XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SXDVXNK TỪ LIÊM 4.1 Phát hiện nghiên cứu về tác động của suy thoái đến hoạt động nhập khẩu tạ
4.3. xuất giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần SXDVXNK Từ Liêm
công ty Cổ phần SXDVXNK Từ Liêm
Giải pháp 1: Đa dạng hóa nhà cung cấp
Hiện nay, công ty có mối quan hệ làm ăn với hơn 50 nhà cung ứng tại khoảng 12 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, với nhu cầu khách hàng ngày càng cao, một số nhà cung ứng tỏ ra yếu kém do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên doanh nghiệp nên có kế hoạch tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp với công ty, với nhu cầu khách hàng, và đặc biệt phù hợp với kế hoạch phát triển trong thời gian tới.
Tìm kiếm các nhà cung cấp tại các thị trường khác nhau. Phải lưu ý lựa chọn nhà cung cấp có sản lượng xuất khẩu ổn định và uy tín. Việc lựa chọn nguồn hàng tốt góp phần đáp ứng kịp thời chính xác nhu cầu thị trường, thực hiện đúng thời hạn hợp đồng với chất lượng tốt.
Tập trung vào thị trường có tiềm năng hợp tác cao trong tương lai. Điều này sẽ làm giảm thiểu chi phí tiếp cận thị trường. Thông thường, khi doanh nghiệp muốn tìm hiểu một đối tác làm ăn trên thị trường quốc tế đầu tiên nên xem xét thông qua Internet xem đối tác đó có phù hợp với yêu cầu của mình không? Có mặt hàng mình cần cung ứng không? Chất lượng thế nào? Số lượng và giá cả hàng xuất khẩu có đáp ứng không?... Sau đó sẽ tìm hiểu thông qua những đối tác làm ăn của công ty đó để hiểu về cách thức làm việc và khả năng ứng phó trong các trường hợp. Nếu thấy phù hợp, công ty có thể liên hệ trực tiếp để bàn về hợp tác kinh doanh.
Việc lựa chọn nhà cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược kinh doanh mới của công ty, các yêu cầu về thay đổi thị trường, thay đổi bạn hàng, thay đổi mặt hàng nhập khẩu. Do đó, đây là một giải pháp lớn và toàn diện trong chiến lược phát triển chung của toàn công ty. Xem xét giải pháp này, luận văn đặt vấn đề tr ên 3 khía cạnh chính. Đó là:
Thay đổi mặt hàng nhập khẩu Thay đổi đối tác nhập khẩu Thay đổi thị trường nhập khẩu
Trong giai đoạn sắp tới một trong những giải pháp hiệu quả và hữu dụng nhất đó chính là thay đổi loại hàng nhập khẩu. Trước đây, doanh nghiệp nhập khẩu sắt thép, gạch ốp lát chất lượng bình thường…bây giờ có thể chuyển sang các mặt hàng như gốm sứ vệ sinh, các loại sơn, kính xây dựng, gạch ốp lát chất lượng cao, vật liệu xây dựng chống thấm phù hợp với điều kiện nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam… Việc làm này vừa tránh được sự bão hòa do các doanh nghiệp sản xuất ở trong nước còn xuất khẩu sắt thép ra nước ngoài, hay vấp phải bảo hộ của nhà nước đối với mặt hàng nội địa.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu thị trường về các mặt hàng VLXD cơ bản như: sắt thép, gạch ngói, xi măng, gốm sứ vệ sinh… và đang có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Xét về chất lượng và giá cả của những mặt hàng này khá ổn định và không cao hơn thị trường thế giới. Do đó, hàng hóa nhập khẩu sẽ dần mất chỗ đứng và hầu như không còn nhu cầu trên thị trường. Hơn nữa, việc bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước của chính phủ và tình trạng nhập khẩu lậu, nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới tăng cao, khiến các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này sẽ dần mất chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, các mặt hàng liên quan như vật liệu xây dựng không nung, thiết bị vệ sinh chất lượng cao, các loại sơn chống thấm v à kính xây dựng lượng cầu tăng cao và dự báo nhu cầu đó sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2020. Hơn nữa, nhập khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp sư thu được lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với mặt hàng hiện tại.
