Thực trạng quản lý dạy học tại các trường THPT ở Đắk Glong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 56)

2.4.1 Thực trạng công tác tổ chức, quản lý lập kế hoạch và phân công giảng dạy

Kết quả điều tra tại bảng 2.10 phụ lục 01 cho ta thấy các nhóm biện pháp mà CBQL đã thực hiện:

Về nội dung CBQL hướng dẫn cho GV nắm vững:

Mục tiêu và kế hoạch: Được đánh giá mức độ trung bình. Chương trình dạy học: Được đánh giá mức độ kém.

Qua thang đánh giá trên cho ta thấy: việc hướng dẫn cho GV nắm vững mục tiêu kế hoạch và chương trình dạy học chưa được CBQL quan tâm đúng mức. Điều này cũng đúng với tình hình thực tế. Đặc biệt là chương trình dạy học đã bắt đầu đổi mới theo từng khối lớp. Mỗi CBQL chỉ có thể nắm vững duy nhất chuyên môn của mình, trong khi đó họ lại phải điều hành, chỉ đạo GV thực hiện chương trình cho tất

50

cả các môn học. Phần lớn, việc triển khai cho GV được thông qua các tổ trưởng chuyên môn.

Về nội dung CBQL đầu mỗi học kỳ, yêu cầu đơn vị thuộc quyền và GV: Lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học: Được đánh giá mức độ khá. Kiểm tra, Phê duyệt: Được đánh giá mức độ kém.

Qua đánh giá trên cho thấy, CBQL đã thực hiện khá tốt công tác lập kế hoạch. Có thể nói, đây là một khâu rất quan trọng và là một trong những kỹ năng quản lý không thể thiếu được của CBQL. Việc yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn và GV xây dựng kế hoạch giảng dạy vào đầu năm học để từ đó có đủ thông tin để xây dựng kế hoạch của nhà trường, có kế hoạch công tác cụ thể giúp nhà quản lý điều hành công việc dễ dàng hơn, khoa học hơn. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số CBQL rất ít quan tâm việc kiểm tra, phê duyệt việc lập kế hoạch giảng dạy của GV.

Về nội dung CBQL phân công giảng dạy cho GV dựa vào: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Được đánh giá mức độ khá. Trình độ đào tạo: Được đánh giá mức độ trung bình.

Nguyện vọng của GV; Điều kiện cụ thể của GV; Kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn, nguyện vọng và điều kiện cá nhân của GV: Được đánh giá mức độ kém.

Kết quả đánh giá trên cho thấy khi phân công chuyên môn, CBQL rất quan tâm đến năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, còn các yếu tố khác thì ở mức độ thấp hơn. Đánh giá này rất đúng với thực trạng. Có thể nói năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là thước đo chuẩn nhất để CBQL dựa vào đó mà phân công giảng dạy hợp lý. Tuy nhiên, trong phân công giảng dạy nếu CBQL biết kết hợp trình độ, năng lực chuyên môn, nguyện vọng và điều kiện cá nhân của GV trong một số trường hợp có thể, thì việc làm này sẽ động viên được GV giảng dạy tốt. Nhưng thực tế cho thấy ở một số trường, CBQL chưa quan tâm đến điều này và cũng không ít CBQL khi phân công chuyên môn lại không đặt năng lực chuyên môn, nghiệp vụ lên hàng đầu đối với một vài đối tượng nào đó do cả nể hay vì một lý do nào khác. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi học tập của HS.

51

CBQL tạo điều kiện cho GV thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy; Không vượt tiêu chuẩn quy định; CBQL kiểm tra và xử lý việc thực hiện kế hoạch tháng, học kỳ, năm học của đơn vị: Được đánh giá mức độ khá.

Kết quả đánh giá trên cho ta thấy CBQL luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong phân công cũng như giám sát kế hoạch giảng dạy của GV. Trong phân công có căn cứ vào chuẩn quy định số tiết giảng dạy đối với GV.

Đảm bảo tính vừa sức: Được đánh giá mức độ kém.

