Kết quả điều tra trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu từ liêm (Trang 33 - 38)

Sau khi thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích và đánh giá các phiếu điều tra câu hỏi trắc nghiệm, đã thu được một số kết quả như sau:

Điều tra về nguyên nhân giảm sút doanh thu, và tình hình hoạt động nhập khẩu không hiệu quả trong vòng 2 năm trở lại đây, tất cả các ý kiến đều cho rằng sở dĩ xảy ra tình trạng đó đều là do điều kiện khách quan, cụ thể là ảnh hưởng nặng nề từ suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 đạt 10/10 phiếu. Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính mạnh mẽ từ các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu cuối năm 2007 cũng là một nguyên nhân nhỏ dẫn đến kinh ngạch nhập khẩu của công ty có chiều hướng đi xuống.

Đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế thế giới đến sự phát triển chung của toàn công ty, tất cả đều nhận xét, ảnh hưởng của suy thoái lần này khá nặng nề, 20% (chiếm 2/10 phiếu) đánh giá rằng suy thoái ảnh hưởng rất nghiêm trọng, 80% (8/10 phiếu) cho rằng ảnh hưởng này là nghiêm trọng. Điều đó chứng tỏ nhận thức đầy đủ của cán bộ nhân viên công ty trong điều kiện khách quan của nền kinh tế gây ra.

Trong số đó, 10/10 phiếu nhận định rằng, ảnh hưởng nhiều nhất là ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Bên cạnh đó kinh doanh siêu thị (xếp thứ 2) và kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn (xếp thứ 3) cũng phải chịu những tác động tiêu cực. Kinh doanh thuốc và dược phẩm được đánh giá là ổn định.

Công ty CP SXDVXNK Từ Liêm hoạt động đa ngành nghề, mỗi ngành đều có tính chất và công việc riêng. Theo điều tra thì hoạt động nhập khẩu vật liệu xây dựng do phòng kinh doanh 10 đảm nhiệm hàng năm chiếm khoảng từ 30 -50% tổng doanh thu (10/10 phiếu xác nhận). Như vậy, hoạt động kinh doanh nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp và lĩnh vực này làm ăn không hiệu quả khiến cho công ty thu nhập giảm khá nhiều.

Doanh thu từ nhập khẩu của công ty năm 2008 so với năm 2007 có đến 100% phiếu trả lời đều là giảm. Cụ thể mức độ giảm theo thống kê ở bảng sau:

Bảng 3.1. Tình hình biến động của doanh thu từ nhập khẩu

Mức độ < 5% 5-10% 10-20% 20-30% 30-50% > 50% Số phiếu 0/10 0/10 0/10 2/10 7/10 1/10

Theo bảng trên thì mức giảm được đánh giá nhiều nhất là trong khoảng 30 - 50%. Đây là một tỷ lệ giảm khá cao, với nguyên nhân chủ yếu đã được nêu ra như ở trên thì có thể khẳng định, suy thoái kinh tế thế giới 2008 đã tác động nặng nề và gây ra hậu quả nghiêm trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo bảng câu hỏi điều tra về số lượng các đơn hàng thực hiện được trong quý I năm 2009 so với cùng kì năm 2008, đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Sụt giảm số lượng các đơn hàng

Mức độ < 5% 5-10% 10-20% 20-30% 30-50% > 50% Số phiếu 0/10 0/10 0/10 9/10 1/10 0/10

Tỷ lệ 90% 10%

Nguồn: tác giả thống kê

100% số phiếu đều cho rằng số lượng các đơn hàng giảm, mức giảm tương ứng là: 9/10 phiếu tương đương với 90% chọn ở mức giảm từ 20-30%, 10% còn lại đưa ra mức giảm là từ 30-50%. Như vậy có thể nhận xét, so với thời kì đầu suy thoái với giai đoạn suy thoái đang lan nhanh và ảnh hưởng mạnh (quý I năm 2008) thì tỉ lệ đơn hàng đạt được chỉ bằng 2/3. Bên cạnh đó, khi mà tỷ lệ giảm của doanh thu bình quân ở mức 30-50% như đã phân tích ở trên, có thể nhận ra rằng, tỷ trọng trong mỗi đơn đặt hàng đều đã giảm nhẹ.