Doanh nghiệp hiện đang có mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với một số đối tác xuất khẩu trên thế giới và cũng đã có sự hiểu biết nhất định đối với nền sản xuất ở các quốc gia đó. Việc tìm thêm nguồn hàng sẽ không gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, trong việc phân tích thực trạng vật liệu xây của Viện vật liệu xây d ựng VIBM cũng khẳng định việc phát triển gạch không nung để thay thế gạch nung chịu lửa là hết sức cần thiết ở nước ta trong những năm tới. Loại vật liệu nung hiện nay đã chiếm dụng đất ruộng, gây ô nhiễm môi trường, thủ tướng chính phủ cũng có quyết định xóa bỏ sản xuất gạch, ngói bằng phương pháp thủ công, lạc hậu. Tuy nhiên, điều đáng nói là vật liệu xây dựng không nung nhằm thay thế gạch, ngói đất nung hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu. Tính riêng trên thành phố Hà Nội mới có 7 cơ sở sản xuất gạch xi măng, công
khí, sản lượng 110 triệu viên/năm... trong khi lượng cầu dự tính là 20 tỷ viên/năm và dự báo đến năm 2020, nhu cầu này sẽ là 40 tỷ viên/năm.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của đô thị, các tòa nhà công sở, khu chung cư và biệt thự được xây dựng ngày nhiều, đòi hỏi một lượng lớn kính xây dựng, các vật liệu ốp trần, lát nền, gốm sứ chất lượng cao, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo…mà hiện nay thị trường mới chỉ đáp ứng được khoảng trên dưới 70%. Trong những năm tới, dự báo nhu cầu về các loại mặt hàng này ngày càng gia tăng. Đây là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược tầm nhìn cụ thể để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường và thu được nhiều lợi nhuận.
Công ty nên có sự chuẩn bị về vốn, nguồn nhân lực, kĩ thuật, kinh nghiệm để mở rộng sang nhập khẩu các mặt hàng có nhu cầu cao, ít chịu ảnh hưởng của bảo hộ và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao hơn.
Giải pháp 1b: Thay đổi đối tác nhập khẩu
Song song với việc thay đổi mặt hàng nhập khẩu là việc thay đổi đối tác. Việc làm này là quan trọng nếu như đối tác cũ không có mặt hàng chúng ta mong muốn. Có thể lựa chọn nhập khẩu tại các thị trường khác nhau. Khi đó, chúng ta sẽ gửi đơn hỏi giá đến từng doanh nghiệp xuất khẩu để lựa chọn phương án tối ưu. Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu các tình trạng sản xuất kinh doanh của các đối tác đó xem có thể hợp tác lâu dài hay không để có kế hoạch phát triển lâu dài cho công ty.
Giải pháp 1c: : Chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu giữa các thị trường
Đây là một giải pháp có ý nghĩa tạm thời nhưng lại mang tính chất lâu dài. Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới suy thoái, khi mà thị trường Nhật Bản không thể đáp ứng được yêu cầu của công ty, công ty nên có những giải pháp tạm để thực hiện các đơn hàng giữ uy tín với các khách hàng.
Với những đơn hàng không yêu cầu cụ thể nhà cung ứng phải ở nước nào. Công ty có thể liên hệ với các đối tác ở quốc gia khác để tìm nguồn hàng phù hợp, cho dù có thể đối tác ở thị trường Nhật Bản là đối tác lâu dài, doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn, còn ở thị trường mới, lợi nhuận thu được có thể ít hơn.
Với những đơn hàng yêu cầu rõ ràng nước cung ứng, doanh nghiệp phải tiến hành thương lượng với khách hàng, và cung cấp các thông tin về các thị trường khác để khách hàng lựa chọn.
Đối với thị trường nhập khẩu nước ngoài: Mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á, Đông Âu… để tăng cơ hội thị trường giúp doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn đáp ứng đúng và đầy đủ yêu cầu của các đơn hàng. Đây là những thị trường rất tiềm năng với sản lượng xuất khẩu vật liệu xây dựng hàng năm cao, chất lương tốt và ổn định. Đặc biệt, khi nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á, doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi về thuế và giảm thiểu chi phí nhập khẩu do thủ tục đơn giản hơn và chi phí vận chuyển thấp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần liên lạc thường xuyên và giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhiều nhà cung ứng, tạo uy tín để nâng mức hoa hồng và hưởng ưu đãi từ các nhà xuất khẩu đó.