Kết quả đánh giá này có thể nói là chưa đảm bảo độ chính xác. Vì khi phân công chuyên môn, bất kỳ CBQL nào cũng phải dựa vào chuẩn quy định về số tiết giảng dạy và đây cũng là yếu tố đảm bảo tính vừa sức. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng khi phân công do mặt bằng về trình độ, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV không đồng đều. Do đó, đôi khi sẽ có tình trạng CBQL phải phân công cho GV có khả năng tốt đảm nhiệm nhiều tiết hơn, thậm chí vượt quá giờ quy định. Thực trạng này khá phổ biến và hầu như diễn ra ở hầu hết các trường hiện nay.

2.4.2. Tổ chức, quản lý thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, bồi dưỡng chương trình GDPT mới

Kết quả điều tra tại bảng 2.11 phụ lục 01 cho thấy: CBQL đã nhận thức rõ ý nghĩa và tổ chức thực hiện tốt công việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV, CBQL đã chỉ ra những điểm mạnh và những tồn tại trong công tác tổ chức bồi dưỡng chương trình GDPT mới.

Biện pháp được đánh giá khá: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Biện pháp được đánh giá ở mức trung bình khá: Lập quy hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV phù hợp với năng lực của từng GV. Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới và kỹ năng lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học cho GV.

Biện pháp được đánh giá kém: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho GV; Sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong giảng dạy; Xây dựng giáo trình điện tử.

2.4.3. Tổ chức, quản lý công việc soạn bài và chuẩn bị giờ dạy của giáo viên

Kết quả điều tra tại bảng 2.12 phụ lục 01 cho thấy, nhận thức của CBQL về việc tổ chức quản lý công việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV rất rõ ràng,

52

đây là một phần không thể tách rời trong HĐDH của GV cần được coi trọng. Tiếp theo đó, các nội dung quan trọng rất được quan tâm như: chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp; CBQL có biện pháp khuyến khích GV sử dụng tài liệu do GV tự biên soạn trong công tác chuyên môn (thứ bậc 2). Bên cạnh đó, các CBQL cũng đã mạnh dạn chỉ ra những tồn tại, những điểm cần đổi mới trong quản lý chưa được làm tốt.

Các biện pháp được đánh giá khá là: Phổ biến cho GV các quy định về yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp; Có biện pháp khuyến khích GV sử dụng tài liệu do GV tự biên soạn trong công tác chuyên môn; Nội dung chương trình môn học; kiểm tra giáo án hoặc bài giảng của GV.

Đây cũng chính là những nội dung quan trọng mà CBQL cần phải đặc biệt quan tâm trong điều hành hoạt động chuyên môn. Thực tế tại các trường THPT, hầu hết GV đều được CBQL quán triệt rất rõ các quy định về yêu cầu soạn bài và các quy định này cũng được GV thực hiện nghiêm túc thông qua giáo án lên lớp. Biện pháp quản lý này qua bảng kết quả được đánh giá thứ bậc 1 và điểm trung bình cộng rất cao là 4,13.

Các nội dung được đánh giá khá còn lại như: Có biện pháp khuyến khích GV sử dụng tài liệu do GV tự biên soạn trong công tác chuyên môn (thứ bậc 2), điểm trung bình cộng là 3,60; Quản lý nội dung chương trình học (thứ bậc 1) và điểm trung bình cộng là 3,56 và Kiểm tra giáo án và bài giảng của GV được xếp thứ bậc 1 và điểm trung bình cộng là 3,50 cho thấy sự quan tâm rất lớn của CBQL. Đây là những biện pháp hữu hiệu nhất để cải thiện chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Thiết nghĩ, nếu GV làm tốt việc thực hiện nội dung chương trình, có ý thức biên soạn tài liệu giảng dạy cho riêng mình thông qua việc nghiên cứu tài liệu, SGK, sách tham khảo thì chắc chắn tay nghề, kiến thức chuyên môn sẽ được cải thiện tốt. Qua tìm hiểu thực tế có không ít GV đã làm tốt việc này, song CBQL chưa có động thái khen thưởng, nêu gương kịp thời để những hoạt động chuyên môn tốt đó có sức lan tỏa trong tập thể GV. Đối với những tài liệu biên soạn tốt đã thực nghiệm đạt hiệu quả cao cần được triển khai rộng rãi trong tổ, nhóm để các tài liệu đó được hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế về khả năng nhận thức của từng đơn vị và được đồng nghiệp sử dụng giảng dạy. Tiếp theo việc kiểm tra giáo án, bài giảng của GV cần phân cấp cho các phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn kiểm tra theo dõi thường xuyên, chú trọng đến chất lượng bài soạn chứ không chỉ là kiểm tra

