2.1.2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Mỹ Đình
Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Mỹ Đình (MB Mỹ Đình) là đơn vị trực thuộc ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập ngày 03/04/2007 có trụ sở tại tầng 1 và tầng 2 Nhà B Tòa nhà HH4 Sông Đà Twin Tower, đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội với giấy phép hoạt động kinh doanh số 0100283873-037.
MB Mỹ Đình được thành lập với mục đích mở rộng mạng lưới kênh phân phối, tăng thị phần cho Ngân hàng TMCP Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Là một chi nhánh hoạt động lâu năm, MB Mỹ Đình hoạt động đã có uy tín trên địa bàn. Nằm trên địa bàn đông dân cư thuận lợi cho việc tiếp cận với khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế tại địa bàn cũng như các địa bàn lân cận tuy nhiên số lượng khách hàng còn tương đối hạn chế so với thời gian hoạt động của chi nhánh và hoạt động tín dụng chủ yếu vẫn là cho vay các khách hàng truyền thống trên địa bàn. Do vậy việc nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh là một vấn đề chiến lược giúp chi nhánh khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn cũng như đóng góp chung vào sự lớn mạnh của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội.
Trong đó:
- Giám đốc MB Mỹ Đình: nhận chỉ tiêu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của cả chi nhánh: trực tiếp giám sát các hoạt động của phòng kinh doanh, giao cho trưởng bộ phận giao dịch trực tiếp giám sát hoạt động của bộ phận giao dịch, dịch vụ khách hàng…
- Nhân viên tư vấn tài chính (PFC): có 2 nghiệp vụ chính: Phát triển khách
hàng: tiếp nhận nhu cầu, tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ
MBBank, đầu mối hướng dẫn khách hàng thực hiện các giao dịch hoặc hướng dẫn khách hàng tiếp xúc các chức danh khác để thực hiện các giao dịch tại kênh phân phối theo qui định; Chăm sóc khách hàng: chăm sóc khách hàng, nhắc nợ / thúc nợ không để bị trễ hạn, tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng những khó khăn vướng mắc khách hàng gặp phải, thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trong phạm vi được phân công.
- Nhân viên tiếp thị và phát triển khác hàng (A/O): tiếp thị và phát triển khách hàng vay, thẩm định khách hàng, lập tờ trình thẩm định khách hàng…
- Nhân viên dịch vụ khách hàng vay (LOAN CSR): phụ trách nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng: thao tác trên TCBS liên quan đến khoản cấp tín dụng đã được phê duyệt; thực hiện các thủ tục về sản phẩm, dịch vụ tín dụng cho khách hàng; quản lý hồ sơ và khoản cấp tín dụng đã được thực hiện của khách hàng; thao tác về tài sản trên hệ thống T24 và thực hiện cấp mã số tài sản; quản lý bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Trưởng đơn vị.
- Kiểm soát viên giao dịch: thực hiện kiểm soát các nghiệp vụ giao dịch tài khoản, giao dịch vãng lai, các nghiệp vụ giao dịch tiền gửi/ dịch vụ khác do Teller, CSR thực hiện để đảm bảo an toàn cho tài sản của khách hàng và của MB Mỹ Đình; hướng dẫn xử lý các vướng mắc về nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch; phản hồi các vướng mắc, các điểm không phù hợp trong quy trình kiểm soát, các tình huống nghiệp vụ phát sinh ngoài qui trình/hướng dẫn công việc đã ban hành (nếu có); báo cáo các trường hợp rủi ro phát sinh và rủi ro tiềm ẩn (nếu có) trong hoạt động giao dịch.
- Nhân viên dịch vụ khách hàng (CSR): có 2 nghiệp vụ chính: Nghiệp vụ giao
gửi khác cho khách hàng Quản lý, cung cấp thông tin giao dịch và thực hiện công việc khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng Quản lý, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng giao dịch tiền gửi/sử dụng dịch vụ thanh toán; Nghiệp vụ hỗ
trợ tín dụng: Thực hiện các thủ tục về sản phẩm, dịch vụ tín dụng cho khách hàng
Quản lý hồ sơ và khoản cấp tín dụng đã được thực hiện của khách hàng; quản lý bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng.
- Giao dịch viên (TELLER): nhận tiếp quỹ nghiệp vụ đầu ngày và kết quỹ cuối ngày; thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền (tiền mặt, tiền chuyển khoản) trên các tài khoản chuyên dùng của khách hàng: các loại tài khoản ký quĩ (LC, Séc, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, thẻ thanh toán, bảo lãnh v.v…), tài khoản ký quĩ thanh toán mua, bán bất động sản, trung gian thanh toán tiền hàng, giữ hộ …, thực hiện giao dịch rút tiền từ thẻ tín dụng trong và ngoài nước phát hành, nạp tiền vào tài khoản thẻ, nhận và chi trả chuyển tiền trong nước và ngoài nước cho khách hàng, thực hiện thu đổi séc, thực hiện thu đổi ngoại tệ mặt , mua bán, chuyển đổi ngoại tệ chuyển khoản cho khách hàng, thực hiện giải ngân , thu nợ tiền vay (vốn, lãi) tiền mặt và chuyển khoản, thực hiện thu đúng và đủ các loại phí dịch vụ theo biểu phí ban hành.
