Bối cảnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam trong gia

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 87 - 88)

đoạn tới

Trong những năm qua, XNK hàng hóa của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Hoạt động XNK giúp tăng dự trữ ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, tiếp cận được với những hình thức kinh doanh mới, tạo thêm công ăn việc làm, tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa nội và ngoại nhập, nâng cao mức sống người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách kinh tế của Việt Nam với các quốc gia phát triển trên thế giới.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, nước ta đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch. Nhưng dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ra nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó XNK hàng hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Những biến động, khó khăn đó đã khiến các nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa

76

thay cho sản phẩm nhập khẩu khi thực hiện biện pháp đóng cửa biên giới để phòng chống dịch bệnh. Do đó nhiều nước đã sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, các rào cản kỹ thuật để tăng cường bảo hộ sản phẩm nội địa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản. Hoạt động XNK của các nước trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đang bị tác động bởi rất nhiều yếu tố mới xuất hiện như: Đại dịch COVID-19, xu thế bảo hộ thương mại, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, sự leo thang chóng mặt của giá cước vận chuyển hàng hóa... Thực tế này đặt ra yêu cầu, Việt Nam cần có thêm nhiều giải pháp tức thời để vượt qua khó khăn, thách thức, cùng với đó, tận dụng được những cơ hội mới.

Tuy đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trong lịch sử do tác động của đại dịch Covid-19, ngành XNK của Việt Nam vẫn được dự đoán sẽ có dấu hiệu khởi sắc trong thời gian tới. Đại dịch Covid-19 đang được từng bước khống chế trên phạm vi toàn Thế giới, và đang dần trở thành một căn bệnh bình thường, không còn đòi hỏi các can thiệp y tế, các chế độ giãn cách xã hội với quy mô quốc gia. Đồng nghĩa với đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các quốc gia sẽ trở lại guồng quay vốn có. Ưu việt hơn, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách thức tiếp cận cuộc sống, cách thức trao đổi thông tin sang hướng “online” hơn, thúc đẩy việc đổi mới công nghệ, góp phần giúp cho sự phát triển của các nền tảng, trang thiết bị kỹ thuật số trở nên nhanh hơn, xa hơn và mạnh hơn. Từ đó, hoạt động XNK của các quốc gia cũng được hưởng lợi, tính tiện ích, chính xác và an toàn được nâng cao. Bên cạnh đó việc các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang dần được thực thi toàn diện hơn, hiệu quả hơn sẽ tạo thuận lợi để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường tiềm năng với mức thuế quan ưu đãi. Đồng thời, giá hàng hóa xuất khẩu đang có chiều hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, đây là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng KEB Hana – Chi nhánh Hà Nội. (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)