53

đúng, đủ lịch và chương trình dạy như hiện nay. Làm tốt việc này là làm tốt một khâu có tính nền móng trong cải tiến chất lượng dạy học.

Các biện pháp được đánh giá trung bình: Kiểm tra việc GV chuẩn bị phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy; tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo án hoặc bài giảng giữa các GV cùng dạy một môn học; yêu cầu GV tìm hiểu HS để chuẩn bị bài và giảng dạy phù hợp với đối tượng; Soạn bài; Phương pháp giảng dạy.

Qua phân tích kết quả khảo sát, nếu như CBQL đã làm tốt những biện pháp thiết yếu trong điều hành hoạt động giảng dạy thì họ lại thiếu sự quan tâm nhất định đến các hoạt động bổ trợ cho công tác quản lý chuyên môn như: Kiểm tra việc GV chuẩn bị phương tiện phục vụ cho giảng dạy; tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo án, hoặc bài giảng của GV cùng dạy một môn học...Đây là điểm yếu trong công tác quản lý vì thực tế CBQL chỉ có thể chuẩn bị với khả năng tốt nhất CSVC, phương tiện dạy học đáp ứng nhu cầu chung cho giảng dạy chứ chưa đảm bảo tốt phương tiện cần thiết theo đặc thù bộ môn qua từng tiết dạy cụ thể. Đây cũng chính là khó khăn chung cho tất cả các đơn vị giáo dục. Để cải thiện điều này CBQL cần có biện pháp phân cấp quản lý, chuyên môn hóa đội ngũ làm công tác CSVC, các nhóm phụ trách phòng thí nghiệm thực hành đồ dùng dạy học. Thêm vào đó, các tổ chuyên môn dưới sự điều hành của tổ trưởng chuyên môn trong việc kiểm tra, đôn đốc và quán triệt tư tưởng GV tích cực, tự giác chuẩn bị tốt phương tiện cho từng tiết dạy của mỗi cá nhân trong điều kiện thực tế cho phép.

Tiếp đến là CBQL cần chú trọng tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo án hoặc bài giảng của GV cùng dạy một môn học. Qua tìm hiểu hầu hết các đơn vị chưa chú trọng đến điều này mà hầu hết là khoán trắng cho tổ chuyên môn. Do đó, không ít tổ chuyên môn chưa mặn mà với công tác hợp tác nhóm do quan niệm của người đầu tàu để rồi giáo án, bài giảng của từng cá nhân rơi vào tình trạng của ai người đó làm, thiếu tính tập thể.

CBQL cũng cần quan tâm đến việc yêu cầu GV lập đề cương chi tiết môn học; hướng dẫn cho GV kỹ năng sử dụng các thiết bị mới và tầm quan trọng của việc chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp. Những nội dung trên được đánh giá kém, điều này cho thấy CBQL đã gần như bỏ qua các biện pháp này trong điều hành hoạt

54

động giảng dạy. Đây chính là những biện pháp quản lý hỗ trợ cho hoạt động dạy học của GV và cũng chính là biện pháp đổi mới dạy học trong tình hình hiện nay.

