Tổng quan về công ty CPTĐThái Hòa

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thái hòa (Trang 26 - 31)

a. Lịch sử hình thành và phát triển

Thái Hoà thành lập tháng 3 năm 1996 vốn điều lệ khởi điểm 10 tỷ VNĐ, hoạt động mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên với mong muốn tạo dựng một thương hiệu cà phê Arabica danh tiếng. Sau mười năm, ngày nay Thái Hoà đã là nhà xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất Việt Nam, thương hiệu được khách hàng quốc tế đánh giá cao. Sản phẩm cà phê Arabica của Thái Hoà đã có mặt ở thị trường EU, Nhật Bản và Trung Đông. Tại Việt Nam, Thái Hoà được đánh giá là có công lớn trong việc đưa cà phê Arabica trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị cao ra thị trường thê giới.

Năm 2007 khởi đầu giai đoạn phát triển thứ hai của Thái Hoà, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự chuyển mình mạnh mẽ trên mọi phương diện. Từ chỗ là một công ty TNHH, Thái Hoà đã chuyển đổi thành Công ty mẹ – Công ty, mô hình mới đã tạo động lực mạnh mẽ cho Thái Hoà phát triển với tốc độ cao. Công ty gồm 10 công ty thành viên được đặt tại các vùng nguyên liệu lớn trên cả nước trong đó có hai công ty lớn đó là Công ty cổ phần cà phê An Giang vốn điều lệ ban đầu là 115 tỷ đặt tại Đồng Nai, công ty được đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến khô hiện đại nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng được đầu tư nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu và cà phê hòa tan với vốn đầu tư 550 tỷ, thêm vào đó công ty còn đầu tư công nghệ chế biến ướt và chế biến khô hiện đại và tiên tiến

b. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

- Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn già cỗi, phát triển không theo quy hoạch. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 500.000 ha cà phê của cả nước hiện nay chỉ có khoảng 54,8% đang ở giai đoạn sung sức và cho năng suất cao nhất. Trong những năm tới sản lượng cà phê Việt nam phụ thuộc chủ yếu vào diện tích này. Trong khi đó số diện tích khoảng 27,9% đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn già cỗi và khả năng cho năng suất giảm dần. Số diện tích cà phê còn đã già cỗi và không còn khai thác có hiệu quả cần phải được thay thế. Như vậy có thể thấy rằng trong thời gian 5 – 10 năm tới sẽ có trên 50% diện tích cà phê của Việt nam đã hết thời kỳ

kinh doanh có hiệu quả phải cưa đốn phục hồi hoặc phải trồng lại. Cùng với diện tích cà phê già cỗi tăng lên thì tổng sản lượng cà phê của cả nước sẽ giảm xuống, không còn khả năng duy trì ở con số khoảng 1 triệu tấn như hiện nay. Mặc dù một số năm gần đây do giá cả tăng cao, số diện tích cà phê trồng mới được tăng lên đáng kể, có năm tới gần 30.000ha. Nhưng hầu hết những diện tích trồng mới này không nằm trong vùng quy hoạch, chủ yếu là được trồng trên những nơi không thích hợp. Do vậy dù diện tích trồng mới có tăng lên, nhưng do được trồng ở những vùng không thích hợp sẽ khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao do năng suất thấp và chi phí sản xuất tăng cao.

- Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao. Quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê đòi hỏi rất nhiều công lao động. Xu hướng công nghiệp hóa không những không thu hút được lực lượng lao động đến từ các vùng khác mà ngay cả một bộ phận lực lượng lao động thanh niên trẻ, khỏe từ các vùng trồng cà phê về các thành phố, khu công nghiệp làm cho lực lượng lao động trong ngành cà phê ngày càng thiếu hụt trầm trọng. Cùng với sự thiếu hụt lao động và chi phí nhân công tăng cao, giá cả vật tư phân bón, xăng dầu v.v… cũng đang có xu hướng ngày càng tăng cao sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận thu được từ sản xuất cà phê sẽ ngày một giảm sút.

- Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Trên 80% diện tích cà phê cả nước do các hộ nông dân trực tiếp quản lý. So với nhiều nước trồng cà phê trên thế giới thì các hộ nông dân trồng cà phê của Việt nam đều thuộc dạng nhỏ, lẻ, diện tích hẹp trung bình từ 0,5 – 1ha và mang tính tương đối độc lập. Số hộ gia đình có diện tích lớn trên 5 ha và sản xuất dưới hình thức trang trại chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Do hình thức tổ chức sản xuất dưới dạng hộ gia đình phân tán, nhỏ lẻ và tương đối độc lập dẫn đến việc tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như các dịch vụ khác như vay vốn tín dụng, ngân hàng v.v… cũng hết sức khó khăn. Cũng do hình thức tổ chức sản xuất như vậy nên sản phẩm làm ra không những chất lượng không cao mà còn không ổn định do điều kiện hiểu biết và mức độ đầu tư cho khâu thu hái chế biến khác nhau, từ đó làm cho chất lượng cà phê của toàn ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc xây dựng thương hiệu, chứng chỉ chất lượng hàng hóa khó có thể thực hiện được.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế. Trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước hầu như chiếm độc quyền trong việc thu mua

cà phê trực tiếp từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất cà phê để xu ất khẩu, do vậy mà các doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến người sản xuất, mối liên kết giữa người sản xuất với các nhà doanh nghiệp hầu như không tồn tại . Sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã từng bước trực tiếp tham gia t hu mua sản phẩm cà phê từ các hộ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong nước. Bằng cách thông qua các tổ chức cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm như UTZ Certified, Rein Fruit Alliance, Organic Coffee, 4 C v.v…để thiết lập mối liên kết trực ti ếp với người sản xuất. Do được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, được đảm bảo cam kết với giá mua cao hơn, người nông dân rất dễ sẵn sàng chấp thuận tham gia vào các tổ chức này và từ đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ kiểm soát được sản lượng, chất lượng cà phê cũng như chi phí sản xuất thực tế của từng vùng. Với nguồn tài chính dồi dào, đến một lúc nào đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ là người quyết định giá mua cà phê của người nông dân

- Đặc điểm thị trường cà phê xuất khẩu: Theo Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam, hiện mười nước nhập khẩu hàng đầu cà phê của Việt Nam là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, chiếm tới 75% khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; trong đó Đức tiếp tục giữ vị trí số 1 về nhập khẩu cà phê của Việt Nam với thị phần khoảng 14%. Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu, nhất là các thị trường đã có hiệp định mậu dịch tự do, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam đang tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu mới như thị trường châu Phi, Trung Ðông... Các thị trường này hiện tiếp tục duy trì được nhu cầu nhập khẩu ổn định và không có đột biến trong chính sách thương mại, đòi hỏi về yêu cầu chất lượng sản phẩm không quá khắt khe, không đặt ra nhiều rào cản thương mại, còn nhiều tiềm năng cho hàng hóa của Việt Nam. Vì vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, nghiên cứu thị trường nhằm thâm nhập một cách toàn diện hơn vào các thị trường này.

c. Tình hình hoạt động kinh doanh

Các sản phẩm dịch vụ chính: Sản phẩm chính của công ty là cà phê nhân xuất khẩu. Nhóm sản phẩm cà phê xuất khẩu đóng góp tới 80% doanh thu. Cà phê tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 10%. Dịch vụ và các mặt hàng khác đóng góp số còn lại. Trong định hướng phát triển tới năm 2010, cơ cấu sản phẩm của Thái Hòa sẽ được bổ sung, hoàn thiện đa

dạng hơn. Giá trị gia tăng của sản phẩm sẽ được nâng cao nhờ chiến lược tăng cường chế biến sâu (công ty đang xây dựng nhà máy chế biến cà phê hòa tan). Dự kiến tỷ trọng cà phê chế biến vào năm 2010 sẽ đạt trên 60% sản lượng. Doanh thu từ các loại hình dịch vụ như khách sạn, du lịch, dịch vụ thương mại nâng lên mức 15% và nhóm lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 10%.

Các đối thủ cạnh tranh lớn của công ty là: Vinacafe, 2/9 Daklak, Công ty CP Cà phê Tây Nguyên, Công ty Cà phê Thắng Lợi, Xí nghiệp tổng hợp Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tín Nghĩa Đồng Nai… trong số đó Vinacafe là công ty có quy mô lớn nhất,

đứng đầu trong các công ty sản xuất, xuất khẩu cà phê tại Việt Nam (Nguồn: công ty cung

cấp, Vicofa, Vietnam coffee Annual Report của USDA).

