạng phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ởtỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Đầu tư cho phát triển du lịch

Vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch để phát huy tác dụng kích thích các nhà đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch. Nhờ đó các tỉnh hình thành nhiều khu du lịch, những điểm du lịch nghỉ dư ng mang thương hiệu giá trị. Giai đoạn 2011 - 2017, Phú Thọ đã huy động khoảng 112 nghìn tỷ đồng, bình quân khoảng 14 nghìn tỷ VNĐ mỗi năm. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm 23,2%; ngoài ra có vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác chiếm 76,7%. Nguồn vốn huy động giai đoạn này chủ yếu tập trung đầu tư các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ngành du lịch. Nhiều dự án đã được hoàn thiện và đi vào sử dụng như Khách sạn Mường Thanh, Công viên Văn Lang, Quảng trường Hùng Vương,… đã

82

từng bước thay đổi diện mạo không gian phục vụ phát triển du lịch của Tỉnh.

Bảng 3.4. Đầu tư phát triển du lịch, giá hiện hành

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011-2015 2016-2019 2011-2019

Tổng đầu tư xã hội 71.985 40.110 112.095

Riêng đầu tư phát triển du lịch 792 240 1032

% so tổng số 1,1 0,6 0,92 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám 2010 và 2019

Tuy chưa có số liệu chính thức nhưng qua khảo sát, làm việc với các chuyên gia kinh tế thì cơ cấu đầu tư để phát triển du lịch chưa hợp lý. Vốn đầu tư dành cho cải tạo, nâng cấp di tích, điểm du lịch nhiều. Vốn đầu tư để phát triển nhân lực du lịch, để quảng cáo, quảng bá và xây dựng cơ sở biểu diễn nghệ thuật, phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng trung tâm thông tin du lịch… còn thấp xa so yêu cầu.

Do trình độ phát triển du lịch của Phú Thọ có điểm xuất phát thấp hơn nhiều tỉnh khác trong cả nước, nguồn vốn đầu tư còn hạn h p. Các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh còn hạn chế, nguồn vốn chủ yếu tập trung đầu tư cho các lĩnh vực kinh doanh thu hồi vốn nhanh, từ đó chưa khai thác được thế mạnh, tiềm năng du lịch của tỉnh hiệu quả.

3.2.2. Liên kết ngành để phát triển du lịch ở Phú Thọ

Trong những năm vừa qua, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực tạo sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành nghề trong địa phương. Lĩnh vực du lịch chịu sự tác động bởi nhiều ngành nghề khác như công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, truyền thông, thể thao, giao thông vận tải…để triển khai được các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch hiệu quả. Sự phối hợp giữa ngành du lịch và ngành giao thông vận tải đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp, hiện đại hóa, các tuyến du lịch nội tỉnh và du lịch liên tỉnh được đầu tư hạ tầng giao thông nhằm thực hiện kết nối các khu, điểm du lịch hiệu quả.

Một số tuyến du lịch có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối hiệu quả như: Tuyến du lịch nội tỉnh bao gồm: Việt Trì (khu di tích lịch sử Đền Hùng, Bảo tàng

Hùng Vương, đình Hùng Lô…) - khu du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn - Thanh Thủy (khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, đền Lăng Sương, tượng đài chiến thắng Tu Vũ, làng nghề truyền thống…); Việt Trì - Hạ Hòa (đền Mẫu Âu Cơ, khu du lịch đầm Ao Châu…); Việt Trì - Vườn quốc gia Xuân Sơn; Việt Trì - Hạ Hòa -

Thanh Thủy; Việt Trì - Thanh Sơn - Thanh Thủy; Việt Trì - Đoan Hùng (tượng đài

chiến thắng Sông Lô, vườn bưởi, làng nghề truyền thống)...Tuyến du lịch liên tỉnh

bao gồm: Khai thác tuyến du lịch theo cung đường 8 tỉnh Tây Bắc; xây dựng tuyến du lịch tâm linh dọc Sông Hồng 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ với hành trình: Phú Thọ (đền Tam Giang, đền Du Yến, đền Mẫu Âu Cơ) - Yên Bái (đền Đông

Cuông, đền Tuần Quán, đền Nhược Sơn) - Lào Cai (đền Đôi Cô, đền Bảo Hà, đền Thượng, đền Mẫu); kết nối với các tỉnh trong cả nước (Huế, Đàng Nẵng, Hội An,..)

[Tổng kết Nghị Quyết 09, tr5].