Sơ đồ tổ chức hoạt động trên giúp chi nhánh: tạo hiệu quả tác nghiệp cao,
phát huy ưu thế của việc chuyên môn hóa từng bộ phận, đơn giản hóa việc đào tạo (khi ngân hàng thay đổi các quy định hoặc có nhân viên mới tuyển dụng), tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của hội sở đối với chi nhánh.
Tuy nhiên, với sơ đồ tổ chức này, thì chi nhánh đôi khi có mâu thuẫn giữa các bộ phận (bộ phận kinh doanh và giao dịch) khi chi nhánh đề ra các chỉ tiêu, các chiến lược; thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận; đổ trách nhiệm thực hiện mục tiêu chung cho cấp quản lý cao nhất. Để một món vay được giải ngân và thu hồi được nợ gốc và lãi, thì sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận là cần thiết nên sơ đồ tổ chức hoạt động này có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của chi nhánh.
2.1.2.2 Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Mỹ Đình
nói chung và của Ngân hàng Quân đội nói riêng. Nhận thức được điều này, NH rất chú trọng đến hoạt động và quy trình tín dụng, coi đó là hoạt động trọng tâm. Ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng luôn luôn thực hiện cung câp tín dụng tới khách hàng với 3 mục tiêu cơ bản: Hiệu quả, an toàn vốn và phát triển. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2019 2020 2021
Dư nợ Dư nợ Tăng/Giảm (%) Số tiền Tăng/Giảm (%) Dư nợ tín dụng 322.908 311.146 -3,64 % 316.132 1,6 %
1. Ngắn hạn 200.268 219.420 9,56 % 190.817 -13,04 %
Tỷ trọng 62,02% 70,52% 60,36%
2. Trung và dài hạn 122.640 91.726 -25,21 % 125.315 36,62 %
Tỷ trọng 37,98% 29,48% 39,64%
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Mỹ Đình 2019 - 2021)
Từ bảng số liệu trên, về cơ cấu dư nợ thì cho vay ngắn hạn của Chi nhánh biến động không đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn, trên 2/3 trong hoạt động tín dụng. Năm 2019, tín dụng ngắn hạn là 200,268 tỷ đồng chiếm tới 62,02% trong tổng hoạt động tín dụng; năm 2020 là 219,420 tỷ đồng và năm 2021 là 190,817 tỷ đồng và chiếm lần lượt là 70,52% và 60,36%.
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh cũng biến đổi không đều qua các năm. Năm 2020 đạt 91,726 tỷ đồng, giảm -25,21% so với năm 2019, tuy nhiên sang đến năm 2021 thì lại tăng lên 36,62 % đạt mức 125,315 tỷ đồng và chiếm 39,64 % trong tổng dư nợ tín dụng.
Cùng với đó, dư nợ tín dụng và tỷ trọng trong dư nợ tín dụng biến đổi không đều qua các năm và phản ánh đúng diễn biến của nền kinh tế. Năm 2020, kinh tế của Việt Nam nói chung đều diễn biến theo chiều hướng xấu, khiến đời sống kinh tế của dân cư và các hoạt động gặp khó khăn. Vì vậy, dư nợ tín dụng của Chi nhánh giảm
3,64 % xuống còn 311,146 tỷ đồng và dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng trong khi dư nợ tín dụng trung và dài hạn giảm xuống. Năm 2021, nền kinh tế của thế giới cũng như Việt Nam tuy còn nhiều khó khăn tuy nhiên đã có những chuyển biến tích cực. Vì vậy, hoạt động sản xuât, đầu tư và tiêu dùng của người dân cũng được phát triển; từ đó kéo theo sự gia tăng của hoạt động tín dụng cũng như là tỷ trọng của hoạt động cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, Chi nhánh mới chỉ đang phát triển mạnh việc cho vay ngắn hạn mà chưa chú trọng đến việc phát triển, mở rộng các hoạt động tín dụng trung và dài hạn để tăng nguồn thu nhập từ tín dụng.