2.4.4. Quản lý hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên

Qua điều tra, chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.13 phụ lục 01

Để tiến hành điều tra lấy ý kiến của CBQL về việc quản lý giờ dạy trên lớp của GV, tác giả đưa ra nhiều biện pháp cụ thể để tìm hiểu thực trạng. Kết quả điều tra cho thấy:

Các biện pháp được đánh giá ở mức độ khá là: Ban hành và phổ biến các quy chế, quy định, quy trình có liên quan đến công tác giảng dạy cho GV; Yêu cầu GV thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới; Yêu cầu và tạo điều kiện tốt cho GV khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; Kiểm tra việc thực hiện thời khóa biểu và quy định báo nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của GV; Nắm bắt những phản ánh của HS về hoạt động trên lớp của GV để đề nghị GV điều chỉnh kịp thời.

Kết quả trên cho thấy, CBQL có sự quan tâm đặc biệt đến khâu quản lý giờ lên lớp của GV thông qua các biện pháp cụ thể. Việc ban hành và phổ biến các quy chế liên quan đến công tác giảng dạy (thứ bậc 1) có điểm trung bình cộng cao nhất trong bảng (2.15). Điều này cho thấy CBQL đã làm tốt công tác tư tưởng cho GV đối với việc hình thành những quy định, quy trình, nghiệp vụ giờ lên lớp.

Kế tiếp các biện pháp về đổi mới PPDH, hình thức dạy học phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại và tình hình dịch bệnh cũng được CBQL quan tâm chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Để làm tốt điều này, một trong những biện pháp tối ưu là yêu cầu GV ứng dụng CNTT vào bài giảng. Việc ứng dụng CNTT ở đây vừa phải đạt yêu cầu cả về số lượng GV sử dụng và chất lượng, hiệu quả. CNTT phải thực sự là chất kích thích tạo hứng thú học tập cho HS. Bên cạnh đó CBQL cũng đã tổ chức cho GV khai thác triệt để và hiệu quả, điều kiện CSVC, TBDH, các phương tiện dạy học, phục vụ tốt cho HĐDH trên lớp của GV.

Biện pháp kiểm tra việc thực hiện thời khóa biểu và quy định báo nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của GV được đánh giá mức độ khá. Qua tìm hiểu, công tác kiểm tra việc thực hiện thời khóa biểu, các quy định về báo nghỉ, dạy bù, dạy thay được CBQL các trường quan tâm đúng mức. GV thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu

55

phân công giảng dạy, GV nghỉ dạy được bố trí người dạy thay, các tiết nghỉ do hội họp làm chậm chương trình được sắp xếp dạy bù theo lịch cụ thể.

Biện pháp nắm bắt những phản ánh của HS về hoạt động trên lớp của GV để đề nghị GV điều chỉnh kịp thời cũng được đánh giá mức độ khá. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, các trường chưa thực hiện đồng bộ và chưa có kế hoạch cụ thể từ đầu năm học. Việc lấy ý kiến về hoạt động giảng dạy của GV tự điều chỉnh hoạt động dạy học trên lớp của mình, mặt khác giúp CBQL có thêm thông tin cần thiết để bố trí GV phù hợp trong tương quan của một lớp học.

Các biện pháp được đánh giá ở mức độ trung bình: Tổ chức định kỳ và đột xuất dự giờ của GV; Thưởng, phạt kịp thời việc thực hiện quy chế giảng dạy của GV; Sau dự giờ, có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện đúng lịch trình và giáo án hoặc nội dung bài giảng của GV; Sau khi dự giờ, CBQL có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy của GV theo hướng khuyến khích HS nâng cao tính sáng tạo, năng động, tự tin; Sau khi dự giờ, CBQL có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy của GV theo hướng dạy cách tự học cho HS; Sau khi dự giờ, CBQL có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị và hoạt động giảng dạy của GV trên lớp; CBQL nắm bắt những phản ánh của HS về hoạt động trên lớp của GV để đề nghị GV điều chỉnh kịp thời.

Có thể nói công tác dự giờ thăm lớp để kiểm tra HĐDH của GV chưa được CBQL trực tiếp tham gia nhiều mà hiện nay ở các trường THPT tại địa bàn phần lớn được giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn. CBQL dự giờ kiểm tra đột xuất cũng như theo kế hoạch còn rất ít. Đặc biệt sau khi dự giờ, CBQL việc tổ chức đánh giá

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)