3.1. Định hướng xây dựng và phát triển quản lý tài chính tại cơ quan Tỉnh ủyBắc Ninh Bắc Ninh
Một là, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính phục vụ nhiệm vụ chính trị, đồng thời cải thiện thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan Tỉnh ủy.
Quản lý tài chính tại CQTU Bắc Ninh phải triệt để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả nguồn lực tài chính và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Đây vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc trong quản lý tài chính của CQTU.
Đối với hoạt động sự nghiệp có thu, hiệu quả tài chính ở đây là chi phí sự nghiệp làm sao với chi phí thấp nhất mà vẫn đạt yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời, thời gian xử lý công việc phải được rút ngắn nhất có thể.
Chỉ tiêu ở đây là thu – chi. Hiệu quả còn được tính trên khả năng cạnh tranh trên thị trường với các cơ sở hoạt động cùng ngành nghề. Mục tiêu tổng hợp và cuối cùng của các hoạt động dịch vụ này chính là làm sao cho có chênh lệch thu – chi lớn nhất, đồng thời đảm bảo thời gian thực hiện, xử lý công việc là ngắn nhất.
Về thời gian xử lý công việc, có thể áp dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc, công tác quản lý hồ sơ, dữ liệu được thuận tiện hơn. Đồng thời, cải thiện bộ máy quản lý, giúp bộ máy trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn, giảm ngắn thời gian thực hiện công việc.
Hai là, tăng khả năng thu các khoản thu nội bộ nhằm giảm áp lực cân đối từ NSNN.
Nguồn tài chính của CQTU được hình thành từ các nguồn NSNN cấp, Đảng phí do Đảng viên đóng góp, các khoản thu từ các đơn vị sự nghiệp của Đảng và các khoản thu khác.
Trong đó, NSNN chi cân đối trên cơ sở chênh lệch tổng chi trừ các khoản thu nội bộ đưa vào cân đối chi thường xuyên. Để giảm áp lực cân đối từ NSNN, tăng tính chủ động thì ngân sách CQTU cần phải tăng nguồn thu ngoài ngân sách, tăng quỹ dự
trữ ngân sách Tỉnh uỷ đưa vào cân đối chi thường xuyên.
Một trong những điểm khác biệt của ngân sách CQTU với ngân sách các đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước là có nguồn kinh phí dự trữ. Khi có nguồn kinh phí dự trữ thì CQTU chủ động hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành ngân sách, chủ động bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của cấp uỷ và các đơn vị dự toán trực thuộc khi NSNN chưa đảm bảo hoặc không có điều kiện đảm bảo; bổ sung mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, cơ sở vật chất; ban hành thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù phục vụ hoạt động của CQTU; thực hiện công tác cán bộ của Đảng, cải thiện đời sống cán bộ, công chức, người lao động như chi phúc lợi, lễ, tết, ...
Ba là, nâng cao chất lượng thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại các đơn vị trực thuộc.
Việc thực hiện cơ chế tự chủ về biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại các cơ quan trực thuộc Tỉnh uỷ tuy đã có hiệu quả, nhưng chất lượng còn chưa cao.
Chính vì vậy, cần đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại của tự chủ tài chính đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tỉnh uỷ nhằm cải thiện cơ chế tự chủ của đơn vị.
Từ đó hướng tới sắp xếp lại công việc và tổ chức bộ máy, đảm bảo hiệu quả nguồn lực tài chính và nguồn lao động để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, phát huy nội lực để công tác tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ có chất lượng cao, tăng quyền tự chủ của thủ trưởng đơn vị, bên cạnh đó từng bước tăng thu nhập cho cán bộ công chức. Nâng cao chất lượng, hiệu quả tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc là góp phần vào công cuộc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị tỉnh Bắc Ninh