bảo tính tối cao của pháp luật, trong đó pháp luật là ý chí chung của nhân dân. Tính tối cao của pháp luật thể hiện trên hai phương diện:
• Thứ nhất: Đảm bảo sự thống trị của pháp
luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn
thiện, trong đó đề cao vai trò của Hiến pháp và các đạo luật.
• Thứ hai: Tính bắt buộc của pháp luật đối với
bản thân nhà nước, các tổ chức xã hội và
mọi công dân. Pháp luật là tiêu chuẩn, là căn cứ cho mọi hoạt động của nhà nước và xã hội. Nhà nước trong thiết chế của nhà nước
• - Nhà nước pháp quyền là nhà nước
thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do, dân chủ của công dân. Nhà nước
pháp quyền không chỉ công nhận và
tuyên bố các quyền tự do của công dân mà còn phải bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi chúng bị xâm hại. Tự do của một người là được làm
những gì mà pháp luật không cấm trong khuôn khổ pháp luật, không xâm phạm đến tự do của người khác, pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội.
• - Nhà nước pháp quyền là nhà nước
đảm bảo trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và công dân; quyền của
công dân là trách nhiệm của nhà nước và ngược lại quyền của nhà nước là
trách nhiệm của công dân. Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình còn công dân phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và chịu trách nhiệm
• - Nhà nước pháp quyền là nhà nước
phải có hình thức tổ chức quyền lực nhà nước thích hợp và có cơ chế hữu hiệu giám sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật, đảm bảo cho
pháp luật được thực hiện, chống chuyên quyền, lạm quyền.
• b. Giá trị cơ bản của Nhà nước pháp
quyền cần kế thừa và phát huy.
- Nhà nước pháp quyền đề cao pháp luật
và các giá trị của pháp luật. Khẳng định, đề cao pháp luật là công cụ hữu hiệu để tổ chức quản lý nhà nước, quản lý xã
hội. Pháp luật trong nhà nước pháp
quyền phải là ý chí chung của nhân dân
- Nhà nước pháp quyền đảm bảo tính tối
cao của Hiến pháp và các Luật. Đảm
• - Khẳng định tính pháp quyền của các
thể chế nhà nước; tính bị ràng buộc bởi pháp luật về thẩm quyền, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước; Yêu cầu kiểm soát về quyền lực, đảm bảo sự giám sát đối với quá
trình sử dụng quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền đảm bảo tính pháp lý của quyền lực nhà nước, sự ràng buộc bởi pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan công quyền.