Nguồn cung cấp đầu vào: Thu mua cà phê nguyên liệu chủ yếu qua các chi nhánh, công ty con đặt tại các tỉnh có trồng cà phê. Ngoài ra, công ty còn thu mua qua cá c công ty thương mại trong nước, trực tiếp của dân và các đầu mối tại các tỉnh có cà phê; thu mua nguyên liệu tại Trung Quốc, Lào về để chế biến xuất khẩu

Thị trường đầu ra: Thị trường đầu ra của công ty là các tập đoàn lớn của nước ngoài như: Nestle, Atlantic, Marrubeni, Touton, Mercon, Guzman…Thị trường xuất khẩu cà phê của Thái Hòa tập trung tại các thị trường như: Mỹ (42%), Đức (28%), giá trị xuất khẩu còn lại của công ty là tại các thị trường như: EU, Nhật Bản, Pháp, Thụy Sỹ, Canada…

Định hướng phát triển:

- Chính sách bảo vệ thương hiệu: Nâng cao chất lượng dich vụ, sản phẩm, đáp

ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế; phát triển nhãn hiệu hàng hóa thuộc ngành nghề sản xuất, đăng ký bảo hộ độc quyền bộ nhận diện thương mại của Tập đoàn Thái Hòa

- Ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại vào quản lí và sản

xuất kinh doanh, sử dụng phần mềm quản lí toàn hệ thống công ty

- Thu hút và duy trì khách hàng, chiến lược, chính sách và chất lượng hàng hoá,

dịch vụ: Đã có hơn mười các đơn vị thành viên và chi nhánh của Tập đoàn Thái Hoà nằm rải rác khắp cả nước để đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho khách hàng, trước đây Tập đoàn

Thái Hoà chỉ tập trung xuất khẩu các mặt hàng cà phê ra nước ngoài và giờ đây thành lập Trung tâm KD & PTTT trong nước đưa sản phẩm của tập đoàn Thái Hoà đến với người tiêu dùng trong nước

- Tiếp tục hoàn thành các dự án đang triển khai:

Hình 3.1: Bảng các dự án đang triển khai của Thái Hòa (

Tên dự án Tổng vốn đầu tư Thời gian hoàn

thành (dự kiến)

Dự án chế biến cà phê nhân xuất khẩu, cà phê hòa tan Lâm Đồng

550 tỷ đồng 10/2009

Dự án trồng cà phê tại Hòa Bình 50 tỷ đồng 5/2010

Dự án trồng cao su tại Lào 1.300 tỷ đồng 2010

Dự án trồng cà phê ở Điện Biên 80 tỷ đồng 2010

• Kết quả hoạt động kinh doanh

- Doanh thu của công ty các năm qua tăng rất nhanh, năm 2008 là 2,359 tỷ đồng

tăng so với năm 2007 là 856 tỷ đồng tương đương 57%;

- Giá vốn hàng bán năm 2008 là 2,278 tỷ đồng chiếm khoảng 96.5% trong khi

đó năm 2007 chiếm khoảng 92.28%.

- Chi phí tài chính năm 2008 là 105 tỷ đồng trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay là 86

tỷ đồng, chênh lệch tỷ giá là 2 tỷ đồng, chiếm khoảng 4.46% doanh thu và năm 2007 tỷ lệ này khoảng 2.07%. Vậy có thể thấy chi phí tài chính năm 2008 của Công ty tăng lên kh á nhiều

- Chi phí bán hàng năm 2008 là 19 tỷ đồng chiếm khoảng 1.8 % tăng so với năm 2007

(chiếm khoảng 0.6%).

- Do chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí

bán hàng tăng trong năm 2008 đó là lý do tại sao năm 2008 lợi nhuận của công ty giảm và bị lỗ khoảng 16 tỷ đồng.

Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Tập đoàn Thái Hòa(

(Đơn vị: Nghìn đồng)

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009

1 Doanh thu thuần bán hàng

1.503.094.279 2.359.899.170 1.905.537.319

2 Giá vốn hàng bán 1387.010.348 2.278.379.331 1.565.410.644

3 Lợi nhuận gộp 116.083.931 81.519.839 80.126.675

4 Chi phí tài chính thuần

28.600.305 54.375.878 48.027.918

5 Chi phí bán hàng & Qlý DN

22.085.626 43.147.466 30.421.977

6 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 65.398.000 -16.003.505 5.676.780

7 Lợi nhuận khác 404.273 1.241.421 109.274

8 Tổng LN trước thuế 65.802.273 -14.762.084 5.786.054

9 Thuế TNDN 12.319.710 1.801.300 1.446.513

10 Lợi nhuận sau thuế 53.482.563 -16.563.384 4.339.541

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thái hòa (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)