Giải pháp 2: Có kế hoạch phát triển lâu dài và lưu kho
Để tránh tình trạng nhập khẩu nhỏ lẻ, manh mún, doanh nghiệp có thể lợi dụng tính kinh tế theo quy mô và tiến hành lưu kho chờ cơ hội thị trường.
Cách thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải mở rộng kinh doanh từ nhập khẩu đơn thuần sang bán hàng nghiệp dư.
Khi nhận được một đơn hàng với số lượng ít, doanh nghiệp có thể tiến hành tìm hiểu nhu cầu thị trường trong nước đối với mặt hàng đó. Nếu nhận thấy nhu cầu chưa bão hòa và còn là một tiềm năng lớn, doanh nghiệp có thể chủ động mua hàng số lượng lớn để tiết kiệm chi phí mua hàng cũng như thu được lợi nhuận trong tương lai gần.
Tuy nhiên, cách làm này đòi hỏi một lượng vốn không nhỏ, có thể đem lại rủi ro và chấp nhận nó tức là chấp nhận mạo hiểm.
Trong điều kiện kinh doanh của công ty, nếu công ty không muốn mất chi phí lưu kho, có thể kí gửi ở đại lý có quan hệ uy tín, tốt đẹp.
Lấy ví dụ như trong tháng 5 năm 2008, doanh nghiệp đã nhập một lô gạch men lát nền từ nhà cung cấp Hàn Quốc với tổng giá trị nhập khẩu là 460 triệu VNĐ với giá đơn vị là 54USD/1 thùng. Cùng thời gian này, doanh nghiệp cũng dự báo rằng giá nhập khẩu có thể tăng nhẹ và nhu cầu về mặt hàng này trên thị trường chắc chắn sẽ tăng cao vào mùa xây dựng cuối năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chỉ nhập khẩu theo đúng đơn hàng đã nhận được.
lượng tương đương với giá 59USD/1 thùng. Như vậy, có thể nhận thấy, trong vòng 4 tháng (từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2008) công ty đã 3 lần nhập khẩu cùng loại mặt hàng và từ cùng một nhà cung cấp với đơn giá chênh lệch đến 5USD/1 thùng với chi phí bỏ ra cho tất cả là 3 lần nhập bao gồm phí ngân hàng, thuê phương tiện vận chuyển, nhân công, bốc dỡ hàng hóa... Hơn nữa, nhu cầu thị trường là dự báo được và có tính khá chắc chắn trong tương lai.
Như vậy, nếu như công ty nhập một lần với số lượng lớn, theo tính toán sẽ tiết kiệm được xấp xỉ 10 triệu đồng cho chi phí nhập hàng (thay v ì nhập khẩu 3 lần như trước, công ty chỉ cần nhập 1 lần rồi lưu kho). Cũng theo khảo sát, kho hàng của phòng kinh doanh siêu thị Tultraco khá rộng, diện tích thường xuyên sử dụng chỉ vào khoảng 60%, còn 40% trống. Kho hàng này vị trí đẹp, giao thông thuận tiện, tiện lợi cho việc chuyên chở và bốc dỡ hàng hóa. Chi phí lưu kho sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa.
Tuy nhiên, áp dụng giải pháp này, một trong những khó khăn đáng quan tâm nhất đó là vấn đề về vốn và đầu tư tìm hiểu thị trường, bên cạnh đó cũng chứa đựng nhiều rủi ro khi thị hiếu trên thị trường thay đổi, hoặc vấp phải sự cạnh tranh không công bằng của hàng nhập lậu, tiểu ngạch…
Vấn đề về vốn công ty có thể huy động từ trong nguồn lực của mình, các đơn vị kinh doanh khác như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, xăng dầu và kinh doanh siêu thị… Hoặc vay ngân hàng, mua trả chậm từ nhà cung cấp… Theo đó, hình thức mua trả chậm trong thời gian ngắn là hợp lí hơn cả. Vì trong giải pháp này, doanh nghiệp chỉ tính toán số lượng tồn kho trong thời gian một năm. Đây không phải là một khoảng thời gian dài, do đó các nhà cung cấp luôn sẵn sàng cho vay với một mức lãi suất nhất định.