Vì vậy, Chi nhánh cần đặc biệt chú trọng thực hiện chiến lược đầu tư tín dụng cho các hoạt động cho vay trung và dài hạn, khi đó sẽ có quan hệ hợp tác lâu dài và bền chặt hơn với các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn. Hoạt động này không chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà còn cả về lâu dài, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng với khách hàng, từ đó làm gia tăng hơn nữa số lượng khách hàng truyền thống cho ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua tuy đã có được nhiều sự quan tâm từ lãnh đạo Chi nhánh và toàn thể nhân viên nhưng vẫn để xảy ra tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng, làm giảm chất lượng của hoạt động tín dụng. Cụ thể:
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ của Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021
(Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Dư nợ (+/-) Dư nợ (+/-) Dư nợ tín dụng 322.908 311.146 -3,64% 316.132 1,6% Nợ nhóm 3 78 79 85 Nợ nhóm 4 1.113 1.593 1.714 Nợ nhóm 5 5.196 3.295 3.056 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,56% 2,2% 2,23% Tỷ lệ nợ xấu 1,98% 1,56% 1,54%
Về cơ cấu dư nợ tín dụng thì nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 của Chi nhánh có chiều hướng gia tăng cụ thể: nợ nhóm 3 năm 2019 là 78 triệu đồng tăng lên thành 79 triệu vào năm 2020 và lên 85 triệu vào năm 2021; nợ nhóm 4 năm 2019 là 1,113 tỷ đồng lên thành 1,593 tỷ đồng và lên 1,714 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 của Chi nhánh có xu hướng giảm từ 5,196 tỷ đồng năm 2019 xuông còn 3,295 tỷ đồng vào năm 2020 và còn 3,056 tỷ đồng vào năm 2021. Từ điều trên, có thể thấy mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn, tuy nhiên Chi nhánh rât tích cực trong vấn đề giải quyết nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5; vì vậy, điều này giúp Chi nhánh giảm bớt gánh nặng tổn thất và rủi ro mất vốn.
Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021 ở mức an toàn, nhưng vẫn đã có sự giảm đáng kể; từ 1,98% năm 2019 xuống 1,56% năm 2020 và 1,54% năm 2021. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh cũng có giảm trong giai đoạn 2019-2021; từ 2,56% năm 2019 xuống còn 2,2% năm 2020 và 2,23% năm 2021. Điều này chứng tỏ rằng Chi nhánh đang đi đúng hướng và có giải pháp tốt trong công tác quản lý và thu hồi nợ đọng. Điều này góp phần giúp hoạt động chung của Chi nhánh hiệu quả hơn, giúp hoạt động của Chi nhánh an toàn hơn cũng như góp phần nâng cao hơn chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
Mặc dù tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu vẫn còn tồn tại trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn đang ở mức an toàn và được kiểm soát rất tốt tại Chi nhánh. Chính điều này đã làm cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn thu được những kết quả rất khả quan và được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tín dụng
(Đvt: triệu đồng)
TT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền (+/- %) Số tiền (+/- %)
1 Tổng thu từ tín dụng 47.728 46.726 -2,1% 49.623 6,2% 2 Tổng chi cho tín dụng 32.910 33.471 1,7% 34.514 3,2% 3 Chênh lệch thu - chi 14.818 13.255 -10,55% 15.082 13,78%
Về kết quả họat động tín dụng thì chênh lệch thu - chi từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh biến đổi không đều qua các năm. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động tín dụng năm 2020 giảm từ 14,818 tỷ đồng vào năm 2019 xuống còn 13,255 tỷ đồng (tương ứng: giảm 10,55%) nhưng lại tăng lên 15,082 tỷ đồng vào năm 2021 (tương ứng: tăng 13,78%). Sự biến động không đều trên phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế.
Năm 2020, nền kinh tế cả nước gặp khó khăn do đại dịch Covid19, tốc độ tăng trưởng kém dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm, có chiều hướng giảm. Vì vậy, tổng thu từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh suy giảm từ 47,728 tỷ năm 2019 xuống còn 46,726 tỷ năm 2020 (giảm 2,1%); bên cạnh đó, mặc dù Chi nhánh đã thực hiện tiết kiệm và cắt giảm các khoản phát sinh nhưng tổng chi cho tín dụng vẫn tăng từ 32,910 tỷ đồng lên thành 33,471 tỷ đồng (tăng 1,7%). Vì vậy, điều đó làm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh giảm 10,55%; chỉ đạt 13,255 tỷ đồng.
Năm 2021, nền kinh tế của Việt Nam bắt đầu có xu hướng phục hồi; kéo theo nhu cầu vay vốn để đầu tư có xu hướng tăng, góp phần giúp phục hồi và tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, tổng thu từ hoạt động tín dụng tăng 6,2% lên thành 49,623 tỷ đồng; mặc dù tổng chi cho công tác tín dụng vẫn tiếp tục tăng 3,2% lên thành 34,514 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động vẫn đạt mức 15,082 tỷ đồng (tăng 13,78%), vượt so với kế hoạch được giao (kế hoạch lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng năm 2021 là 15 tỷ đồng).