Bên cạnh đó, việc xây dựng mới và đưa vào khai thác tuyến du lịch quốc tế đường sông vào năm 2015 đón 22 đoàn khách du lịch quốc tế đến Phú Thọ bằng tàu du lịch theo đường sông Hồng, với hơn 500 khách và đưa khách đi tham quan đình Hùng Lô (TP. Việt Trì), làng nón lá Sai Nga (huyện Cẩm Khê), làng nón Gia Thanh (huyện Phù Ninh), khu di tích lịch sử Đền Hùng cũng đã mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển [Tổng kết Nghị Quyết 09, tr5].

Sự phối hợp giữa ngành du lịch và lĩnh vực truyền thông cũng được chú trọng trong thời gian qua, khi mà hoạt động tuyên truyền và quảng bá hình ảnh Phú Thọ ngày càng được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Phú Thọ đã xây dựng chuyên mục, chuyên trang quảng bá các khu, điểm du lịch trên Đài phát thanh và truyền hình của tỉnh, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, truyền hình nhân dân, báo Phú Thọ, báo Vietnam Bussiness Forum,... Thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch tỉnh; Xây dựng 2 trang thông tin điện tử chính thức về du lịch Phú Thọ (dulichphutho.com và svhttdl.phhutho.gov.vn); Quảng bá trên trang thông tin điện tử du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và cổng giao tiếp điện tử của tỉnh; xuất bản tập gấp, bản đồ du lịch, tờ rơi, đĩa VCD/DVD mời gọi đầu tư; xuất bản sổ tay du lịch, biển quảng cáo... Các doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn đã có sự gắn kết với các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá

84

du lịch của tỉnh, tích cực tham gia và tổ chức gian hàng trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ du lịch Tây Bắc mở rộng, hội chợ du lịch VITM, Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch các tỉnh Tây Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh...[Tổng kết nghị quyết 09, tr8].

Bên cạnh đó, trong thời gian tới Phú Thọ xác định quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản gắn kết với phát triển du lịch. Theo đó, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đa dạng hóa các loại hình du lịch, phát triển du lịch sinh thái đáp ứng yêu cầu của du khách đến với tỉnh. Một số đề án được thực hiện như: Đề án phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sạch ở huyện Thanh Thủy; tập trung xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn nhằm khai thác cảnh quan thiên nhiên cũng như hỗ trợ giúp người dân làm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; thực hiện đề án phát triển vườn bưởi huyện Đoan Hùng phục và đề án phát triển vùng ch Thanh Sơn phục vụ phát triển du lịch,… Sự phối hợp giữa các ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.

3.2.3. Liên kết với các tỉnh để phát triển du lịch ở Phú Thọ

Trong thời gian vừa qua, cả lôi kéo du khách từ các địa phương khác về Phú Thọ và hấp dẫn khách du lịc từ Phú Thọ đi tới các tỉnh đều có mức hạn chế. Khách từ các nơi đến Phú Thọ chỉ chiếm tổng số khách du lịch mà tỉnh đã đón tiếp chỉ được khoảng 10%.

Bảng 3.5. Khách du lịch từ Hà Nội và vùng trung du miền núi tới Phú Thọ

Chỉ tiêu 2010 2015 2019 Ngàn ng % Ngàn ng % Ngàn ng % Tổng lượt khách du lịch 392 100 752 100 833 100 Khách từ Hà Nội và TDMN tới Phú Thọ 37 9,4 77 10,2 85 10,2 Riêng từ Hà Nội 29,6 7,6 61,6 8,2 68,9 8,3

Nguồn: Kết quả điều tra các công ty lữ hành của tỉnh Phú Thọ. Ghi chú: Khách du lịch đến Phú Thọ từ Hà Nội chiếm khoảng 75-77% so tổng số khách từ tỉnh ngoài tới phú Thọ

Đồng thời, du khách từ Phú Thọ tới các tỉnh cũng chỉ chiếm khoảng 8 - 9% tổng số khách du lịch. Số người đi du lịch tới các tỉnh khác hầu như đang tự phát, họ tự tổ chức các chuyến đi theo nhóm hoặc theo gia đình. Trong thời gian vừa qua một số cơ quan, doanh nghiệp tổ chức các chuyến nghỉ mát ở Quảng Ninh đều là tự tổ chức chứ không thông qua các công ty du lịch lữ hành.

