Những nguyên nhân và hạn chế trong hoạt động Marketing của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong. (Trang 73 - 77)

Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, hoạt động marketing của TPBank vẫn chưa hoàn toàn đạt hiệu quả như mong muốn.

Hoạt động về nghiên cứu thị trường: tính đến thời điểm hiện tại, TPBank chưa có hệ thống và quy trình phân tích thị trường bài bản, chủ yếu tập trung vào những nhận xét, đánh giá chủ quan từ phía ban lãnh đạo. Thêm vào đó, TPBank chưa chú trọng đến các thị trường tiềm năng như cho vay kinh doanh hộ gia đình, các gói vay

phục vụ các hoạt động liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp, … do còn nhiều hạn chế trong việc thấu hiểu nhu cầu khách hàng và khai thác thị trường tiềm năng.

Hoạt động về sản phẩm: chưa đưa ra được các sản phẩm có thế mạnh vượt trôi hơn các ngân hàng khác. Đối với sản phẩm tín dụng cá nhân, TPBank chưa xây dựng sản phẩm cho đối tượng là hộ kinh doanh cá thể, chưa xây dựng được các sản phẩm tín dụng đặc thù hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, … Nguyên nhân chủ yếu do đội ngũ ban lãnh đạo chưa có được chủ trương triển khai, phát triển sản phẩm hợp lý, lựa chọn những sản phẩm cốt lõi làm thế mạnh cạnh tranh.

Hoạt động về giá cả: các mức phí dịch vụ và lãi suất mà TPBank đang áp dụng chưa thực sự có tính cạnh tranh với các ngân hàng khác một phần do ảnh hưởng của chính sách và luật pháp về việc lãi suất và điều chỉnh lại suất trên thị trường. Chi phí vận hành chưa đạt mức tối ưu, do vậy, TPBank vẫn còn duy trì mức phí dịch vụ khá cao và lãi suất huy động còn thấp so với các ngân hàng khác.

Hoạt động về quan hệ công chúng, xúc tiến- truyền thông của TPBank còn mang nhiều thụ động và cứng nhắc, chưa định hình rõ rệt được phong cách, công cụ truyền thông chưa hoàn toàn đồng nhất nên ấn tượng và sự hiểu biết của khách hàng chưa thực sự đạt như kỳ vọng chiến lược. Các chương trình quảng cáo, cung cấp thông tin về TPBank còn đôi lúc chưa được đồng bộ, chưa tạo được tiếng vang nhằm thu hút sự quan tâm từ khách hàng. Những hạn chế trong hoạt động xúc tiến- truyền thông đến từ việc lựa chọn chiến dịch triển khai và kênh triển khai chưa thực sự phù hợp, dẫn tới việc khó khăn trong việc tiếp nhận từ khách hàng. Thêm vào đó, việc báo cáo hiệu quả sau từng chiến dịch còn chưa được triệt để triển khai dẫn tới sự khó khăn trong việc đo lường hiệu quả công việc và đúc kết bài học kinh nghiệm.

Hoạt động về con người: Với số lượng nhân sự lớn trong một ngân hàng trẻ như TPBank gây nên việc chưa có sự đồng đều về chất lượng. Tác phong làm việc của một số nhân viên còn cứng nhắc, thái độ làm việc quan liêu. Bên cạnh đó, TPBank còn có những điểm yếu bên trong như Đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực chưa thực sự được quan tâm đúng mức; hoặc việc đào tạo chưa được coi là một hoạt động hữu ích cho chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ nhu cầu công việc mà chỉ dừng lại ở sự ép

buộc. Sản phẩm dịch vụ chưa thực sự đa dạng, hệ thống thông tin nội bộ còn hạn chế, chưa có sự đồng bộ giữa Hội sở và chi nhánh/ PGD đòi hỏi sự phối hợp và truyền thông xuyên suốt, hiệu quả hơn, có hệ thống báo cáo rõ ràng, minh bạch để sẵn sàng nhìn nhận vấn đề tồn đọng một cách trực tiếp.

Hoạt động về quy trình: dù có nhiều cải tiến về quy trình để thích ứng với sự phát triển của công nghệ 4.0, TPBank vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như thủ tục rườm rà, trải qua nhiều cấp trình phê duyệt nên giao dịch thường mất nhiều thời gian thực hiện. Hệ thống quản lý tín dụng hay xảy ra lỗi, gây chậm trễ trong việc xử lý.

Hoạt động bằng chứng hữu hình: Do còn bị chi phối nhiều yếu tố, chủ yếu là công nghệ và nhân sự nên công cụ marketing của TPBank chưa hoàn toàn được ăn khớp, chưa tạo ra được một sức mạnh tổng hợp. TPBank chưa có sự thống nhất về mô hình chuẩn giữa các trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch. Hệ thống ngân hàng tự động LiveBank chưa thực sự đạt như kỳ vọng bởi vẫn có sự hỗ trợ của nguồn lực là con người canh trực tại hệ thống để hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 giới thiệu chung về TPBank, bao gồm lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và kết quả kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2018-2021. Các yếu tố bao gồm tình hình kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường nhân khẩu, khoa học công nghệ, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, sản phẩm thay thế. Các yếu tố bên trong bao gồm cơ sở vật chất, nhân sự, năng lực công nghệ, văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động marketing của ngân hàng.

Ngoài ra, nội dung chương 2 còn đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động Marketing tại TPBank thông qua các số liệu thứ cấp do tác giả thu thập và tổng hợp được từ nhiều nguồn và tài liệu nội bộ của TPBank.

Qua đó, tác giả rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động marketing tại TPBank, là cơ sở để xây dựng các giải pháp cụ thể cho hoạt động marketing của TPBank trong chương 3.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING

TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG GIAI ĐOẠN 2022-2025

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong. (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)