Không thể đưa ra con số chính xác, tuy nhiên thông qua phân tích có thể thấy được rằng: 10 triệu đồng chi phí tiết kiệm + khoản lãi 2USD/1 thùng sau 2 tháng và 3USD/1 tháng cho 2 tháng tiếp theo lớn hơn rất nhiều so với chi phí tồn kho không đáng kể, chi phí phân tích và tiếp cận thị trường, và phần lãi phải trả do lãi suất ngân hàng, phí mua chịu hoặc trả chậm sau thời gian nhất định. Điều đó dĩ nhiên dẫn đến việc doanh thu từ hoạt động nhập khẩu sẽ tăng cao.
Bên cạnh đó, với cách làm này, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn với thị trường, đi sâu tìm hiểu nhu cầu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhanh nhạy hơn trong kinh doanh, không bị bó buộc trong việc đợi chờ đơn hàng và nhập khẩu giản đơn theo đơn hàng đó thu lợi nhuận không cao.
Song song với biện pháp này, công ty nên có kế hoạch tài trợ rủi ro hiệu quả về nguồn vốn, hàng hóa…bằng việc thực hiện hợp đồng với những ngân hàng có uy tín về thương mại quốc tế như Vietcombank hay Eximbank, tiến hành các biện pháp bảo hiểm cho hàng hóa để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Giải pháp 3: Chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu giữa các thị trường
Đây là một giải pháp có ý nghĩa tạm thời nhưng lại mang tính chất lâu dài. Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới suy thoái, khi mà thị trường Nhật Bản không thể đáp ứng được yêu cầu của công ty, công ty nên có những giải pháp tạm để thực hiện các đơn hàng giữ uy tín với các khách hàng.
Với những đơn hàng không yêu cầu cụ thể nhà cung ứng phải ở nước nào. Công ty có thể liên hệ với các đối tác ở quốc gia khác để tìm nguồn hàng phù hợp, cho dù có thể đối tác ở thị trường Nhật Bản là đối tác lâu dài, doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn, còn ở thị trường mới, lợi nhuận thu được có thể ít hơn.
Với những đơn hàng yêu cầu rõ ràng nước cung ứng, doanh nghiệp phải tiến hành thương lượng với khách hàng, và cung cấp các thông tin về các thị trường khác để khách hàng lựa chọn.
Giải pháp 4: Mở rộng thị trường và tập khách hàng trong nước:
Đây là một trong những giải pháp lâu dài của công ty. Nếu như trong bối cảnh khi doanh nghiệp vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thì giải pháp này tỏ ra khó chấp nhận. Tuy nhiên, hiện nay suy thoái kinh tế đang có dấu hiệu chấm dứt hẳn và kinh tế đang trên đà tăng trưởng trở lại, doanh nghiệp nên lập kế hoạch mở rộng tập khách hàng trong nước hơn, không chỉ dừng lại ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận như hiện nay.
Công ty Cổ phần SXDVXNK Từ Liêm có một chi nhánh ở miền trung và miền nam chuyên về dịch vụ nhà hàng, khách sạn. Theo đó, mở thêm một chi nhánh chuyên
nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng để cung cấp cho các tỉnh phía miền Trung qua cảng Đà Nẵng cũng khá hợp lí.
Đầu tư xây dựng cơ bản ở miền Trung và miền Nam đang trong giai đoạn nở rộ. Hiện nay, chính phủ đã kí quyết định hàng loạt công trình lớn như Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Bạc Liêu, Đà Nẵng…các công trình như nhà ở cho các chuyên gia IALY, tòa án huyện ở DakLak, viện Vacsxin Nha Trang..đầu tư cho hệ thống cầu đường cũng có rất nhiều dự án xoay quanh nâng cấp quốc lộ 1A. Bên cạnh đó là các thực trạng quy hoạch ở thành phố lớn như Đà Nẵng, Huế, Nha Trang…với rất nhiều các khu đô thị mới, biệt thự và chung cư đang được lên kế hoạch xây dựng đến năm 2025, quy hoạch du lịch lớn ở miền trung từ bãi biển Thiên Cầm, xây dựng sân gôn, khu du lịch cộng đồng ở Cẩm Dương đến xây dựng du lịch làng