Bảng 3.6. Khách du lịch từ Phú Thọ tới vùng trung du miền núi và Hà Nội

Chỉ tiêu 2010 2015 2019

Tổng khách du lịch, (Ngàn ng) 392 752 833

Từ Phú Thọ tới Hà Nội và vùng TDMN 34 71 77

% so tổng số 8,67 9,44 9,24

Riêng tới Hà Nội, (Ngàn ng) 23,5 49,7 54,0

% so tổng số 6,0 6,6 6,5

Nguồn: Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2010 và 2019. Ghi chú: Khách từ Phú Thọ đến Hà Nội chiếm khoảng 74 - 75% so tổng số du khách đi du lịch tỉnh ngoài

3.2.4. Chính quyền tỉnh hoạch định chủ trương, đường lối và chính sách phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ triển du lịch của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực quảng bá hình ảnh du lịch trong và ngoài nước. Công tác quảng bá hình ảnh du lịch được tỉnh quan tâm. Phú Thọ tập trung xây dựng các điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh trên cơ sở tạo sự liên kết giữa các ngành trong phát triển du lịch. Một số đề án liên kết phát triển du lịch giữa các ngành được ban hành và đi vào thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2017 như sau:

Đề án số 3020/ĐA - UBND của Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ ban hành ngày 28 tháng 9 năm 2009 về xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009 - 2020.

Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ban hành ngày 19/10/2011 về “phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 -

2015”: Điểm trọng tâm của Nghị quyết là đưa ra các giải pháp nâng cao trách

86

thực hiện mục tiêu phát triển du lịch; tập trung đầu tư xây dựng hình thành một số hạ tầng du lịch - thương mại trọng điểm; đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch.

Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 17/12/2012 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ về “quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 -

2020, định hướng đến năm 2030”: Nghị quyết đưa ra quan điểm và mục tiêu quy

hoạch, các nhiệm vụ cụ thể, các giải pháp thực hiện để sau năm 2020, du lịch Phú Thọ tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có tính cạnh trang cao; mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất Phú Thọ, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 15/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về “phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020” tổng kết những kết quả đạt được sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09 - NQ/TW của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa XVIIngày 19/10/2011 về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Nghị quyết xác định mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú sẵn có của tỉnh, đặc biệt hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh - “Tín ngư ng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ”.

Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ về về việc thực hiện 4 khâu đột phá về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020: Nghị quyết nêu những phương hướng chung, các mục tiêu chủ yếu (về cải cách hành chính, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch); và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp (về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; huy động nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; huy động nguồn lực đầu tư phát triển

du lịch; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính).

Kế hoạch số 4772/KH-UBND ngày 20/10/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020 Kế hoạch chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm, các nhóm giải pháp thực hiện, nhu cầu vốn thực hiện, tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng Phú Thọ trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của vùng, đảm bảo đủ điều kiện để Phú Thọ đăng cai Năm Du lịch quốc gia vào năm 2020.

Chính quyền tỉnh đã đề ra nhiều chính sách để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh như:

* Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Trong giai đoạn 2015 - 2019, Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh biểu hiện cụ thể qua chỉ số PCI gia tăng qua các năm, từ 58,37 điểm năm 2015 lên 65,54 điểm năm 2019 (tăng 7,17 điểm trong vòng 5 năm). Đứng thứ 3 trong toàn vùng, và liên tục tăng vị trí xếp hạng từ xếp thứ 35 năm 2015 lên xếp thứ 24 trong cả nước năm 2018 và thứ 26 năm 2019..

Bảng 3.7. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2019 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 PCI 58,37 58,6 62,55 63,95 65,54 Xếp hạng cả nước 35 29 27 24 26 Xếp hạng vùng 3 3 3 3 3 Xếp loại TB Khá TB Khá TB Khá TB Khá TB Khá

(Nguồn: Báo cáo PCI Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2018)

Xem xét 10 chỉ số thành phần PCI trong giai đoạn 2015 – 2019, cho thấy hầu hết các thành phần có chỉ số điểm tăng lên như chỉ số tiếp cận đất đai tăng từ 5,12 điểm (năm 2015) lên 7,1 điểm (năm 2019); chỉ số đào tạo lao động tăng từ 6,02 điểm (năm 2015) lên 7,15 điểm (năm 2019); chỉ số thiết chế pháp lý tăng từ 5,85 điểm (năm 2015) lên 7,55 điểm (năm 2019).Chỉ số thành phần có số điểm giảm là chỉ số gia nhập thị trường giảm từ 8,51 điểm (năm 2015) xuống còn 7,17 điểm (năm

88

2019). Điều này cho thấy Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực để nâng cao toàn diện các chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng bình đẳng hơn, chú trọng cải cách thủ tục hành chính nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng đầu tư vào địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bảng 3.8. Nhóm chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2019

Chỉ số 2015 2016 2017 2018 2019

Chi phí gia nhập thị trường 8,51 8,66 8,03 7,26 7,17

Tiếp cận đất đai 5,12 4,46 6,18 6,68 7,1

Tính minh bạch 5,41 5,76 5,95 5,44 6,49

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập. (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w