Qua tổng hợp số phiếu điều tra đã thu được bảng tổng kết về sự sụt giảm giá trị các đơn hàng như sau: 100% số phiếu đều đồng ý rằng, trong 2 năm 2008 và 2009, khi mà số lượng đơn hàng hạn chế thì giá trị của những đơn hàng thực hiện được cũng giảm sút. Điều này cho thấy tâm lý dè dặt với thị trường của các công ty kinh doanh vật liệu xây dựng và các nhà thầu trong nước.

Bảng 3.3. Sụt giảm giá trị các đơn hàng

Mức độ < 5% 5-10% 10-20% 20-30% 30-50% > 50% Số phiếu 0/10 0/10 6/10 4/10 0/10 0/10

Tỷ lệ 60% 40%

Nguồn: tác giả thống kê

Trong suy thoái, khi mà nguồn vốn huy động khó khăn, thị trường tiết kiệm và lạm phát diễn ra thì tỷ lệ giảm này cũng là dễ hiểu. Hầu hết giá trị các đơn hàng giảm trong khoảng trên dưới 20% đã gây nên tổn thất không nhỏ trong quá trình thực hiện

đơn đặt hàng của công ty. Lý do là số lượng nhân công thực hiện không giảm, thủ tục hải quan, các loại giấy tờ, thủ tục thanh toán, vận chuyển và bảo hiểm vẫn phải thực hiện, dẫn đến khó khăn trong việc gia tăng tính kinh tế theo quy mô.

Song song với việc tụt giảm doanh thu và các đơn hàng thì kim ngạch từ thị trường nhập khẩu truyền thống của công ty cũng thay đổi. Các quốc gia chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu với mức độ và tính chất khác nhau, do đó mức đọ tụt giảm kim ngạch cũng khác nhau. Trong đó, mức độ giảm cao nhất được đánh giá thể hiện trong bản câu hỏi phỏng vấn là Nhật Bản (với 90% số phiếu) và mức độ % trung bình thu thập được là 40%; giảm thấp nhất là từ thị trường Trung Quốc với mức độ giảm 5% và hầu như không giảm mấy.

Bảng 3.4. Các thị trường có tỷ trọng nhập khẩu giảm

Thị trường Trung Quốc Ấn Độ Italia Nhật Bản Đức Hàn Quốc Số phiếu 7/10 8/10 8/10 10/10 7/10 9/10 Tỷ lệ 70% 80% 80% 100% 70% 90%

Nguồn: tác giả thống kê

Trong kết quả điều tra, 80% số phiếu ủng hộ việc mở rộng thị trường nhập khẩu để tìm kiếm cơ hội mới từ các nền kinh tế ít bị tác động của suy thoái hơn. Trong số đó, các ý kiến chủ yếu nêu ra là nên tập trung tìm hiểu thị trường ASEAN, với lí do là Việt Nam với các nước này có mối quan hệ tốt đẹp, cùng nằm trong khối mậu dịch tự do, và đặc biệt phải kể đến là các nền kinh tế này đang ngày càng phát triển cao. Hợp tác lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp giảm được một mức lớn cho chi phí vậ n chuyển. Ngoài ra, còn có ý kiến nên tìm kiếm đối tác ở thị trường Đông Âu như Nga, Hungari…và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Đánh giá cụ thể về các vấn đề mà công ty gặp phải trong giai đoạn suy thoái, có thể tổng kết lại như sau: Tất cả 10 phiếu điều tra đều thống nhất rằng suy thoái kinh tế thế giới đã làm cho nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước giảm mạnh (10/10 phiếu), khó khăn trong việc tìm nguồn cung ở nước ngoài (8/10 phiếu) do các doanh nghiệp ở nước ngoài sản xuất đình trệ, giá nguyên liệu thô tăng cao dẫn đến giảm kim ngạch xuất và chỉ chấp nhận xuất khẩu với giá cao. Bên cạnh đó, kế hoạch nhập khẩu của doanh nghiệp cũng phụ thuộc nhiều và tỷ giá, do đó khi suy thoái kinh tế gây nên biến

thời. Ngoài ra, cuộc suy thoái kinh tế thế giời lần này diễn ra khá nhanh, dù được dự báo trước và nhà nước đã thực hiện rất nhiều biện pháp tích cực song bản thân doanh nghiệp không tránh được gặp nhiều bất ngờ, cảm thấy bỡ ngỡ và lúng túng trong việc giải quyết các công việc. Một trong số những khó khăn nữa là việc hủy đơn hàng của các tổ chức đã đặt mua, dẫn đến sự xáo trộn trong kế hoạch và làm giảm doanh thu.

❖ Theo đó, những vấn đề đặt ra trước mắt mà doanh nghiệp cần phải giải quyết là:

Bảng 3.5. Một số khó khăn của doanh nghiệp

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của doanh nghiệp với các đối tác trong và ngoài nước

8/10

Sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm các đơn hàng 9/10 Giá vật liệu xây dựng tăng cao làm ảnh hưởng đến nhu

cầu và khả năng chi trả của người dân 8/10

Nguồn: tác giả thống kê

Ngoài ra, ý kiến phỏng vấn còn nêu lên một vài vấn đề như + Xử lý tốt và kịp thời các đơn hàng dang dở

+ Hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa để việc mua bán diễn ra nhanh chóng, gọn nhẹ đáp ứng yêu cầu về thời gian của khách hàng…

❖ Một số giải pháp trước mắt của doanh nghiệp:

Bảng 3.6. Một số giải pháp trước mắt của doanh nghiệp:

Giải pháp Số phiếu Tỷ lệ Đơn giản hóa các thủ tục mua bán và

đặt hàng 9/10 90%

Tập trung vào khách hàng truyền

thống 9/10 90%

Khai thác tìm kiếm khách hàng tiềm

năng 8/10 80%

Nguồn: tác giả thống kê

Đơn giản hóa các thủ tục mua bán và đặt hàng (9/10 phiếu). Đây là một việc làm khá quan trọng. Thủ tục rườm rà sẽ tạo nên cho các bạn hàng tâm lí e ngại, nặng nề và không muốn hợp tác.

Tập trung vào khách hàng truyền thống (9/10 phiếu). Doanh nghiệp cần củng cố mối quan hệ với các khách hàng là tổ chức buôn bán vật liệu xây dựng – đây là hệ thống bạn hàng lâu dài, tích cực và khá ổn định.

Khai thác tìm kiếm khách hàng tiềm năng (8/10 phiếu). Đối tượng khách hàng chính ở đây là các nhà thầu xây dựng, chủ phân phối vật liệu cho các công trình, hạng mục… Với đối tượng khách hàng này, doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên lại không ổn định và gặp nhiều cạnh tranh với các nhà cung cấp khác.

Ngoài ra, cũng do trong giai đoạn hiện nay, các đơn hàng manh mún, nhỏ lẻ nên doanh nghiệp cần chú ý khéo léo phối kết hợp các đơn hàng, tìm n guồn cung cấp phù hợp để giảm thiểu chi phí.

❖ Chính sách của doanh nghiệp trong thời gian hậu suy thoái

Bảng 3.7. Chính sách của doanh nghiệp trong những năm tới

Chính sách Số phiếu Tỷ lệ Có kế hoạch mở rộng thị trường trong

nước 7/10 70%

Đa dạng hóa nguồn cung ứng vật liệu

ở nước ngoài 6/10 60%

Mở rộng kinh doanh nhập khẩu nhiều loại mặt hàng tiềm năng mà công ty đủ năng lực

9/10 90%

Nguồn: tác giả thống kê

Có kế hoạch mở rộng thị trường trong nước. Hiện nay, thị trường trong nước của doanh nghiệp cũng mới chỉ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. Trong thời gian tới nên mở rộng hợp tác xuống khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.. có kế hoạch đặt chi nhánh và kinh doanh tại các địa điểm tiềm năng này.

Mở rộng kinh doanh nhập khẩu nhiều loại mặt hàng tiềm năng mà công ty đủ năng lực. Ví dụ như các loại VLXD khác, trang thiết bị máy móc, phụ tùng ôtô, xe

Thông qua việc phân tích phiếu câu hỏi điều tra trắc nghiệm, chúng ta đã thấy được sự nhận biết của công ty về suy thoái, tình hình hoạt động trong suy thoái, đặc biệt là hiểu được một số giải pháp, chính sách trong giai đoạn hiện nay đối với việc nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng của công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm.

Một phần của tài liệu Tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu từ liêm (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)